HÌNH THỨC DIỄN XƢỚNG

Một phần của tài liệu Tìm hiểu dân ca sli trong đời sống của người nùng phàn slình ở huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 34)

6. Bố cục khóa luận

2.2. HÌNH THỨC DIỄN XƢỚNG

2.2.1. Hát trong lao động

Có thể nói rằng trong dân ca Sli của người Nùng Phàn Slình, những bài ca ca ngợi công việc của người dân chiếm một tỉ lệ không lớn nhưng cũng tạo ra một hình thức diễn xướng riêng: Hát trong lao động. Về phương diện nội dung, những bài ca này thường ca ngợi và nói về những công việc của người trồng lúa, chăn nuôi, hái quả, đốn củi, săn bắn và tìm chỗ làm nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi.

Hình thức diễn xướng này thuộc làn điệu Sli tự sự có thể hát một mình, hoặc hát đôi, hát nhóm. Hát một mình khi người dân đi đốn củi, hay tìm gỗ làm nhà.

30

Vằn nảy pay đông chiêu mạy lườn Mạy lừơn cháng đông kè bồ sliểu Hét tô đày cố mạy đay

Mạy lòi áu mà hét cọc sliêu Mạy đay áu mà hét tu lay Hét tô đay ắn hơn đáy Hét tô đay ắn hơn măn.

Dịch:

Đi rừng chọn gỗ làm nhà

Gỗ làm nhà trong rừng già không thiếu Cố tìm lấy cây gỗ tốt

Gỗ tốt thì trong mới có lõi Cây lõi về làm cột

Cây tốt về làm cửa sổ, cửa chính Sao cho được ngôi nhà đẹp

Hãy làm cho ngôi nhà thật chắc chắn.

Trong quá trình lao động người Nùng ở đây thường ca hát với nhau trong những giờ giải lao, tạo sự hưng phấn quên đi mệt mỏi nhờ đó mà năng suất lao động tăng lên.

2.2.2. Hát trong nghi lễ và các phiên chợ

Hát Sli (soong hao) của người Nùng Phàn Slình không chỉ có trong sinh hoạt lao động hay những ngày hội giao duyên nam nữ mà nó còn được người dân hát trong các dịp nghi lễ đám cưới, tang ma, lễ sinh nhật…

2.2.2.1. Hát trong đám cưới

Như người viết đã nói ở trên, dân ca Sli của người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn có mặt ở hầu hết tất cả mọi hoạt động của người dân trong cuộc sống trong đó có cả đám cưới, ngày hạnh phúc của đôi trai gái sau những câu Sli hẹn hò, trao duyên bên những khe suối, triền đồi.

31

Tuy nhiên trong đám cưới của người Nùng nơi đây quy định hát trong đám cưới chỉ có phù dâu, phù rể mới được tham gia hát. Vì vậy, trong việc lựa chọn phù dâu và phù rể, ngoài việc lựa chọn về ngoại hình, về bản thân, gia đình thì những người này còn phải hát hay và thuộc nhiều bài hát mới cầm chắc phần thắng.

Khi đoàn đón dâu nhà trai đến cổng nhà gái, nhà gái đã mang sẵn một chiếc ghế băng dài, một chiếc bàn nhỏ. Trên bàn đặt một chai rượu, một ấm trà và bốn cái chén đặt chắn lối đi, cử người đợi sẵn ở đó và cuộc hát bắt đầu từ đây.

Cứ như vậy họ hát đối đáp nhau, nhà trai muốn vào đón dâu thì phải hát thắng nhà gái. Nếu cuộc hát diễn ra quá lâu, nhà trai không hát được thì phải xin chịu thua thì nhà gái mới cho vào. Vào đến cửa thì phù rể lại phải hát một bài để hỏi thăm mọi người và khi muốn làm bất kì một việc gì đó thì cũng phải hát một bài để xin phép. Khi nhà trai đón dâu về trên đường đi họ lại tiếp tục hát, hát cho đến khi về đến nhà trai và hát cho đến khi tàn đám cưới khi tất cả mọi người, bà con lối xóm đã ra về. Lúc này thanh niên, nam nữ lại chuyển sang hát ban đêm, câu chuyện của đôi nam nữ vẫn cứ dài vô tận còn những làn điệu Sli, Lượn của họ thì tập trung vào chủ đề muôn thửa là tình yêu đôi lứa. Như vậy, những bài hát trong lễ cưới cổ truyền của người Nùng Phàn Slình là một kho tàng văn học vô cùng phong phú. Cái hay, cái đẹp ở chỗ qua từ ngữ, hình ảnh, giai điệu, chúng đã thể hiện sắc thái rất riêng của dân tộc này. Hôn nhân của người Nùng Phàn Slình rất coi trọng lối nói ví von, ẩn dụ tinh tế khi giao lưu. Lời ca của Sli, Lượn, Cỏ lảu là những lời hát đầy tình cảm, gửi gắm những tâm tư sâu kín của người Nùng Phàn Slình một cách tế nhị và sâu lắng nhất.

