7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.3.7 Theo dõi, đánh giá và kiểm soát (Monitor, evaluate and control)
Vấn đề quan trọng của quá trình này là đánh giá chương trình truyền thông có thực hiện tốt và đạt được mục tiêu không. Theo dõi, đánh giá và kiểm soát quá trình truyền thông cung cấp cho nhà quản trị các phản hồi liên tục liên quan
đến tính hiệu quả của chương trình, và đến lượt nó, chương trình trình truyền thông sẽ được sử dụng như dữ liệu đầu vào cho tiến trình hoạch định
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CHO SẢN PHẨM BIA LARUE TẠI CÔNG TY TNHH VBL ĐÀ NẴNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công Ty TNHH VBL Ðà Nẵng Trụ sở: Ðường số 6 - KCN Hòa Khánh – Q. liên Chiểu - TP Ðà Nẵng
Loại hình kinh doanh: Sản xuất kinh doanh đồ
uống
Công ty TNHH VBL Ðà Nẵng (VBLĐN) trực thuộc bởi tập đoàn VBL
(VietNam Brewery Limited). Tiền thân là Công ty liên doanh giữa Công ty BGI và Nhà Máy Bia - Nước ngọt Đà Nẵng thành lập từ 1/ 1994.
Năm 1997, chuyển đổi thành công ty 100% vốn nước ngoài. Năm 2007,
được công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam mua lại và trở thành là một trong những công ty thành viên của VBL với tổng số vốn đầu tư là 50 triệu USD, công suất sản xuất là 85 triệu lít bia/ năm.
Năm 2013, VBLĐN tăng tổng vốn đầu tư từ hơn lên hơn 222 triệu USD
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ bia ngày càng tăng cao trong khu vực.
VBLĐN hiện đang là đơn vịđứng đầu với nghĩa vụ nộp thuế tại thành phố Ðà Nẵng với số thuế phải đóng hàng năm trên 200 trăm tỷđồng. VBLĐN còn là một trong những doanh nghiệp hoạt động khá tích cực trong các hoạt động bảo trợ xã hội và các hoạt động về môi trường trên địa bàn thành phố Ðà Nẵng.
2.1.2 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty VBL Đà Nẵng
Phòng giám dốc: Alex w. Lowther quốc tịch Anh đứng đầu phụ trách điều hành chung, chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty.
Các phòng ban chức năng: Tham mưu cho giám đốc và phụ trách lĩnh vực mình đuợc phân công, chịu trách nhiệm trực tiếp truớc giám đốc về kết quả hoàn thành công việc mình được giao.
HR Executive: Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, tham mưu cho giám
đốc về chính sách nhân sự và tiền lương.
Production Manager: Phụ trách, quản lý lĩnh vực sản xuất tại nhà máy, quản lý dầu vào và đầu ra sản phẩm bia. Do đặc thù là một doanh nghiệp sản
Production Manager Hà Ngọc Khôi Chief Account Nguyễn Thành Phúc Head of Sales Team Nguyễn V. Hoàng Lâm Chief Purchasing Nguyễn Hồng Thảo HR Manager Lưu T. Hồng Trang Head of Marketing Võ T. Ngọc Vân CEO Alex W. Lowther Huỳnh Văn Dũng (C2) Huỳnh Tiến Dũng (C3) Nguyễn Châu (C4) Nguyễn Phi Hải (C5) Hồ Trung Quốc (C1- Đà Nẵng)
xuất nên duới phòng sản xuất còn có nhiều bộ phận nhỏ khác nhau chịu trách nhiệm vận hành máy móc thiết bị.
Chief Account: Phụ trách mạng kế toán, hạch toán thu chi và làm công tác báo cáo thuế theo tháng, quý, theo năm.
