1.2.3.1. Phân tích, xác định rủi ro.
Người quản lý rủi ro tín dụng phải phân tích và xác định được các loại rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng phù hợp. Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch (liên quan đến 1 khoản cho vay) Rủi ro danh mục (liên quan đến danh mục các khoản cho vay)
Rủi ro xét duyệt (liên quan đến việc thẩm định, xét duyệt cho vay) Rủi ro kiểm soát (liên quan đến việc kiểm soát, theo dõi khoản
vay) Rủi ro bảo đảm (liên quan đến chính sách và hợp đồng cho vay) Rủi ro cá biệt (liên quan đến từng sản phẩm tín dụng) Rủi ro tập trung cho vay
(do kém đa dạng hoá hanh
Hình 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng
(Nguồn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng – Nguyễn Văn Tiến) 1.2.3.2. Đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng
Việc đánh giá các rủi ro tín dụng dựa vào các mô hình định tính và định lượng.
a/ Mô hình định tính
* Mô hình định tính truyền thống: là dựa vào đánh giá chủ quan của người cho vay căn cứ vào việc trả lời một số câu hỏi để phân loại khách hàng
+ Khách hàng A: là loại khách hàng có uy tín, đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả. Về tình hình tài chính: thông tin tài chính có chất lượng tốt, lành mạnh, thường xuyên có số tiền gửi lớn tại ngân hàng. Doanh thu của công ty luôn ở mức cao và có mức độ tăng trưởng liên tục. Khả năng thanh toán nợ tốt, dòng tiền lưu thông lớn và có lãi gộp, có đầy đủ các thông tin về các khoản có thua lỗ và có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau. Hoạt đông trong môi trường kinh doanh năng động, môi trường kinh tế an toàn ổn định, và môi trường pháp lý thuận lợi. Phạm vi hoạt động của kinh doanh tốt, sản phẩm đa dạng và có uy tín cao trong nước, quốc tế.
+ Khách hàng loại B: khách hàng có uy tín, kinh nghiệm trong những ngành cụ thể. Về thông tin tài chính: các báo cáo được kiểm toán tuyệt đối, thường xuyên có các khoản tiền gửi (tuy không lớn) tại ngân hàng. Khách hàng có doanh thu lớn với tốc độ tăng trưởng khá, viễn cảnh tăng trưởng cao, tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu trên mức trung bình và khả năng thanh toán nợ tốt. Khách hàng có doanh thu và lưu chuyển tiền tệ tích cực nhưng không đều, khả năng kiếm soát thông tin còn hạn chế, có một số khoản lỗ nhưng kiểm soát được. Về môi trường kinh doanh: khách hàng có môi trường kinh doanh khá ổn định nhưng mức cạnh tranh thấp, có ý nghĩa đối với nền kinh tế trong nước hoặc xuât khẩu. Xu hướng phát triển khá tốt cùng với sự phát triển của
nền kinh tế và có thị phần khá trong nội bộ ngành, sản phẩm, hoạt động đa dạng nhưng có thể chịu ảnh hưởng của chu kỳ.
+ Khách hàng loại C là khách hàng mà kinh nghiệm quản lý ở mức vừa phải, còn hạn chế, nội bộ công ty còn mâu thuẫn, quyền lợi và nghĩa vụ chưa thống nhất. Về thông tin tài chính, các số liệu tài chính được kiểm toán theo quy định hoặc không được kiểm toán, doanh thu không ổn định, biến động khá mạnh. Tỷ lệ nợ trên VCSH, doanh thu và luân chuyển tiền tệ ở mức trung bình nhưng có thể kiểm soát được. Rất khó nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác khác. Về môi trường kinh doanh không ổn định, thậm chí là biến động lớn. Khách hàng kinh doanh trong những ngành lâu năm, ảnh hưởng không nhiều đến nền kinh tế và có xu hướng xu hướng đi xuống, chiếm thị trường không đáng kể, sản phẩm của khách hàng đơn lẻ mang tính chu kỳ lớn.
* Mô hình 6C về rủi ro tín dụng: Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh - 6C” của khách hàng bao gồm: Tư cách người vay (Character); Năng lực của người vay (Capacity); Vốn (Capital); Thu nhập của người vay (Cashflow); Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions).
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu nhập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD.
b/ Mô hình định lượng
* Mô hình xếp hạng của Moody’s and Standard & Poor’s.
Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay, trong đó Moody và Standard & Poor là những công ty cung cấp dịch vụ này tốt nhất. Moody và Standard &
Poor xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay theo 9 hạng theo chất lượng giảm dần, trong đó 4 hạng đầu ngân hàng nên cho vay, các hạng sau thì không nên đầu tư, cho vay.
