Từ kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới và các NHTM Việt Nam về quản lý rủi ro trong kinh doanh tín dụng, Ngân hàng TMCP Đại Dương muốn tăng cường quản lý rủi ro tín dụng nên xem xét ứng dụng một số nội dung sau:
- Hoàn thiện quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.
- Cần có sự đồng bộ và thống nhất trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng, phân cấp vai trò và trách nhiệm giữa các bộ phận rõ rang. Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…).
- Áp dụng các biện pháp giải quyết linh hoạt đối với các khoản nợ có dấu hiệu quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Áp dụng đa dạng các loại cho vay và kỹ thuật cho vay. Các loại kỹ thuật cho vay ít rủi ro được áp dụng rộng rãi như: chiết khấu, đồng tài trợ.
- Cần có chiến lược khách hàng lâu dài, việc thu thập các thông tin về khách hàng được tiến hành thường xuyên và phân tích kịp thời.
- Cần trao đổi thường xuyên giữa khách hàng với ngân hàng về tình hình kinh doanh, các cơ hội cũng như thách thức có thể gặp phải.
- Xây dựng các mô hình xếp loại khách hàng một cách cụ thể: Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống chấm điểm tín dụng; Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu về khách hàng, khoản vay; Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.
- Trong phân tích tín dụng cần chú trọng phân tích ngành kinh doanh. Xác lập các giới hạn, hạn mức theo ngành nghề, khách hàng, loại tiền, sản phẩm, khu vực địa lý.
- Cần ứng dụng công nghệ hiện đại trong lưu trữ thông tin về quan hệ vay vốn của từng khách hàng để giúp ngân hàng dễ dàng khai thác thông tin
tín dụng trong quá khứ khi tái lập quan hệ tín dụng, cập nhật thông tin về các ngành nghề khác nhau để dự báo được rủi ro đối với từng ngành nghề đang cho vay của ngân hàng.
- Trong giám sát tín dụng, có thể áp dụng phương pháp sử dụng mô hình CAMEL (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản) hoặc CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản, thử nghiệm chịu đựng cực điểm)
- Ngân hàng cần phải thu thập thông tin chính xác và nhanh chóng. Việc cung cấp kịp thời các báo cáo tài chính đầy đủ và hoàn chỉnh, dự đoán trước được các luồng tiền và các khoản hoàn thuế là rất quan trọng để đánh giá khả năng nợ của người đi vay. Từ đó đưa ra các quyết định cho vay kip thời và hiệu quả.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƢƠNG
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Đại Dƣơng
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Đại Dương
2.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Đại Dương tiền thân là Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Hưng được thành lập vào năm 1993 theo quyêt định số 257/QĐ-NH ngày 30/12/1993, giấy phép số 0048/QĐ-NH ngày 30/12/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Hưng chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).
Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động cùng với với những nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên và quyết tâm của những người quản trị ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đại Dương đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng cũng như từng bước gây dựng được niềm tin vững bền trong lòng công chúng. Từ một ngân hàng với vốn điều lệ 300 triệu đồng, đến năm 2013, ngân hàng có vốn điều lệ lên 5.350 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng đã phát triển và mở rộng mạng lưới kinh doanh với hơn 100 chi nhánh và PGD, Ocean Bank cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng đa năng, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm cư dân kinh tế vùng miền, đang dần trờ thành một ngân hàng được khách hàng tin tưởng và lựa chọn thông qua những trải nghiệm từ dịch vụ tốt, sản phẩm đa dạng, các quy trình hướng tới sự phục vụ khách hàng tốt nhất và hệ thống kênh phân phối đa dạng. Với các giá trị tạo ra cho khách hàng, cổ đông, xã hội..., OceanBank đã giành được nhiều
danh hiệu, giải thưởng, bằng khen của các tổ chức trong nước và quốc tế: Giải Sao Vàng Đất Việt 2011, 2013; Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo nhất Việt Nam 2013 do ASEAN Banker trao tặng; “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013 – Best Retail Bank Vietnam 2013” do tạp chí Global Banking & Finance Review (Anh) trao tặng; Giải thưởng STP (Straight – Through – Processing) dành cho ngân hàng thanh toán đạt chuẩn cao do Wells Fargo trao tặng năm 2011, 2012, 2013…
2.1.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Về dịch vụ
- Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp: Quan hệ truyền thống của ngân hàng và doanh nghiệp luôn mang tính tương hỗ và đồng thuận cao. Ngân hàng luôn mang lại các giải pháp tài chính phù hợp và hiệu quả nhất. Sự thịnh vượng và hài lòng của khách hàng là mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
- Dịch vụ ngân hàng cá nhân: Ngân hàng luôn nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi ích khách hàng. Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn đa dạng cho khách hàng, một số sản phẩm tín dụng riêng như cho vay mua nhà, mua ô tô, cho vay tiêu dùng. Các dịch vụ như thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ngoại hối… đều được cung cấp với phương thức linh hoạt và thủ tục đơn giản.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những bước đột phá về ứng dụng công nghệ của ngân hàng. Ngân hàng TMCP Đại Dương hiện cung cấp miễn phí dịch vụ Thẻ, Homebanking, mobile Banking, Internet Banhking nhằm đem lại cho khách hàng tiện ích hiện đại và giá trị gia tăng cao nhất. Ngân hàng TMCP Đại Dương đã triển khai thành công CoreBanking tạo nền tảng phát triển một ngân hàng hiện đại, đa năng, dịch vụ Ngân hàng điện tử được mở rộng với nhiều ứng dụng, nâng cấp hạ tầng truyền thông công nghệ thông tin đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn và ổn định.