Theo tác giả Nông Minh Châu và Vi Quốc Bảo trong cuốn “Dân ca

đám cưới Tày - Nùng”; “người con trai nào dù là ông mối hay phù rể nếu phải uống rượu thay hát thì sẽ mang tiếng xấu, tiếng nhục, nhiều khi hàng

32

mấy chục năm sau chưa rửa được”. Chính vì vậy trước đây, trai gái người

Nùng Phàn Slình khi đến tuổi làm phù rể, phù dâu đều tìm cách học các bài Sli, Lượn, Cỏ lảu để làm vốn. Nhiều người đã nghe và hát biết bao bài thơ

lảu, có những người đã từng làm ông mối, bá mè đại diện nhà trai, nhà gái

tham dự những cuộc hát đối đáp giữa hai họ thì giờ đây, họ có dịp nhớ lại những làn điệu đã in sâu trong ký ức. Đối với những người khác, đặc biệt là lớp người trẻ tuổi thì đây là thời điểm thích hợp để họ học những bài hát này để có thể sử dụng khi cần thiết. Đây chính là môi trường để người Nùng nói chung và người Nùng Phàn Slình nói riêng bảo tồn cả một kho tàng văn học khá phong phú của mình.

Các bài hát trong lễ cưới của người Nùng Phàn Slình mang giá trị văn học. Trước hết, có thể nhận thấy đó là sự phong phú của các thể thơ được sử dụng làm ca từ trong hôn lễ. Phần nhiều các bài Sli, Lượn, Cỏ lảu đều là thể thơ bảy chữ, nhưng nhiều khi, các nghệ nhân dân gian chuyển sang dùng cả thể thơ bốn, năm tiếng và thơ tự do để thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau của mình bằng nhiều hình ảnh sinh động.

Ví dụ:

Tới mệt thì uống chè Tới mệt thì uống rượu

Uống vài chén chè cho đỡ mệt Uống một vài chén rượu rồi ngủ.

Lời ca thể hiện lời chào hỏi, mời mọc nhau chứa chan tình cảm tốt đẹp giữa nhà trai và nhà gái, giữa nam và nữ. Vì vậy, tuy lời thơ đôi lúc có chút châm biếm, nhưng phần nhiều là tươi vui và luôn cũng lịch thiệp, trang nhã [13].

Bá mè ơi

Chén rượu này uống chia đôi Cùng uống để nhớ mãi không quên Có điều gì sơ suất xin thông cảm

33

Nên nói ra những điều hay điều tốt Để người khác còn dám đến nơi đây.

2.2.2.2. Hát trong lễ mừng thọ

Sli hát mừng sinh nhật có trên 10 bài, theo phong tục của người Nùng Phàn Slình, sau khi chết đồng bào không làm giỗ như các dân tộc khác. Do vậy khi cha mẹ còn sống đồng bào tổ chức sinh nhật cho cha mẹ mình.Việc làm sinh nhật to hay bé tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, nhưng dù thế nào thì họ cũng sẽ mời thầy về làm lễ, trong khi làm lễ các thầy mo sẽ hát Sli lượn theo lối độc diễn.

Nội dung của các bài hát này nhằm bày tỏ tấm lòng của con cái đối với cha mẹ cầu cho cha mẹ sống lâu. Lối hát này hiện nay vẫn còn tồn tại trong các nghi lễ mừng sinh nhật của người Nùng Phàn Slình ở Bình Gia.

Ví dụ:

“…Vằn đay chảng phốc slẩu khay khoăn

Phúc húc lục mì đo cúng đảy pằng Lục lan lừn cúng mì hảo ý

Tò hạ hất hử cống vằn khoăn...”