Chief Purchasing: Phụ trách công tác thu mua nguyên vật liệu nhằm phục vụ cho sản xuất không bị gián đoạn. Ðể chất luợng đầu ra sản phẩm luôn đuợc
đảm bảo và kịp thời thì bộ phận thu mua phải có kế hoạch và lựa chọn cũng như
phát triển nguồn nguyên liệu phù hợp.
Head of Sales Team: Phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm sau khi được sản xuất ra đến các nhà phân phối và người tiêu dùng, bộ phận này với một khối luợng công việc lớn thuờng xuyên phải có một đội ngũ nhân viên đông đảo.
Head of Marketing: Phụ trách công tác truyền thông, cổ động và đối ngoại, thực thi các chiến luợc và chính sách, kế hoạch marketing của công ty đưa ra nhằm đạt được mục tiêu chiến luợc theo kế hoạch. Hầu như toàn bộ kế hoạch truyền thông đối ngoại đều được bộ phận marketing lên kế hoạch và thực thi.
2.1.3 Các nguồn lực hiện tại của công ty
a. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại
Với số vốn đăng ký đầu tư là hơn 50 triệu USD, VBL tọa lạc trên diện tích mặt bằng nhà máy rộng hơn 8 ha, gồm các khu phức hợp từ văn phòng, nhà kho sản xuất với quy trình khép kín, đuợc kiểm soát theo quy trình ISO về quản lý chất luợng, môi truờng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể là VBL Ðà Nẵng
đã trở thành nhà máy bia đầu tiên tại Việt Nam được nhận chứng chỉ hệ thống quản lý chất luợng ISO 9002:1994 và là nhà máy đầu tiên trên thế giới đạt tiêu chuẩn quản lý chất luợng ISO 9001:2000 và hiện nay nhà máy đang thực hiện hệ
thống quản lý ISO 9001:2008. Bên cạnh đó gần đây VBL đã đón nhận chứng chỉ
Không chỉ chú trọng vào đầu tư sản xuất sản phẩm, VBL Ðà Nẵng đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu. VBL Ðà Nẵng đã đầu tư trên 3 triệu USD cho hệ thống xử lý nuớc thải đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, với công suất xử lý nuớc 1,5 triệu hector lit ( HL) nước mỗi năm, xử lý toàn bộ nuớc thải của nhà máy từ nuớc thải công nghiệp đến nuớc thải sinh hoạt bằng phương pháp xử lý yếm khí (anaerobic) và hiếm khí (aerobic). Trong quá trình xử lý, các loại chất thải, rắn như mãnh thủy tinh, giấy, rác…đuợc tách riêng để xử lý. Giấy và thủy tinh đuợc tái chế nhằm giảm thiểu tối đa việc gây ô nhiễm môi truờng. Ở
cuối hệ thống xử lý nuớc thải, Công ty đã xây dựng một hồ cá nuôi hàng ngàn con cá diêu hồng và cá chép dể chứng minh cho sự hoàn hảo chất luợng nuớc sau khi dã xử lý. Ngoài ra, nhà máy còn đầu tư hệ thống làm lạnh trị giá 1,2 triệu USD không gây hại môi trường, nhờ có các biện pháp bảo vệ môi truờng tích cực VBL Ðà Nẵng luôn đạt được các thông số môi truờng.
Nhà máy với các trang thiết bị hiện đại, ứng dụng điều khiển tự động bằng máy tính kiểm soát tất cả các quy trình sản xuất, đuợc nhập khẩu toàn bộ từ Hà Lan đảm bảo chất luợng bia được giữ vẹn nguyên theo nguồn gốc xuất xứ.