Sự phát triển còn được thấy rõ khi ngân hàng TMCP Đại Dương chủ trương đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương, trở thành đối tác chiến lược hiệu quả, tin cậy với các đối tác tài chính mạnh trong và ngoài nước. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ngân hàng TMCP Đại Dương đã ký kết hợp tác với nhiều đối tác như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tổng công ty CP Tài chính Dầu khí Việt Nam, Công ty CP Tài chính đường thủy Việt Nam, Công ty Chuyển mạch Tài chính QG Việt Nam, Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam, Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam…
Đặc biệt, tháng 01/2009, ngân hàng đã ký kết cổ đông chiến lược với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của ngân hàng TMCP Đại Dương và ghi nhận sự hấp dẫn của thương hiệu ngân hàng TMCP Đại Dương với các đối tác kinh tế lớn. Ngân hàng TMCP Đại Dương đã phát triển thị trường đến toàn bộ các địa bàn trọng điểm của cả nước như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Đà Nằng, Nghệ An, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Sài Gòn, Cà mau..Ngân hàng đã nâng số phòng giao dịch lên con số trên 100.
Công nghệ
OceanBank đã đầu tư phần mềm Core Banking hiện đại tiêu chuẩn Quốc tế ngay khi được chuyển đổi mô hình hoạt động nhằm đưa OceanBank trở thành ngân hàng có công nghệ cao nhất trong thời gian ngắn nhất.
Phần mềm lõi Core Banking (hay còn gọi là chương trình Ngân hàng lõi) là mục tiêu hướng tới của các ngân hàng, đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của một hệ thống giao dịch tài chính hiện đại, đặc biệt trong vấn đề quản lý rủi ro ở tầm vĩ mô, kiểm soát an toàn, xử lý giao dịch tự động nhanh chóng, đưa ra sản phẩm mới trên thị trường một cách nhanh nhất. Tháng 10/2008 dự án Core Banking đã được hoàn thành và đi vào ứng dụng trên toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP Đại Dương do đối tác Oracle cung cấp. Nhờ nền tảng này ngân hàng có thể tăng tốc độ xử lý các giao dịch, công tác quản lý tài
chính và quản trị rủi ro được nâng cao, đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới một cách thuận tiện và đồng bộ.
Như vậy, Ngân hàng đã có sự chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng cho những bước chuyển mình mới: Đến năm 2015, ngân hàng TMCP Đại Dương sẽ trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại có tầm vóc tương xứng với một ngân hàng TMCP lớn trong nước, có năng lực tài chính, mạng lưới khách hàng, hệ thống chi nhánh, nguồn nhân lực và công nghệ…đủ mạnh để tạo điều kiện tốt nhất cho việc chuyển hướng hành một ngân hàng hàng đầu trong giai đoạn 2015-2020..
2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức
Đứng đầu là Hội đồng quản trị (HĐQT) do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra. HĐQT là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm, chỉ đạo vào giám sát hoạt động ngân hàng thông qua Ban Điều hành, Ban Kiểm soát và các Ủy Ban. Ban điều hành ngân hàng chia làm 7 Khối: Khối Khách hàng bán lẻ, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Nguồn vốn, Khối Quản trị rủi ro, Khối Công nghệ thông tin, Khối Thanh toán, Khối Hỗ trợ kinh doanh; và 5 Ban: Ban Đối tác chiến lược, Ban Đầu tư, Ban Kế toán, Ban Kế hoạch tổng hợp, Ban Nhân sự.
