Để tăng cưởng công tác quản lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng cần tích cực hơn trong việc triển khai mô hình và quy trình tín dụng mới, với mục đích vừa nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng (thông qua việc hình thành bộ phận quan hệ khách hành, bộ phận quản lý tín dụng và quản lý nợ), vừa chú trọng mở rộng phát triển kinh doanh (thông qua bộ phận chuyên trách khách hàng). Cụ thể là:
- Hình thành bộ phận chuyên trách khách hàng và phân định rõ công tác khách hàng và công tác thẩm định rủi ro, xây dựng môi trường tín dụng thích hợp theo nguyên tắc Basel.
- Chuyên môn hóa việc cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, tách rời việc tiếp xúc, marketing khách hàng, thu nhập thông tin khách hàng, thông tin khoản vay và việc thẩm định tính khả thi của phương án xin vay, ra quyết định cho vay. Cần có quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao khi có sự thay đổi về nhân sự chuyển giao hồ sơ từ CBTD này sang CBTD khác. Có thể quy định việc lập sổ Nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các CBTD.
- Xây dựng chính sách tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Phòng Quản lý rủi ro tín dụng cần phối hợp chặt chẽ với khối quản lý tín dụng trong việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh định hướng tín dụng, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, quy trình quản lý rủi ro phù hợp với điều kiện thị trường, khả năng quản trị của ngân hàng trong từng thời kỳ nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và đảm bảo quản lý được rủi ro.
Khi thực hiện chính sách tín dụng của OceanBank, không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng chung của cộng đồng song hành với môi trường xã hội lành mạnh và chống lại sử hủy hoại môi trường tự nhiên, đồng thời cam kết tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành trong các hoạt động tín dụng. Không để các áp lực kinh doanh, thương mại làm ảnh hưởng đến các nguyên tắc, chuẩn mực, thói quen kinh doanh tốt đẹp mà ngân hàng đã lựa chọn làm nền tảng văn hóa doanh nghiệp của mình. Chính sách tín dụng cần được xem xét lại định kỳ và được điều chỉnh lại sau khi phân tích, đánh giá tình hình thực tế. Trong quy định về tài sản thế chấp trong việc cho vay vốn Ngân hàng không nên coi trọng tài sản thế chấp là chỗ dựa hoàn toàn đảm bảo tín dụng. Nếu được ngân hàng nên nhận các tài sản thế chấp là các giấy tờ có giá, dễ chuyển thành tiền, ít bị rủi ro hơn.
Chính sách khách hàng bao gồm các chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách đảm bảo tiền vay, chính sách về dịch vụ, phi dịch vụ. Có thể đề xuất về chính sách khách hàng dựa trên xếp hạng tín dụng có thể áp dụng như sau:
Bảng 3.1: Chính sách khách hàng dựa trên xếp hạng tín dụng
Hạng khách hàng Mức độ rủi ro Chính sách khách hàng áp dụng AAA, AA, A Thấp - Đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu tín
dụng của khách hàng trên cơ sở đảm bảo các tỷ lệ an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật.
- Có thể cho vay không có đảm bảo bằng tài sản hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm bổ sung, không áp dụng các quy định về tỷ lệ.
- Áp dụng lãi suất ưu đãi
BBB, BB Trung bình - Đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng.
- Cần phải áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong một số trường hợp, tuy nhiên có thể áp dụng 50% dư nợ vay không cần phải bảo đảm bằng tài sản.
- Áp dụng lãi suất ưu đãi+mức bù rủi ro.
B Rủi ro - Tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng nhưng chỉ áp dụng các nhu cầu phù hợp của khách hàng. Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án/dự án cho vay với mức tối thiểu 15 – 30%
- Các khoản vay phải áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản.
- Áp dụng lãi suất vay cao hơn các mức xếp hạng trên.
CCC Rủi ro khá cao - Chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn thực sự phù hợp ngân hàng có khả năng kiểm soát được toàn bộ nguồn tiền của phương án và khách hàng phải có tối thiểu 30% vốn tự có tham gia phương án vay vốn. Khi có những biến động xấu liên quan đến nhóm khách hàng
này, cần phải tăng cường các điều kiện để hạn chế cấp tín dụng đến nhóm khách hàng này.
- Các khoản vay phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Các tài sản nhận đảm bảo cần có tính thanh khoản và hạn chế áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Các mức xếp hạng từ CC trở xuống
Rất rủi ro - Không tiếp thị các khách hàng mới thuộc nhóm này. Đối với các khách hàng cũ, cần áp dụng các điều kiện chặt chẽ và hạn chế tín dụng đối với nhóm khách hàng này.
- Hoàn thiện việc giám sát và kiểm tra các khoản vay: Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện “dấu hiệu cảnh báo sớm” để có hành động khắc phục kịp thời. Ngân hàng cần đưa các quy định quản lý một cách chủ động để đảm bảo được việc các khoản vay sẽ được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn. Quy định cần làm rõ, nhiệm vụ của trưởng phòng tín dụng trong quản lý, giám sát tín dụng của cán bộ tín dụng, nhiệm vụ theo dõi nợ của cán bộ tín dụng và nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra tín dụng độc lập nhằm khuyến khích tính khách quan của cán bộ tín dụng trong quá trình theo dõi, giám sát các khoản nợ.
- Giám sát tồng thể danh mục nhằm phát hiện ra những rủi ro tập trung. Trong quá trình giám sát cần đặc biệt chú ý đến các nội dung sau: so sánh thành phần của danh mục với mục tiêu cần đạt được; xác định và tìm hiểu các xu hướng trong phạm vi danh mục về những vấn đề như: xếp hạng
tín dụng của khách hàng, hiện tượng gia tăng dự phòng, nợ khó đòi...; xem xét hiện tượng tập trung trong danh mục tín dụng. Tập trung tín dụng có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức và có thể phát sinh khi có một số lớn các khoản tín dụng đều có những đặc điểm rủi ro tương tự nhau. Mức độ tín dụng cao sẽ khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong lĩnh vực mà tín dụng được tập trung. Ngân hàng có thể giảm bớt tập trung tín dụng bằng cách: Tăng lãi suất đối với các khoản vay có tập trung tín dụng, tăng tài sản đảm bảo, đồng tài trợ…
- Cần chú trọng việc giám sát và quản lý sau cho vay, giúp Ngân hàng gần gũi với khách hàng hơn, nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng như những khó khăn để tư vấn và cùng giải quyết. Muốn thực hiện được, cán bộ tín dụng cần phải định kỳ thăm hỏi khách hàng, giám sát tình hình tài chính, đánh giá lại tiềm lực, khả năng của khách hàng, đồng thời rà soát lại hồ sơ vay, cập nhật tình hình biến động của thị trường, những thay đổi dù nhỏ của khách hàng.
- Báo cáo kịp thời theo đúng yêu cầu là một sự hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm soát, quản trị rủi ro. Định kỳ, nội dung báo cáo nên được áp dụng như sau: Báo cáo cho HĐQT và Tổng Giám Đốc tập hợp theo tuần tháng hoặc quý, tập trung vào phần đánh giá chung, chiến lược quản trị và các biện pháp khắc phục. Còn báo cáo cho các cán bộ lãnh đạo chuyên trách nghiệp vụ nên định kỳ hằng ngày, và đi sâu, chi tiết vào từng loại rủi ro.