* Mô hình điểm số Z.
Mô hình này phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay - X; (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 (1) Trong đó:
X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản” X2: tỷ số “lợi nhuận tích luỹ/ tổng tài sản”.
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”. X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”. X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao.
1, 8 < Z < 3: Không xác định được.
Z > 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ.
Bất kỳ công ty nào có điểm số Z < 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
Ưu điểm: kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
Nhược điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.
c/ Mô hình áp dụng hiên nay tại các NHTM Việt Nam
hàng thường sử dụng mô hình định tính để đánh giá khoản vay từ khâu thẩm định đến việc quản lý, theo dõi, kiểm tra và giám sát các khoản nợ vay.
* Yếu tố 1: Thẩm định cho vay: nhìn chung các ngân hàng đều có quy định về quy trình thẩm định khoản vay bao gồm các yếu tố cơ bản: thẩm định tính pháp lý, kiểm tra tư cách pháp nhân của khách hàng vay, hồ sơ vay vốn, kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp không. Thẩm tra uy tín của khách hàng vay vốn, năng lực quản lý, điều hành của khách hàng hay là ban quản lý doanh nghiệp, về phẩm chất đạo đức, thiện chí, uy tín trong giao dịch. Thẩm tra về khả năng tài chính, năng lực hoạt động, thẩm tra về tính hiệu quả của phương án vay vốn; Thẩm tra về nguồn trả nợ; Thẩm tra về tài sản thế chấp khoản vay.
* Yếu tố 2: Kiểm tra tín dụng: các ngân hàng hầu hết đều có quy trình tín dụng riêng để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên những nguyên lý chung nhất đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng là:
- Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định.
- Xây dựng chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, đảm bảo rằng những khía cạnh quan trọng của mỗi khoản tín dụng đều được kiểm tra bao gồm: Kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn; Chất lượng và điều kiện của tài sản đảm bảo; Tính đầy đủ và hợp lệ của HĐTD, đảm bảo tính hợp pháp để sở hữu các tài sản khi người vay không trả được nợ; Đánh giá điều kiện tài chính và những kế hoạch kinh doanh của người vay, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng; Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng; Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn vì chúng có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng tài chính của ngân hàng; Quản lý thường xuyên, chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra, giám sát khi phát hiện những dấu hiệu xấu liên quan đến khoản vay;
Hiện nay, ở một số ngân hàng áp dụng mô hình định tính QCA để đánh giá rủi ro tín dụng. Đó là mô hình gồm hệ thống các câu hỏi định tính đánh giá khách hàng, mỗi ngân hàng sẽ lên một hệ thống câu hỏi khác nhau. Sau khi nhập thông tin khách hàng, hệ thống sẽ cho kết quả khách hàng hạng A hay B hay C, ví dụ: với A là mức độ rủi ro thấp thì hạn mức sẽ cao hơn.
* Mô hình cho điểm tín dụng: Hiện nay, các ngân hàng sử dụng chủ yếu là mô hình cho điểm để lượng hóa rủi ro tín dụng khách hàng. Các mô hình cho điểm tín dụng số liệu phản ánh những đặc điểm của người vay để lượng hóa xác suất vỡ nợ cũng như phân loại người vay thành các nhóm có mức rủi ro khác nhau.
Ưu điểm: Mô hình điểm tín dụng có ưu thế hơn các phương pháp truyền thống ở chỗ nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn các các đơn xin vay với chi phí thấp khách quan, vì vậy góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng.
Nhược điểm: Mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.
Đa số các NHTM Việt Nam đều đã và đang xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo Quy định số 57/2005/QĐ-NHNN của NHNN ban hành ngày 20/01/2005 [21] làm cơ sở cho việc phân loại khách hàng cũng như đánh giá rủi ro tín dụng. Tuy nhiên đa số các NHTM cũng mới chỉ bước đầu ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại và ra quyết định tín dụng với khách hàng vay vốn chứ chưa khai thác hệ thống này để lượng hóa rủi ro.
Hiệp ước Basel II khuyến khích các ngân hàng sử dụng các cách tiếp cận và mô hình đo lường rủi ro tín dụng để có thể lượng hóa giá trị tổn thất tín
dụng tối đa dựa trên khung giá trị VaR. Một cách tổng quát VaR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với mức xác suất cho trước. VaR cho phép chúng ta tổng hợp tất cả các trạng thái rủi ro và các khoản vay khác nhau để tìm ra một con số nhằm trả lời câu hỏi: “ Nếu năm sau là một năm không thuận lợi, tổn thất tín dụng tối đa của ngân hàng là bao nhiêu với một đô tin cậy cho trước”, từ đó xác định mức vốn cần thiết để chống đỡ cho rủi ro này. Việc lượng hóa rủi ro tín dụng thường được thực hiện bằng các phần mềm để tiện sử dụng cho các NHTM, phổ biến nhất là phần mềm Credit Metrics và phần mềm KMV.
