Nguyên tắc của Basel về quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 48)

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng là một uỷ ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1975 bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10. Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận. Uỷ ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra những nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): HĐQT phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng. Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục

đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của HĐQT hoặc Uỷ ban của HĐQT.

- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh, xây dựng các hạng mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận quản lý tín dụng, phải có sự phân chia trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.

- Duy trì một quá trình quản lý đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có RRTD theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời hệ thống này có khả năng nắm bắt và kiếm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giao cho bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tuỳ theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Uỷ ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát

triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng.

1.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng ở các Ngân Hàng Thƣơng Mại trong và ngoài nƣớc.

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở một số Ngân Hàng Thương Mại trong và ngoài nước.

Ở Nhật Bản: Là một nước có nền công nghiệp phát triển, công nghệ quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng của họ đã được quan tâm phát triển khoảng 15 năm về trước. Ngân hàng phát triển ở Nhật Bản đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại để quản lý rủi ro tín dụng như đã xây dựng các mô hình xếp loại khách hàng rất chi tiết cụ thể; Xây dựng một quy trình và các nội dung chi tiết cần xem xét khi cho vay như: những điều đặc biệt cần chú ý đối với CBTD, làm thế nào để thu thập được các số liệu cần thiết cho phân tích tín dụng, phân tích tín dụng như thế nào; phân tích doanh nghiệp về các mặt. Họ cũng cho rằng phân tích ngành kinh doanh là rất cần thiết trong phân tích tín dụng.

Ở Mỹ: Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng được các Ngân Hàng Mỹ sử dụng như: Có sự trao đổi thường xuyên của khách hàng với ngân hàng về tình hình kinh doanh, các cơ hội cũng như khó khăn sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Họ cho rằng kế hoạch kinh doanh hay một chiến lược là công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng hiểu thấu đáo hơn và có cái nhìn toàn diện về công việc mà doanh nghiệp đang tiến hành. Để đưa ra các kế hoạch cho vay kịp thời và hiệu quả, các ngân hàng cần có thông tin tài chính chính xác. Nguồn trả nợ quan trọng nhất của bất cứ khoản vay nào cũng là dòng tiền của doanh nghiệp. Việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các báo cáo tài chính, dự đoán trước các luồng tiền và các khoản thuế rất quan trọng để đánh

giá khả năng trả nợ của người vay. Các ngân hàng Mỹ cũng rất coi trọng tài sản thế chấp. Giá trị của các khoản vay sẽ tương ứng với giá trị đã khấu hao của các khoản vay. Để thường xuyên nắm vững và cập nhập về giá trị của tài sản đảm bảo, ngân hàng cần yêu cầu cung cấp danh sách hàng tồn kho hàng tháng hoặc hàng quý và/hoặc thời gian của các khoản phải thu. Bằng việc cung cấp cho ngân hàng các thông tin tài chính kịp thời, các tài sản thế chấp đầy đủ và các điều kiện để theo dõi giá trị tài sản thế chấp, hạn mức cho vay của ngân hàng sẽ rộng rãi hơn đối với doanh nghiệp.

HSBC là một trong những ngân hàng lớn nhất trên thế giới với chi nhánh tại hơn 77 quốc gia. Để có thể đảm bảo có một hoạt động cấp tín dụng an toàn và hiệu quả, HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công rõ rang chức năng giữa các bộ phận trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản tín dụng nhằm quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt. HSBC đã và đang áp dụng các phương thức xử lý dữ liệu hiện đại trên nền tảng toán kinh té và hệ thống công nghệ thông tin cao cấp. Bên cạnh đó, sự tuân thủ cao độ của toàn hệ thống đối với các chính sách tín dụng của HSBC là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Hay ở Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), cơ cấu quản trị được xác định rõ rang giữa HĐQT và Ban Điều hành. Để khắc phục vấn đề có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích, đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro mà các NHTM thường hay gặp, VIB đã có những phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ (Đơn vị kinh doanh – Đơn vị quản lý – Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vai trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và toàn bộ hệ thống nói chung, phòng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra.

Phòng Tín dụng sang khái niệm mới: Phòng Quan hệ khách hàng, là đầu mối tiếp xúc và tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng để các bộ phận chức năng xem xét phê duyệt. Hiện nay, các NHTM CP đã và đang tiến hành quá trình cơ cấu lại bộ máy kinh doanh tín dụng theo hướng này để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. Với sự tư vấn của Ngân hàng ING (Hà Lan), Vietcombank đã triển khai mô hình quản lý tín dụng mới trong toàn hệ thống từ tháng 7/2006. VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ), qua đó đã mang lại những kết quả đáng kể.

