Bức tranh thiên nhiên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu dân ca sli trong đời sống của người nùng phàn slình ở huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 64)

6. Bố cục khóa luận

2.4.3.1. Bức tranh thiên nhiên

Bằng những câu từ cô đọng, giản đơn, người nghệ sĩ dân gian đã tạo nên một bức tranh đặc tả nông thôn miền núi sinh động, đầy màu sắc. Thiên nhiên tươi đẹp là người mẹ nuôi sống con người, bảo vệ che chở cho con người vì thế thiên nhiên đầy sức sống trong Sli chính là kết quả của cảm hứng ngợi ca.

Thiên nhiên hiện ra trước tiên là vẻ đẹp hùng vĩ, khoẻ khoắn và sức mạnh lớn lao.

Buổi sáng mặt trời lên bên Đông Buổi chiều mặt trời lặn bên Tây Sáng bên Đông, chiều xuống núi

60

Mặt trời xế chiều bên Tây

Mặt trăng trên trời thật đẹp lắm…

(Sli: Sáo vằn)

Những hình ảnh thiên nhiên như mặt trăng, mặt trời xuất hiện khá nhiều trong những lời Sli, nó được miêu tả trong sự nhận thức của con người về quy luật tự nhiên, theo sự chuyển dịch của thời gian. Mặt trời đem đến ánh sáng, sự sống cho muôn loài, sự vận động của nó chính là sự vận động của sự sống, của con người. Phải chăng đó cũng là lí do mà trong những câu hát của nhân dân đặc biệt là trong những câu hát tỏ tình của đôi lứa hình ảnh mặt trăng, mặt trời lại xuất hiện như một cái cớ để mở lời.

Hay: Núi cao núi thấp núi cách núi

Buổi chiều mặt trời dâm đến của

Buổi chiều mặt trời dâm đến vườn.

(Sli: Sá slung)

Những nét vẽ mộc mạc nhưng mang chất tạo hình rất cao, thiên nhiên như có hình, có khối, một khung cảnh núi rừng âm u, trùng điệp “Núi cao, núi

thấp, núi cách núi” với bao bí ẩn, hiểm trở nhưng đó lại là người bạn lớn, gần

gũi với đồng bào miền núi. Nhìn về rừng, nói đến rừng, đến núi là nói đến cái đẹp cái có ích.

Cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào rừng núi, ngay từ khi vừa sinh ra người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia đã sống giữa lòng đại ngàn, đại ngàn đã nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người, cũng chính vì thế núi rừng đã trở thành nguồn cảm hứng để đồng bào Nùng Phàn Slình say sưa cất lên tiếng Sli. Núi rừng không còn xa lạ, đó chính là con đường, là bản làng, gần gũi với con người, là một phần của cuộc sống.

Hôm qua, hôm kia mình ngóng đến Mười núi chín đèo trên đỉnh hang Mười núi chín đèo qua hang hủng

61

Mình vòng đi xa mới trở vào Mình vòng đi xa mới vào bản Về thấy hàng rậm thấy hàng rào Về thấy hàng rào thấy hàng rậm.

(Sli: Lảu)

Trong cảnh núi rừng ấy, cuộc sống của muôn loài được yên vui, con người được hạnh phúc. Hình ảnh chim Phượng hoàng luôn là biểu tượng của niềm hạnh phúc ấm no cho con người. Trong câu hát Sli của người Nùng, hình ảnh Phượng hoàng bay khắp nơi là niềm vui, hạnh phúc cho xóm bản có một cuộc sống no ấm.

Bức tranh thiên nhiên núi rừng đã làm sống dạy cuộc sống với bao tình nghĩa. Tình nghĩa của con người với con người, tình nghĩa của con người với thiên nhiên. Tuy nhiên, thiên nhiên trong Sli, không chỉ có những nét vẽ cứng nhắc khi nói về sự giàu có, hùng vĩ, mà còn có những nét vẽ với những màu sắc non tươi, mơn mởn và tràn đầy nhựa sống. Đó là những nét vẽ mền mại, thơ mộng, tươi non. Trong những câu hát dân gian của người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, thiên nhiên được nhắc đến nhiều là cảnh sắc của mùa xuân, của tháng giêng. Mỗi bài thơ, câu hát là một bông hoa xinh tươi đầy hương sắc.

Trong những câu Sli mượt mà, những bông hoa muôn sắc khoe hương, hoa nở không chỉ ở mùa xuân, mỗi mùa đều ánh lên những hương sắc độc đáo của những bông hoa nơi núi rừng xanh thắm. Cảnh sắc núi rừng Việt Bắc luôn có sự hiện diện những loài hoa xinh tươi, đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

Tháng giêng mùa xuân hoa mận đẹp Hoa mận trong vườn mọi bông nở Hoa mận trong vườn đang nở trắng

62

Cây cao cây thấp sáng một màu Cây cao cây thấp đều sáng rực.

(Sli: Chiêng ngột)

Những cánh hoa sắc trắng đang thì nở rộ, làm ánh lên một vùng sáng rực. Trải dài khắp buôn làng, trên các sườn đồi, lưng núi những cây mận đang kì trổ hoa, một hình ảnh rất thường gặp vào tiết xuân ở các bản làng miền núi. Những câu chữ miêu tả mộc mạc không phải diễn tả bằng những lối nói bóng bảy gọt đẽo nhưng vẫn có sức gợi tả mạnh mẽ, người đọc có thể hình dung ra một bức tranh mùa xuân đầy chất thơ, như bước vào cõi bồng lai tiên cảnh. Mùa xuân là mùa của vạn vật đâm chồi nảy lộc, mùa của sự sống.

Những điều may mắn sẽ đến, người ta tin vào những điều tốt đẹp sẽ đến vào mùa xuân. Đó là mùa của những ngày hội xuân, mùa của của tình yêu đôi lứa, mùa của những ước mơ về cuộc sống cho gia đình cho xóm làng. Nói đến mùa xuân, thiên nhiên trong miêu tả của người Nùng được hiện ra khá phong phú qua những câu Sli đối đáp đầy tình tứ của đôi lứa. Đó có thể là hình ảnh ánh nắng trong vắt của buổi sớm:

Mặt trời buổi sáng trong vắt nắng. Hay ngọn gió trong đêm trăng Gió mát trăng thanh vào cửa sổ Gió mát phía trước vào cửa nhà.

Có thể nói thiên nhiên trong Sli của người Nùng Phàn Slình là một bức tranh thiên nhiên sống động. Nét sống động không phải bởi sự phong phú về màu sắc mà còn bởi các nét vẽ về những hình ảnh đang chuyển động. Đúng là

“màu sắc của các hình tượng thiên nhiên trong Sli bao giờ cũng rực rỡ, tươi rói non trẻ, sức sống trào dâng” [10, 321].

Mỗi người dân miền núi đã được sinh ra và nuôi dưỡng ở chính chiếc nôi thiên nhiên nên có sự gắn bó lâu đời với thiên nhiên cho nên tâm hồn họ dễ chan hoà với thiên nhiên. Thiên nhiên là người bạn ân tình thuỷ chung của

63

họ. Qua bức tranh thiên nhiên, chúng ta phần nào thấy được những nét văn hoá độc đáo, những nét đẹp trong tâm hồn của đồng bào Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu dân ca sli trong đời sống của người nùng phàn slình ở huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)