1.2.3.3. Xác định biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
Trên cơ sở phân tích xác định rủi ro, việc đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp là rất cần thiết. Sau đây là một số biện pháp cơ bản:
Biện pháp 1: Phân tích ngành kinh doanh, thông qua phương pháp này cho ta thấy cho kỳ kinh doanh của ngành, độ lớn của ngành và mức tăng trưởng của ngành. Qua đó, điều chỉnh danh mục tín dụng phù hợp.
Khi phân tích ngành cần chú ý ngành đang ở giai đoạn đầu tăng trưởng, ổn định hay suy thoái vì ở mỗi giai đoạn đều có những đặc trưng riêng. Giai đoạn đầu thường đầu tư quá nhiều, chưa có kinh nghiệm nên rủi ro sẽ cao, giai đoạn tăng trưởng tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp tham gia cũng như số lượng sản phẩm nhưng giá cả vần chưa giảm đáng kể. Ngoài ra, khi phân tích ngành cần quan tâm đến tính mùa vụ để cho vay và xác định kỳ hạn trả nợ phù hợp.
Biện pháp 2:Tìm hiểu quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Biện pháp 3: Xem xét kỹ lưỡng và hiểu về kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng, xem đó là một công cụ then chốt để đánh giá tín dụng.
Kế hoạch kinh doanh là công cụ quan trọng trong đánh giá tín dụng , nó có quan hệ mật thiết với kiến nghị tài trợ. Nó không chỉ phản ánh số tiền cần
tài trợ bao nhiêu mà nó còn xác định được doanh nghiệp đó tìm kiếm hình thưc tài trợ nào và người nào có thể cung cấp tài trợ đó. Thêm vào đó, một kế hoạch kinh doanh còn cho ngân hàng biết xã hội có nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của họ không, những dự tính của họ có thực tế không.
Về phía khách hàng, một kế hoạch kinh doanh tốt là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của khách hàng. Lập được một kế hoạch kinh doanh tốt cho phép khách hàng dự tính được những khó khăn có thể phát sinh từ đó đề ra được các mục tiêu rõ ràng trong hoạt động. Việc lập kế hoạch kinh doanh rõ ràng buộc các doanh nghiệp phải phân tích hoạt đông của mình so với đối thủ cạnh tranh, từ đó vạch ra được điểm mạnh điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, việc này đặc biệt có ý nghĩa với doanh nghiệp có thể đo lường, so sánh và đánh giá hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Biện pháp 4: Phân tích 6 “C” cơ bản khi cho vay:
- Character (tư cách): đây là yếu tố được quan tâm hơn cả và được áp dụng như nhau trong việc cho vay tiêu dùng đối với cá nhân hoặc đối với những người lãnh đạo công ty, các thành viên hội đồng quản trị...
- Capacity (khả năng): gồm cả khả năng kỹ thuật và khả năng quản trị kinh doanh. Dù những đánh giá về mặt này mang tính chủ quan nhưng vẫn có thể sử dụng một số phương pháp mang tính định lượng như: Lợi nhuận thực tế tăng, doanh số bán hàng tăng, chi phí tăng không đáng kể, kiểm soát được các con nợ... thì không thể không nghĩ ngay đến một nhà quản lý có năng lực tốt; Thị phần tăng lên và có những hợp đồng xuất khẩu mới đối với thị trường xuất khẩu là bằng chứng chứng tỏ sự quản lý tốt; Khả năng trả nợ có thể căn cứ vào việc phân tích, đánh giá các tài liệu: báo cáo tài chính, dự trù thu chi tiền mặt, kế hoạch kinh doanh, tài sản đảm bảo được xem như một nguồn trả nợ phụ.
Các khoản vốn của khách hàng là một tiêu chuẩn đo lường sức mạnh tài chính của họ và thường là một trong những yếu tố quyết định khối lượng tín dụng mà một ngân hàng cho doanh nghiệp đó vay.
- Cashflow (lưu chuyển tiền tệ): là việc phân tích luồng tiền vào ra của doanh nghiệp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào nguồn thu của khách hàng trong tương lai và thường được đo bằng lượng thu chi tiền mặt dự kiến. Khi đánh giá khả năng trả nợ, người cho vay cần nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của dự án, chính xác là khả năng tạo ra tiền mặt của dự án. Ngay từ khi bắt đầu, nhất thiết phải nắm chắc được nguồn trả nợ. Một dự án