Năm 2011, chính sách tín dụng thể hiện theo hướng thu hẹp cho vay trung và dài hạn, tập trung cho ngắn hạn cũng như giảm dần cơ cấu sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Do cuối tháng 2/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 và tiếp đó Ngân hàng Nhà nước triển khai bằng chỉ thị số 01, tốc độ tín dụng theo đó bị giới hạn dưới 20%. Thực tế những năm gần đây, các ngân hàng buộc phải thận trọng hơn trong định hướng hoạt động.
Bảng 2.4- Tình hình cho vay, thu nợ của Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Số tiền Tăng /giảm (%) Số tiền Tăng /giảm (%) Dsố cho vay 34.501,51 37.268,35 8,02 40.549,84 8,81
Dsố thu nợ 32.935,42 34.467,58 4,65 33.185,03 (3,72) Dư nợ 19.187,07 26.2400,06 36,76 27.948,11 6.51
(Nguồn: NHTMCP Đại dương, Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Tỷ đồng 2010 2011 2012 2013 Năm East
Hình 2.2: Tình hình dư nợ Ngân hàng TMCP Đại Dương
(Nguồn: NHTMCP Đại dương, Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)
Nhìn vào bảng 2.4, ta thấy doanh số cho vay tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 8,02 %, năm 2013 tăng 8,81% so với năm 2012. Doanh số thu nợ của ngân hàng năm 2012 tăng 4,65% so với năm 2011, nhưng sang năm 2013 lại giảm 3,72% so với năm 2012. Ta thấy trong năm 2013, lạm phát vẫn còn tăng cao, tuy nền kinh tế có xu hướng hồi phục nhưng nó cũng tác động lớn đến các doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng. Tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm giảm sút đáng kể làm thu nhập của khách hàng giảm khá lớn doanh số thu nợ của các ngân hàng. Trước ảnh hưởng đó,
tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 36,76% so với năm 2011, năm 2013 tăng 6,51% so với năm 2012. Hoạt động tín dụng tại một số chi nhánh chủ yếu tập trung vào một nhóm đối tượng thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và ở nhóm khách hàng vay vốn đầu tư kinh doanh bất động sản cũng là một trong những nguy cơ dễ xảy ra rủi ro tín dụng, khi rủi ro xảy ra với nhóm khách hàng này. Và thực tế đã xảy ra năm 2012, khi các doanh nghiệp xây dựng của PVN làm ăn thua hàng loạt các món vay của PVC, Tổng Công ty CP Sông Hồng; Công ty xây dựng ArChi; Công ty CP Địa Ốc Bách Việt quá hạn làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
2.2.1.1. Cơ cấu cho vay theo thời gian
Theo thời hạn cho vay, các khoản nợ được phân chia thành: Nợ ngắn hạn và nợ trung & dài hạn. Dưới đây là số liệu chi tiết:
Bảng 2.5- Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian cho vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % - Cho vay ngắn hạn 8.282,52 43,17 12.085,81 46,06 11.978,43 42,86 - Cho vay T &
DH 10.904,55 56,83 14.154,25 53,94 15.969,68
57,14
Tổng dƣ nợ 19.187,07 100 26.240,06 100 27.948,11 100
(Nguồn: NHTMCP Đại dương, Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)
Theo bảng 2.5, doanh số cho vay của ngân hàng TMCP Đại Dương riêng năm 2012 đã đạt 26.240, 06 tỷ VND, tăng 36,76% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 6,51% so với năm 2012. Sự tăng trưởng trong 3 năm này đánh dấu sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng trong việc mở rộng tìm kiếm khách
hàng, tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới để tài trợ vốn cho nền kinh tế đồng thời gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Về dư nợ tín dụng ngắn hạn: dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2012 tăng lên 45,92% so với năm 2011, sang năm 2013 thì lại giảm 0,89%. Khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ (40 - 45%). Với chính sách tín dụng của ngân hàng TMCP Đại Dương là đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp giúp tăng vòng quay của vốn.
Về dư nợ tín dụng trung và dài hạn: tăng dần qua các năm. Năm 2012 dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 14.154,25 tỷ đồng chiếm 54%, năm 2013 con số này là 15.969,68 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 12,83%. Điều này cho thấy, tín dụng trung và dài hạn đã được ngân hàng quan tâm phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2012, 2013.
