1.2.1.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro nói chung của một ngân hàng được xác định là một loạt các chính sách được ban hành nhằm theo dõi các hoạt động có thể gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngân hàng và đề ra các biện pháp hữu hiệu xác định, kiểm soát và giảm thiểu được rủi ro này. Như vậy, quản lý rủi ro và đặc biệt quản lý rủi ro tín dụng giúp bảo vệ ngân hàng, các cổ đông và người gửi tiền. Còn có thể hiểu quản lý rủi ro tín dụng là quá trình chấp nhận rủi ro có sự tính toán trước. Các ngân hàng luôn đánh giá cao cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi nhuận nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động có hiệu quả nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và năm trong tầm kiểm soát của ngân hàng. Từ đó có thể đưa ra khái niêm: “Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản lý của ngân hàng thương mại bao gồm: nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro tín dụng, thực thi các biên pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra”.
Như vậy, hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng là làm cho quá trình quản lý rủi ro tín dụng được trọn vẹn, đầy đủ hơn, tốt đẹp hơn, hiệu quả ngày càng cao.
1.2.1.2. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng.
* Nguyên tắc không có rủi ro thì không có lợi nhuận.
Kinh doanh tín dụng luôn luôn có rủi ro, bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào cũng vậy, kinh doanh mà không có rủi ro thì không thể tạo ra lợi nhuận tối đa. Đối với NHTM đó chính là việc tính toán xác định rủi ro và mức độ của nó, để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và đưa ra mức giá (lãi suất) phù hợp, sao cho bù đắp được các chi phí (đặc biệt là chi phí dự phòng rủi ro và có lãi).
* Nguyên tắc phân tách người chấp nhận rủi ro và người kiểm soát rủi ro.
Các đơn vị kinh doanh tín dụng, nơi phát sinh rủi ro cần phải được tách riêng khỏi các đơn vị mà nhiệm vụ giám sát và hạn chế rủi ro. Hai bộ phận
này có chức năng nhiệm vụ khác nhau, nếu được thực hiện bởi cùng một bộ phận thì mục đích kiểm soát rủi ro không còn nữa hoặc việc kinh doanh sẽ không hiệu quả.
* Nguyên tắc công khai.
Rủi ro có thể nhìn thấy và phát hiện được trừ khi cố tình che dấu nó. Ngân hàng nên tạo ra các chính sách khuyến khích cho các nhân viên phát hiện rủi ro và báo cáo công khai các rủi ro thì mới có ý thức và động lực nhằm hạn chế những rủi ro đó.
* Nguyên tắc tuyệt đối tuân thủ.
Một quy trình chính sách quản lý rủi ro hoàn hảo chưa phải là đảm bảo cho việc giảm thiểu rủi ro của ngân hàng, mà điều quan trọng là tất cả cán bộ ngân hàng phải tuyệt đối tuân thủ quy trình và chính sách của ngân hàng.