Tạm dịch

“…Ngày lành tháng tốt mừng sinh nhật Con cái nhà ông hiếu thảo lành

Tiền của gia đình không mấy tiếc

Mong sao trả được công dưỡng nuôi…”

2.2.2.3. Hát trong đám tang

Đây là một loại hình phổ biến cho đến nay và còn tồn tại ở trong đám tang của người Nùng Phàn Slình. Nội dung của những bài hát này nói lên lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng đến khi trưởng thành và cũng có khi là lời trách móc của con cái đã không chăm sóc cha mẹ cẩn thận để cho cha mẹ phải lìa đời. Khác với loại hình hát

34

trong đám cưới, hát mùa xuân hay hát ở trong các tháng trong năm, Sli đám tang chủ yếu do người thầy cúng thể hiện. Tuy lối hát này các bài hát không nhiều lắm chỉ có khoảng trên chục bài, trong đó phần hát chung cho các con khoảng 3 - 4 bài, nội dung của các bài hát này mang tính than khóc, kể lể khi cha mẹ mất nên người hát phải thể hiện sự thương xót vô hạn của những người con đối với cha mẹ.

Ví dụ:

Pa bấu cin bấu dù Pa mờ chỏ mờ chung Mờ sàu lùng sàu ào Slay tào păn lày nà hử Pa slượng lục lan thứng cải Lục bấu slượng pa dù kè.

Dịch:

Cha không ăn không ở Cha về với tổ tiên Về với bác với chú

Thầy Mo thầy Tào chia ruộng cho Cha nuôi con cháu lớn khôn

Con cháu không nuôi được cha đến già.

(Sli: Đám tang)

2.2.2.4. Hát ở trong các phiên chợ

Chợ phiên là nơi trao đổi buôn bán hàng hóa của đồng bào dân tộc Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn và cũng là dịp để các chàng trai cô gái Nùng Phàn Slình đang độ xuân thì gặp gỡ và tìm hiểu lẫn nhau. Do ngày xưa phương tiện đi lại còn khó khăn nên mỗi dịp diễn ra chợ phiên thì các chàng trai cô gái phải khăn gói lên đường từ tối hôm trước, tuy nhiên lí do nữa đó là các chàng trai cô gái đã hẹn nhau từ phiên chợ trước đến

35

phiên chợ này để “vả Sli” với nhau. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các chàng trai cô gái lại hẹn nhau ra các triền đồi, bờ suối để tâm tình đối đáp tìm hiểu lẫn nhau. Họ cứ hát với nhau hết bài này đến bài khác, thậm chí cuộc Sli có thể kéo dài đến sáng hôm sau. Khi diễn ra phiên chợ bạn bè gặp nhau hay anh em lâu ngày gặp nhau họ đều kéo nhau vào quán ăn uống, tại đây những điệu Sli Lượn lại được cất lên, không chỉ để vui mà quan trọng là họ có dịp để bày tỏ những khó khăn trong cuộc sống và hỏi việc làm ăn ra sao xem ai cần sự giúp đỡ.

Ví dụ:

“Điếp căn bấu ngòi mình cùng thứ Bấu điếp căn dường lừ cũng khắc Ngòi slư Nam - Bắc - Đông - Tây Thiến hạ bấu cần đay pìn noọng”.

Dịch:

“Đã yêu nhau không cần xem số cũng hợp Không yêu nhau thì thế nào cũng khắc Xem chữ hết Nam - Bắc - Đông - Tây

Khắp thiên hạ không có người nào đẹp như em”.

Lúc phiên chợ tàn, trời cũng xế chiều về với hoàng hôn. Những tốp Sli bắt đầu tách ra từng đôi nam nữ tìm nơi vắng vẻ như các sườn đồi, các đồi sim hay những rặng cây bên đường để tâm tình với nhau. Câu chuyện của từng đôi có chủ đề khác nhau nhưng đều xoay quanh chuyện tình yêu đôi lứa. Cuối cùng khi chia tay họ tặng nhau những đồ kỉ niệm và hẹn phiên chợ khác sẽ gặp lại.

2.2.3. Hát trong sinh hoạt gia đình và trong các cuộc uống rƣợu

2.2.3.1. Hát trong sinh hoạt gia đình

Sli Lượn soong hao của người Nùng Phàn Slình trước đây có mặt ở hầu khắp các gia đình, sức cuốn hút ở hầu hết các thế hệ trong gia đình tham gia kể cả nam lẫn nữ. Từ già đến trẻ ai ai cũng biết hát, hình thức hát trong gia

36

đình là hình thức học tập và sáng tác, người già dạy cho con trẻ, con trẻ học người lớn, để thuộc được nhiều bài người học hát phải tập hát từ rất sớm. Trong dân tộc Nùng trẻ con từ 12- 13 tuổi đã bắt đầu học hát và biết hát, sau khi có một chút vốn kha khá chúng đi theo các bậc anh chị để học hỏi, va chạm cho biết. Người học hát cũng phải kiên trì ở mọi lúc mọi nơi, khi đi làm hay những lúc rảnh rỗi họ đều học hát, việc học không chỉ từ một người mà từ nhiều người trước tiên là nhưng người nhiều tuổi có nhiều kinh nghiệm truyền dạy, sau đó là học từ các anh chị, bạn bè.