Năm 2011
Cho vay ngắn hạn Cho vay T&DH
Năm 2012
Cho vay ngắn hạn Cho vay T&DH
Năm 2013
Cho vay ngắn hạn Cho vay T&DH
Hình 2.3: Tình hình cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay
(Nguồn: NHTMCP Đại dương, Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)
Ở hướng phát triển tín dụng, thời gian này ngân hàng TMCP Đại Dương phải giới hạn tăng trưởng chung, tái cơ cấu, chọn lọc các nhu cầu và dự án để nâng cao chất lượng tín dụng. Với mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong số các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, ngoài việc cho vay các khách hàng là khách hàng truyền thống, ngân hàng đã rất chú trọng đến khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp liên doanh, kết hợp với việc phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho hộ gia đình và cá nhân.
2.2.1.2. Cơ cấu cho vay theo hình thức sở hữu
Khách hàng vay vốn tại ngân hàng TMCP Đại Dương bao gồm các khách hàng là pháp nhân và các thể nhân. Theo hình thức sở hữu thì nợ vay có thể được phân thành hai đối tượng chính đó là khu vực kinh tế quốc doanh (Doang nghiệp nhà nước) và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (Công ty TNHH, CTCP, Doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân…).
Bảng 2.6- Tình hình cho vay phân theo hình thức sở hữu
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % - Khu vực kinh tế NQD 12.521,48 65,26 16.788,39 63,98 18.104,78 64,78 - Khu vực kinh tế QD 6.665,59 34,74 9.451,67 36,02 9.843,32 35,22 Tổng dƣ nợ 19.187,07 100 26.240,06 100 27.948,11 100
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro ngân hàng TMCP Đại Dương)
Qua số liệu bảng 2.6 cho thấy: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (NQD).
Đối với khu vực kinh tế NQD: Khu vực kinh tế này phát triển rất sôi động, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước và có hiệu quả kinh doanh cao. Ngân hàng TMCP Đại Dương đã có định hướng tương đối rõ trong việc cho vay đa thành phần kinh tế và chú trọng vào việc cho vay khu vực NQD. Dư nợ khu vực kinh tế NQD chiếm tỷ trọng lớn trong tồng dư nợ của ngân hàng (bình quân khoảng 64% tổng dư nợ cho vay), dư nợ tăng trưởng liên tục năm 2012 tăng 34,08% so với năm 2011, năm 2013 tăng 7,84% so với năm 2012. Đặc biệt, những năm gần đây, ngân hàng đã tạo được mối quan hệ chặt chẽ với các Tổng Công ty và những đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, PV Power, PV Gas, PVoil, Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Đối với khu vực kinh tế QD: Năm 2011 dư nợ của khu vực này chiếm 34,74 %, năm 2012 chiếm 36,02% (tăng 41,8% so với năm 2011), năm 2013
chiếm 35,22% (tăng 4,14% so với năm 2012). Sở dĩ có sự tăng trưởng như vậy là do khu vực kinh tế này có môi trường tương đối ổn định.
2.2.1.3. Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ
Cùng với cho vay bẳng nguồn vốn trực tiếp, ngân hàng TMCP Đại Dương đã sử dụng nhiều biện pháp để phục vụ quá trình đầu tư có hiệu quả, trong đó công tác thanh toán xuất nhập khẩu đặc biệt chú ý. Ngân hàng đã liên tục có nhiều ký kết quan trọng với nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước. Ngân hàng TMCP Đại Dương đã kết nối hệ thống SWIFT, trở thành thành viên SWIFT với mạng lưới ngân hàng đại lý gồm hơn 200 ngân hàng lớn trên thế giới.
Bảng 2.7- Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo đồng tiền
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng
% Số tiền Tỷ trọng
% Số tiền Tỷ trọng %
- Cho vay VND 15.450,43 80,53 22.631,29 86,25 22.705,05 81,24 - Cho vay ngoại tệ
quy đổi VND 3.736,64 19,47 3.608,76 13,75 5.243,06 18,76
Tổng dƣ nợ 19.187,07 100 26.240,06 100 27.948,11 100
(Nguồn: NHTMCP Đại dương, Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)
Nhìn vào bảng 2.7, dư nợ cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tồng dư nợ cho vay (chiếm tỷ trọng trên 80%). Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng tăng trong vài năm trở lại đây. Điều này là do lãi suất cho vay VND thường cao hơn so với lãi suất vay bắng ngoại tệ. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng cho vay xuất nhập khẩu sẽ được các chi nhánh ưu đãi hơn về lãi suất.