H ình 2 .1 : C ơ cấ u tổ chứ c của Ng ân hà n g T MCP Đạ i D ư ơng (Ng uồ n: B áo cá o Quả n tr ị c ủa NH T MCP Đạ i D ư ơng ) N guồ n
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Trong hoạt động kinh doanh bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các NHTM cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 2.1- Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
Số tiền Số tiền Tăng
/giảm (%) Số tiền
Tăng /giảm (%) Tổng nguồn vốn 62.639,32 64.462,09 2,9 63.968,10 (0,77) Vốn huy động 57.382,60 59.398,15 3,51 58.954,68 (0,75) - Tiền gửi của
TCTD khác 17.520,28 9.737,88 (44,42) 241,56 (97,52) - Vay của NHNN VayTCTD khác 967,49 - 2.921,28 3.499,14 201,94 - - 10.513,43 - 200,46 - Tiền gửi của
các tổ chức kinh tế dân cư 38.894,83 43.239,85 11,17 48.199,69 11,47 - Phát hành giấy tờ có giá - - - - - Vốn và các quỹ 4.644,05 4.484,81 (3,43) 4.439,12 (1,02) Tài sản nợ khác 612,67 579,13 (5,47) 574,29 (0,84)
(Nguồn: NHTMCP Đại dương, Báo cáo tà i chính năm 2011, 2012, 2013)
Các số liệu bảng 2.1 cho thấy NHTMCP Đại Dương đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư ngày càng tăng. Nguồn vốn này luôn giữ vai trò quyết định trong ổn định
dòng vốn cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ hướng đến nhóm đối tượng này. Bên cạnh đó, hệ thống mạng lưới chi nhánh được mở rộng qua các năm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu gửi tiền của dân cư cũng như cung ứng dịch vụ cho các tổ chức kinh tế. Năm 2012 vốn huy động đạt mức cao nhất, đạt gần 60.000 tỷ đồng. Bình quân ngân hàng huy động được 58.578 tỷ đồng/năm. Năm 2012 tăng 3,51% so với năm 2011, tốc độ tăng cũng khá chậm so với các năm trước. Và sang năm 2013, thì vốn huy động giảm 0,75% so với năm 2012. Điều này là do bối cảnh kinh tế Việt Nam bất ổn, lạm phát tăng cao, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 11 nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách tiền tệ chặt chẽ. Thống đốc NHNN Việt Nam đã thể hiện quyết tâm cao trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, hạ lãi suất, bình ổn thị trường.., cụ thể: giữ lãi suất trần huy động VND ở mức 14%.
Trong các nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động, tuy nhiên tốc độ tăng không lớn. Trong khi đó, tiền gửi của tổ chức tín dụng có xu hướng giảm mạnh, năm 2012 giảm 44,42% so với năm 2011 và năm 2013 giảm hẳn 97,52% so với năm 2012. Theo Thông tư số 21/2012/TT-NHNN [28], quy định các TCTD chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau với thời hạn dưới một năm, không được gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền đó gửi để phục vụ mục đích thanh toán. Với quy định mới này, thị trường liên ngân hàng (LNH) ít nhiều bị ảnh hưởng khi hoạt động gửi tiền lẫn nhau mang lại nhiều lợi ích cho các bên chính thức bị cấm cửa. Ngay sau khi Thông tư 21 có hiệu lực, các TCTD yếu kém đã lộ diện, buộc phải tái cơ cấu hoặc sát nhập hợp nhất với các TCTD khác.
nguồn vốn ngắn hạn. Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trên tổng nguồn vốn huy động thấp sẽ gây khó khăn cho việc mở rộng hoạt động tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng.
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, vốn tự có của ngân hàng TMCP Đại Dương đã góp phần đáng kể vào nguồn vốn huy động. Trong những năm gần đây, ngân hàng không huy động vốn theo phương thức phát hành giấy tờ có giá.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay.
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì khâu quan trọng nhất là huy động vốn và cho vay. Mức độ sinh lời và an toàn ở khâu cho vay sẽ quyết định đến việc tăng trưởng nguồn vốn huy động và mức độ huy động và cơ cấu nguồn vốn sẽ quyết định đến danh mục tài sản của một NHTM. Hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Đại Dương đã không ngừng mở rộng, danh mục các sản phẩm cho vay ngày càng phong phú, đa dạng.
Bảng 2.2- Tốc độ tăng trƣởng cho vay tại Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Năm Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tăng giảm (%) Số tiền Tăng giảm (%) Số tiền Tăng giảm (%) Dƣ nợ 17.630,96 19.187,07 8,83 26.240,06 36,76 27.948,11 6,51
(Nguồn: NHTMCP Đại dương, Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)
Tình đến 31/12/2012, dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 26.240,06 tỷ đồng, tăng 36,76% so với năm 2011 và năm 2013 cũng tiếp tục tăng cao. Bình quân dư nợ đạt 24.458 tỷ đồng. Đó là do bên cạnh các gói sản phẩm cho vay truyền thống như cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay mua ô tô, cho vay
kinh doanh hộ cá thể…, đến nay danh mục sản phẩm đã trở nên phong phú