Một số NHTM lớn đã chú tâm xây dựng và tiến tới hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình quản lý RRTD, đặc biệt là hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp. Các NHTM lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV đang chủ động tiếp cận các Hiệp hội quản lý rủi ro nhằm nghiên cứu các dữ liệu và kinh nghiệm quản lý rủi ro vào công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng mình, tìm kiếm sự giúp đỡ, tư vấn từ các ngân hàng đại lý, đối tác nước ngoài.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Đại Dương

Từ kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới và các NHTM Việt Nam về quản lý rủi ro trong kinh doanh tín dụng, Ngân hàng TMCP Đại Dương muốn tăng cường quản lý rủi ro tín dụng nên xem xét ứng dụng một số nội dung sau:

- Hoàn thiện quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.

- Cần có sự đồng bộ và thống nhất trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng, phân cấp vai trò và trách nhiệm giữa các bộ phận rõ rang. Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…).

- Áp dụng các biện pháp giải quyết linh hoạt đối với các khoản nợ có dấu hiệu quá hạn hoặc đã quá hạn.

- Áp dụng đa dạng các loại cho vay và kỹ thuật cho vay. Các loại kỹ thuật cho vay ít rủi ro được áp dụng rộng rãi như: chiết khấu, đồng tài trợ.

- Cần có chiến lược khách hàng lâu dài, việc thu thập các thông tin về khách hàng được tiến hành thường xuyên và phân tích kịp thời.

- Cần trao đổi thường xuyên giữa khách hàng với ngân hàng về tình hình kinh doanh, các cơ hội cũng như thách thức có thể gặp phải.

- Xây dựng các mô hình xếp loại khách hàng một cách cụ thể: Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống chấm điểm tín dụng; Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu về khách hàng, khoản vay; Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.

- Trong phân tích tín dụng cần chú trọng phân tích ngành kinh doanh. Xác lập các giới hạn, hạn mức theo ngành nghề, khách hàng, loại tiền, sản phẩm, khu vực địa lý.

- Cần ứng dụng công nghệ hiện đại trong lưu trữ thông tin về quan hệ vay vốn của từng khách hàng để giúp ngân hàng dễ dàng khai thác thông tin

tín dụng trong quá khứ khi tái lập quan hệ tín dụng, cập nhật thông tin về các ngành nghề khác nhau để dự báo được rủi ro đối với từng ngành nghề đang cho vay của ngân hàng.

- Trong giám sát tín dụng, có thể áp dụng phương pháp sử dụng mô hình CAMEL (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản) hoặc CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản, thử nghiệm chịu đựng cực điểm)

- Ngân hàng cần phải thu thập thông tin chính xác và nhanh chóng. Việc cung cấp kịp thời các báo cáo tài chính đầy đủ và hoàn chỉnh, dự đoán trước được các luồng tiền và các khoản hoàn thuế là rất quan trọng để đánh giá khả năng nợ của người đi vay. Từ đó đưa ra các quyết định cho vay kip thời và hiệu quả.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƢƠNG

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Đại Dƣơng

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Đại Dương

2.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Đại Dương tiền thân là Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Hưng được thành lập vào năm 1993 theo quyêt định số 257/QĐ-NH ngày 30/12/1993, giấy phép số 0048/QĐ-NH ngày 30/12/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Hưng chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).

Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động cùng với với những nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên và quyết tâm của những người quản trị ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đại Dương đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng cũng như từng bước gây dựng được niềm tin vững bền trong lòng công chúng. Từ một ngân hàng với vốn điều lệ 300 triệu đồng, đến năm 2013, ngân hàng có vốn điều lệ lên 5.350 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng đã phát triển và mở rộng mạng lưới kinh doanh với hơn 100 chi nhánh và PGD, Ocean Bank cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng đa năng, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm cư dân kinh tế vùng miền, đang dần trờ thành một ngân hàng được khách hàng tin tưởng và lựa chọn thông qua những trải nghiệm từ dịch vụ tốt, sản phẩm đa dạng, các quy trình hướng tới sự phục vụ khách hàng tốt nhất và hệ thống kênh phân phối đa dạng. Với các giá trị tạo ra cho khách hàng, cổ đông, xã hội..., OceanBank đã giành được nhiều

danh hiệu, giải thưởng, bằng khen của các tổ chức trong nước và quốc tế: Giải Sao Vàng Đất Việt 2011, 2013; Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo nhất Việt Nam 2013 do ASEAN Banker trao tặng; “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013 – Best Retail Bank Vietnam 2013” do tạp chí Global Banking & Finance Review (Anh) trao tặng; Giải thưởng STP (Straight – Through – Processing) dành cho ngân hàng thanh toán đạt chuẩn cao do Wells Fargo trao tặng năm 2011, 2012, 2013…

2.1.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Về dịch vụ

- Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp: Quan hệ truyền thống của ngân hàng và doanh nghiệp luôn mang tính tương hỗ và đồng thuận cao. Ngân hàng luôn mang lại các giải pháp tài chính phù hợp và hiệu quả nhất. Sự thịnh vượng và hài lòng của khách hàng là mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

- Dịch vụ ngân hàng cá nhân: Ngân hàng luôn nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi ích khách hàng. Ngân hàng đáp ứng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)