6. Bố cục khóa luận
2.1. NGÔN NGỮ VÀ KHÔNG GIAN DIỄN XƢỚNG
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, tức là loại hình sử dụng ngôn từ để sáng tạo ra thế giới nghệ thuật. Như vậy ngôn ngữ là một trong yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm nghệ thuật. Với vai trò ấy ngôn ngữ từ lâu đã trở thành một đối tượng nghiên cứu không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu thi pháp văn học.
Ngôn ngữ trong dân ca Sli của người Nùng Phàn Slình mang những đặc điểm chung của nghệ thuật văn học dân gian, là ngôn ngữ nghệ thuật hình tượng nói bằng hình ảnh, đặc biệt là những hình ảnh mang đậm tính chất dân tộc miền núi. Những câu Sli rất mộc mạc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của người dân lao động nơi đây.
Ví dụ:
Nam: Anh yêu em qua những năm tháng
Như chim rừng uống nước suối tiên
Nữ: Em thương anh qua những năm tháng
27
Nam: Trông nàng vừa đẹp lại vừa xinh
Quả ngon lòng ngậm ngùi nhớ mãi
Nữ: Rừng xanh xuất hiện đôi măng trúc
Ruộng tốt xuất hiện bông lúa vàng.
Tùy vào từng không gian diễn xướng, mục đích diễn xướng mà những câu Sli, lời Sli thay đổi một cách linh hoạt, lúc trầm, lúc bổng. Lời ca trong dân ca Sli là những áng thơ hay mang đậm yếu tố trữ tình, vốn là đặc trưng cơ bản trong văn học nghệ thuật của người Nùng. Điều này được thể hiện rõ hơn trong các câu Sli thể hiện tình yêu đôi lứa. Những lời Sli hát về tình yêu đôi lứa lúc nào cũng ngọt ngào bay bổng thể hiện sự khao khát yêu thương, nhẹ nhàng kín đáo của những chàng trai cô gái người Nùng. Ngược lại những lời Sli trong đám tang thì lại ai oán thể hiện sự trách móc, ăn năn của con cháu đã không chăm lo phụng dưỡng cha mẹ, để cha mẹ phải lìa đời.
Ví dụ:
Nam Em ơi cấy lúa nên bông
Ngày vui đám cưới rượu hồng đôi ta
Nữ: Ngày vui đám cưới rượu hoa
Anh báo thực lòng cho nhà em hay
Nam: Tam phương tứ hướng đến mừng
Cùng vui đám cưới đẹp lòng mai sau.
Nữ: Mong sao sớm tối bên nhau
Cùng ăn cùng ở vẹn tình thủy chung
Nam: Kề vai chia ngọt xẻ bùi
Nguyện xây tổ ấm trọn đời bên nhau.
(Sli: Giao duyên)
Cha không ăn không ở Cha về với tổ tiên Về với bác với chú
28
Thầy Mo thầy Tào chia ruộng cho Cha nuôi con cháu lớn khôn
Con cháu không nuôi được cha đến già
(Sli: Đámtang) Các bài Sli của người Nùng Phàn Slình ở Bình Gia gắn liền với các hoạt động sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của cộng đồng. Không gian diễn xướng của Sli chính là môi trường sinh hoạt, là nơi tiến hành tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của cộng đồng.
Với mỗi hoạt động sinh hoạt văn hoá khác nhau thì lại có một môi trường diễn xướng cụ thể khác nhau. Nhưng nhìn chung các bài Sli thường được diễn ra ngay trong nhà. Không gian nhà sàn đã trở thành một sân khấu để tổ chức các cuộc hát. Hát mừng nhà mới, hát mừng sinh nhật hay những bài ca chúc mừng năm mới của khách khi đến thăm nhà… Trong đám cưới không gian nhà sàn cũng chính là nơi diễn ra những lời hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái… Những buổi hát tỏ tình trong những đêm mùa xuân bên bếp lửa ấm ấp tạo một không gian thân mật, tình cảm, rút ngắn khoảng cách giữa “chủ” và “khách” để những người tham gia buổi hát trở nên gần gũi hơn, họ cùng cất lên những lời ca mượt mà tha thiết. Có lẽ vì thế mà trong cuốn "Sli,
Lượn dân ca trữ tình Tày Nùng” tác giả Vi Hồng đã nói: “Lượn sân khấu nhà sàn”.
Ngoài ra không gian diễn xướng của Sli, Lượn còn diễn ra ở ngoài trời. Người Nùng Phàn Slình có thể cất lên tiếng hát ngay khi đang làm việc trên, ngoài bãi. Trong những phiên chợ, hay ngày hội làng họ cùng nhau hát lên những bài hát ca ngợi tháng giêng, ca ngợi mùa xuân. Trên đường đi nếu gặp nhau, những chàng trai, cô gái lại cất lên tiếng hát, chào hỏi, làm quen.
Nhân dịp đôi ta gặp nhau
Ta tâm sự bằng lời ca tiếng hát.
29
Tháng giêng mùa xuân hoa mận hoa đào nở trắng nở hồng Bốn phía thập phương quý khách đến chơi hội
Mọi nhà hương thơm ngào ngạt bàn gia tiên…
Tương ứng với không gian diễn xướng là thời gian diễn xướng. Thời gian diễn xướng có thể diễn ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm, trong ngày. Tuỳ thuộc vào từng buổi hát và các nghi lễ sinh hoạt tương ứng. Nhưng khoảng thời gian thích hợp nhất để tổ chức các buổi hát là những ngày mùa xuân, khi công việc đồng áng của một năm đã tạm xong, đây là thời gian của những lễ hội, của những ngày đi chơi hội. Ở miền núi, những ngày vui xuân là khoảng thời gian được kéo dài, có khi kéo dài hết tháng ba, đó là thời điểm thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ phục vụ đời sống tinh thần của cộng đồng.
Các buổi hát Sli có thể diễn ra trong khoảng thời gian không có tính chất cố định, thời gian ấy có thể một ngày, một đêm cũng có khi kéo dài tới ba, bốn ngày, ba, bốn đêm. Điều này phụ thuộc vào vốn Sli của người hát và tài nghệ ứng tác của những người tham gia.