Công ty TNHH VBL Ðà Nẵng bắt tay vào việc mở rộng nhà máy. Dự án này có tổng vốn đầu tư trị giá hơn 2,2 triệu USD với các hạng mục chính như: Lắp đặt mới hệ thống thu hồi CO2, xây dựng mới hệ thống xử lý nuớc thải, mở
rộng kho bia thành phẩm, nâng cấp dây chuyền sản xuất bia số
2, lắp đặt mới buồng lên men bia, lắp dặt hệ thống ống thông khí cho bồn lên men mới; xây dựng mới trạm biến thế điện để ổn định điện năng phục vụ cho quá trình sản xuất được liên
tục. Thực hiện dự án mở rộng có thể nâng công suất nhà máy từ 40 triệu lít/năm lên 52,2 triệu lít/năm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của khách hàng tại TP Ðà Nẵng và khu vực miền Trung đối với sản phẩm bia Larue nói chung và bia Larue Export nói riêng.
b. Sản phẩm hiện tại công ty đang sản xuất
Sản phẩm của Công ty bao gồm Heineken, Tiger, Larue, Larue Export.
Bia Heineken: Tính đến năm 1992, bia Heineken nổi tiếng trên khắp thế
giới được nhập trực tiếp từ Hà Lan vào Việt Nam. Chính sách đổi mới đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư và giúp cho các nhãn hiệu hàng đầu thế giới đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn. Trong xu thế đó, năm 1994, lần đầu tiên bia Heineken
được công ty Vietnam Brewery Limited (VBL) sản xuất ngay tại Việt Nam. Chất lượng bia tuyệt hảo luôn là tiêu chí hàng đầu của Heineken. Thành công của Heineken bắt đầu từ chất lượng quốc tế ổn định của một trong những nhà sản xuất bia tốt nhất thế giới.
Bia Tiger: là biểu tượng đích thực duy nhất của ngành bia rượu Châu Á. Cách quản trị thương hiệu và marketing đầy sáng tạo kết hợp với những kế
hoạch mở rộng đầy tham vọng đã đưa Tiger trở thành một trong những loại bia
được tôn vinh trên toàn thế giới – và là thương hiệu hàng đầu của VBL. Một chất lượng bia “World Acclaimed” (“Rạng danh trên toàn thế giới”).
Bia Larue Blue và Larue Export: Biere Larue là nhãn hiệu bia phổ thông số 1 tại miền Trung và đang có kế hoạch ra mắt khắp Việt Nam. Sau hơn 100 năm tồn tại và phát triển, Bia Larue luôn nỗ lực không ngừng, sáng tạo không mệt mỏi và mang về những thành tựu đáng tự hào.
Lịch sử của Biere Larue bắt đầu từ năm 1909, khi ông Victor Larue ủ thành công chai bia Larue đầu tiên, đó cũng là lúc Larue khởi đầu hành trình kỳ diệu chinh phục mọi đỉnh cao. Với tiêu chí lấy chất lượng làm ưu tiên số 1, phấn đấu thỏa mãn thị hiếu khách hàng và không ngừng thực hiện chiến lược truyền
thông và phân phối hiệu quả, Biere Larue đã trở thành một trong những thương hiệu bia phổ thông (manstream) hàng đầu tại miền Trung và được sự tin yêu của triệu khách hàng. Bảng 2.1. Danh mục sản phẩm công ty Các loại sản phẩm Dung tích (ml) Độ cồn (%) Thời hạn sử dụng (tháng) Bao Bì
Larue Chai Lớn 450 4.2 12 20 Chai/Két Larue Chai Nhỏ 355 4.2 12 20 Chai/Két Larue Lon 330 4.2 12 24
Lon/Thùng Larue Export Chai 355 4.5 12 20 Chai/Két Larue Export Lon 330 4.5 12 24 Lon/Thùng
(Nguồn: VBL ĐN)
Trên đây là các dòng sản phẩm bia Larue do VBLĐN sản xuất. Các sản phẩm này chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường miền Trung – Tây Nguyên.