Đặc biệt sắp đến ngày hội hè, những phiên chợ tình, các chàng trai cô gái phải thức suốt đêm để tập hát và luyện giọng, tập hát để thuộc nhiều bài với những hình thức khác nhau.

Trong cuộc sống gia đình đời thường, việc dạy hát của cha mẹ anh chị cho con trẻ không chỉ là để biết hát mà đấy cũng là một cách để dạy cho con cái biết cách đối nhân xử thế, đạo đức và lối sống con người. Vì nhiều người biết hát và hát giỏi đều là những người có hiểu biết sâu rộng. Vì thế hình thức hát trong sinh hoạt gia đình không chỉ dạy truyền lại mà nó còn có ý nghĩa quan trọng là giáo dục con cái nên người.

Trong cuộc sống đời thường hát dân ca với những nội dung trữ tình tha thiết, những câu chuyện có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chính là cái nôi để nuôi dưỡng con người phát triển về nhận thức xã hội, đặc biệt là về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi, tình yêu cộng đồng, nhân loại và tình yêu chính bản thân mình. Những ảnh hưởng ấy như con sông dòng suối tuôn trào. Miền đất thân thương đã đi vào tâm trí con người bằng những câu ca, lời hát hay những câu truyện dân gian như: Truyện tình “Phạm Tải - Ngọc Hoa, Lương Sơn Bá - Trúc Anh Đài”.

Ví dụ:

Hét nọi đảy lai Hét lai đảy tại

37

Khẩu nặm tim cai Mò vài tim làng.

Dịch:

Làm ít được nhiều

Làm nhiều được càng nhiều Lúa gạo đầy kho

Trâu bò đầy chuồng.

2.2.3.2.Hát trong các cuộc ăn uống

Người Nùng nói chung và người Nùng Phàn Slình nói riêng đều có tinh thần hiếu khách. Khi nhà có khách đến chơi hay bạn bè đến chơi đều được gia chủ tiếp đón rất thân mật và kính trọng. Gia chủ mời khách ở lại ăn cơm cùng gia đình. Trong bữa cơm người những món ăn bình dị của thôn quê thì rượu là thứ không thể thiếu để tiếp đón khách. Trong lúc ăn uống như vậy họ hát để mời rượu nhau hay hát để hỏi thăm và chúc tụng nhau. Mỗi cuộc gặp gỡ như vậy cho dù là khách hay bạn bè sẽ cảm thấy thân hơn và gần gũi hơn. Tạo cho họ có tình cảm gắn bó hơn, chính những cuộc gặp gỡ này đã tạo ra sự cố kết cộng đồng giữa người với người, giữa mối gia đình trong làng bản hay giữa làng bản này với làng bản khác.

Không chỉ trong các gia đình mà ở các phiên chợ vùng người Nùng Phàn Slình cũng vậy, bạn bè gặp nhau hay anh em gặp nhau họ đều kéo nhau vào quán ăn uống, tại đây những điệu Sli Lượn lại được cất lên, không chỉ để vui mà quan trọng là họ có dịp để bày tỏ những khó khăn trong cuộc sống và hỏi việc làm ăn ra sao xem ai cần sự giúp đỡ. Khi hỏi các cụ về vấn đề này thì đều nhận được câu trả lời là việc hát Sli, Lượn trong ăn uống đã trở thành truyền thống, không những mang lại sự vui vẻ thoải mái mà còn có tính cố kết cộng đồng và chỉ có như vậy thì việc làm quen và thân thiết giữa người với người mới diễn ra nhanh nhất, và cũng chỉ có những cuộc gặp nhau như vậy người ta mới tâm sự được hết những nỗi niềm của bản thân mình. Sau những

38

cuộc vui như vậy mọi người ra về không chỉ thấy quý bạn bè của mình và làm quen được với nhiều bạn bè hơn mà còn cảm thấy yêu đời và yêu chính cuộc sống của họ hơn. Chính vì thế mà họ bất chấp khó khăn trong cuộc sống, họ vẫn tin tưởng và cố gắng để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong cuộc sống đời thường.

Ví dụ:

Hứng lai mà hàng chình lọp căn Dạo nảy hét cin khẩn hay lùng Khái lục mì lồ thứng hàu lai Lan đăm lan đeng tó hàu cải.

Dịch:

Lâu rồi đi chợ mới gặp bạn Dạo này làm ăn phát đạt không

Một phần của tài liệu Tìm hiểu dân ca sli trong đời sống của người nùng phàn slình ở huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)