2.1.4 Tình hình sản xuất và kinh doanh bia Larue tại công ty VBL Đà Nẵng
a. Kết quả hoạt động kinh doanh bia Larue trong 3 năm 2011 – 2013
Bảng 2.2. Sản lượng tiêu thụ qua các năm 2011 - 2013
Sales Volume by Hl
(Hector lit) Total 2011 % Total 2012 % Total 1013 %
1 - Larue 450 592,162.17 - 555,036.93 -6.3 506,967.12 -8.6 2 - Larue 355 14,692.10 - 36,965.34 152 91,146.36 147 3 - Larue Can 80,647.48 - 136,383.11 69.1 598,113.48 339 4 - Larue Export 24,494.92 - 24,557.63 0.25 26,317.66 7.2 5 Larue Export can 3,561.32 - 66,511.13 98.2 171,239.59 157
TOTAL 745,557.99 - 819,454.14 9.9 1,393,784.21 70.1
(Nguồn: Phòng Sales, VBL ĐN)
Năm 2011, tổng sản lượng tiêu thụ gần 750 nghìn hector lít (HL) trong đó Larue 450ml đóng góp gần 600 nghìn HL. Điều này phần nào giải thích được vì sao bia Larue 450ml có mặt trong danh sách các loại bia được tiêu thụ nhiều nhất trong báo cáo của Sabeco. Tiếp theo đó là Larue lon và Larue export lon.
Năm 2012, tổng sản lượng tăng 9.9%. Sản lượng Larue chai 450ml có vẻ
giảm. Các dòng khác tăng đều qua các năm.
Năm 2013, tổng sản lượng tăng gần gấp đôi năm 2012. Ngoại trừ Larue chai 355 ml vẫn giảm, các dòng khác vẫn tăng đều,ổn định. Riêng dòng Larue lon lại tăng đáng kể, đặc biệt là Larue xanh lon tăng 339%.
b. Phân tích đặc điểm tiêu thụ theo vùng địa lý
Đà Nẵng và Quảng Nam chiếm số lượng tiêu thụ lớn, mức tăng trưởng đều qua các năm. Tại Quảng Bình, Quảng Trị mức tiêu thụ giảm năm 2012 nhưng lại tăng vượt bậc năm 2013 đã cho thấy những tín hiệu khả quan tại 2 thị trường này. Năm 2013, các dòng bia Larue đều tăng từ 50%, đây là con số đáng mừng.
Số liệu trên cho thấy Đà Nẵng, Quảng Nam là thị trường tiêu thụ chính của bia Larue, do đó công ty cần có chính sách để tiếp tục thu hút và gia tăng lòng trung thành của khách hàng. Thị trường tại khu vực Bắc Miền Trung bắt đầu có tiến triển tốt, công ty cần chú trọng công tác truyền thông hơn nữa để gia tăng hình
ảnh thương hiệu bia Larue đến người tiêu dùng khu vực này.
Bảng 2.3. Sản lượng tiêu thụ theo vùng miền các năm 2011 - 2013 Sales Volume by
Hl (Hector lit) Total 2011 %
Total 2012 % Total 1013 % 1 - Quảng Bình 2,236.67 - 2,048.64 -8.4% 4,181.35 104% 2 - Quảng Trị 5,964.46 - 5,736.18 -3.8% 8,362.71 46% 3 - Huế 7,455.58 - 9,014.00 20.9% 13,937.84 55% 4 - Đà Nẵng 357,867.84 - 409,727.07 14.5% 808,394.84 97% 5 - Quảng Nam 372,033.44 - 392,928.26 5.6% 558,907.47 42% (Nguồn: Phòng Sales, VBL ĐN)
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG MARKETING CHO SẢN PHẨM BIA LARUE TẠI CÔNG TY SẢN PHẨM BIA LARUE TẠI CÔNG TY
2.2.1 Chiến lược và mục tiêu marketing đối với nhãn hàng bia Larue
Với mục tiêu trở thành tập đoàn sản xuất bia hàng đầu tại Việt Nam, VBL VN không ngừng chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng quy trình sản xuất bia tiên tiến đồng thời đầu tư mạnh vào hoạt động marketing. Ngay từ
những ngày đầu đi vào hoạt động, VBL đã tạo được uy tín với khách hàng bằng những sản phẩm chất lượng cao, ổn định và phong cách phục vụ tốt. Về hoạt
động marketing, công ty chia làm 3 phân khúc lớn với mục tiêu là đưa 3 thương hiệu chủ lực trở thành thương hiệu chủ đạo ở các thị trường cao cấp (Heniken), trung cấp (Tiger) và thị trường bia phổ thông (Larue…).
mục tiêu đó. Bên cạnh bia Heniken chiếm 80% thị phần bia cao cấp và bia Tiger
đang dần khẳng định vị thế của mình thì bia Larue -dòng bia phổ thông cũng chỉ được ưa chuộng tại Nam miền Trung và một số tỉnh phía Nam. Vì vậy, mục tiêu của công ty là tiếp tục đầu tư để đưa thương hiệu bia Larue chiếm lĩnh phân
đoạn thị trường phổ thông.
2.2.2 Môi trường truyền thông
a. Đánh giá môi trường nội bộ
Tổ chức bộ phận Tiêu thụ (Sales) và Marketing của công ty:
Bộ phận Bán hàng của công ty đứng đầu là ông Nguyễn Văn Hoàng Lâm – Giám đốc tiêu thụ. Dưới ông có 5 trưởng nhóm tiêu thụ, chịu trách nhiệm phân phối và tăng trưởng doanh số tại các khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam.
Bộ phận Marketing chia làm 2 nhóm: Quản lý thương hiệu và hỗ trợ các hoạt động Marketing. Trong đó:
- Nhóm quản lý nhãn hiệu bao gồm 3 đội, có nhiệm vụ quản lý nhãn hiệu của bia Heineken, Tiger và nhóm bia phổ thông (Larue). Nhiệm vụ của các đội quản lý nhãn hiệu là quản lý và điều hành vị thế của nhãn hiệu trên thị trường
- Nhóm hỗ trợ các hoạt động Marketing bao gồm các nhân viên quản lý quảng cáo, truyền thông, PR, nghiên cứu thị trường… Nhiệm vụ của các thành viên nhóm này là điều hành các mảng chuyên môn nhất định, nhằm hỗ trợ cho việc quản lý nhãn hiệu.
Nhiệm vụ của phòng Marketing của công ty được xác định là: - Xây dựng chiến lược Marketing cho nhãn hiệu
- Củng cố và xây dựng hình ảnh, vị thế của nhãn hiệu trên thị trường - Tạo nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm
Lợi thế của công ty chính là được tiếp quản bởi một tập đoàn quốc tế có kinh nghiệm và nguồn vốn lớn nên công ty rất chú trọng phát triển đội ngũ Sales
và marketing chuyên nghiệp. Đội ngũ Sales và Marketing được tuyển chọn kỹ
lưỡng và thường xuyên được đào tạo nâng cấp bởi các chuyên gia của tập đoàn
đến từ các nơi trên thế giới.
Ngoài ra, công ty luôn cố gắng mở rộng quy mô của hệ thống bán hàng với nhiều kênh phân phối, các hình thức, giải pháp Marketing phù hợp để tạo thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm bia Larue đến tận tay người tiêu dùng.
Mọi kế hoạch marketing được hoạch định từ các nhà lãnh đạo cấp cao ở
công ty mẹ và triển khai đến các công ty con trong cả nước, do đó thể hiện sự
nhất quán, đồng bộ từ thông điệp đến cách thức thực hiện giữa các công ty trong tập đoàn VBL. Cũng chính nhờ có sự “đóng góp to lớn của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng nhà phân phối và bán hàng đầy nhiệt huyết” mà VBL ĐN
đã đóp góp vào thành tích kỷ luật đối với dòng bia phổ thông của tập đoàn là 1