6. Bố cục khóa luận
2.2.2.1. Hát trong đám cưới
Như người viết đã nói ở trên, dân ca Sli của người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn có mặt ở hầu hết tất cả mọi hoạt động của người dân trong cuộc sống trong đó có cả đám cưới, ngày hạnh phúc của đôi trai gái sau những câu Sli hẹn hò, trao duyên bên những khe suối, triền đồi.
31
Tuy nhiên trong đám cưới của người Nùng nơi đây quy định hát trong đám cưới chỉ có phù dâu, phù rể mới được tham gia hát. Vì vậy, trong việc lựa chọn phù dâu và phù rể, ngoài việc lựa chọn về ngoại hình, về bản thân, gia đình thì những người này còn phải hát hay và thuộc nhiều bài hát mới cầm chắc phần thắng.
Khi đoàn đón dâu nhà trai đến cổng nhà gái, nhà gái đã mang sẵn một chiếc ghế băng dài, một chiếc bàn nhỏ. Trên bàn đặt một chai rượu, một ấm trà và bốn cái chén đặt chắn lối đi, cử người đợi sẵn ở đó và cuộc hát bắt đầu từ đây.
Cứ như vậy họ hát đối đáp nhau, nhà trai muốn vào đón dâu thì phải hát thắng nhà gái. Nếu cuộc hát diễn ra quá lâu, nhà trai không hát được thì phải xin chịu thua thì nhà gái mới cho vào. Vào đến cửa thì phù rể lại phải hát một bài để hỏi thăm mọi người và khi muốn làm bất kì một việc gì đó thì cũng phải hát một bài để xin phép. Khi nhà trai đón dâu về trên đường đi họ lại tiếp tục hát, hát cho đến khi về đến nhà trai và hát cho đến khi tàn đám cưới khi tất cả mọi người, bà con lối xóm đã ra về. Lúc này thanh niên, nam nữ lại chuyển sang hát ban đêm, câu chuyện của đôi nam nữ vẫn cứ dài vô tận còn những làn điệu Sli, Lượn của họ thì tập trung vào chủ đề muôn thửa là tình yêu đôi lứa. Như vậy, những bài hát trong lễ cưới cổ truyền của người Nùng Phàn Slình là một kho tàng văn học vô cùng phong phú. Cái hay, cái đẹp ở chỗ qua từ ngữ, hình ảnh, giai điệu, chúng đã thể hiện sắc thái rất riêng của dân tộc này. Hôn nhân của người Nùng Phàn Slình rất coi trọng lối nói ví von, ẩn dụ tinh tế khi giao lưu. Lời ca của Sli, Lượn, Cỏ lảu là những lời hát đầy tình cảm, gửi gắm những tâm tư sâu kín của người Nùng Phàn Slình một cách tế nhị và sâu lắng nhất.
Theo tác giả Nông Minh Châu và Vi Quốc Bảo trong cuốn “Dân ca
đám cưới Tày - Nùng”; “người con trai nào dù là ông mối hay phù rể nếu phải uống rượu thay hát thì sẽ mang tiếng xấu, tiếng nhục, nhiều khi hàng
32
mấy chục năm sau chưa rửa được”. Chính vì vậy trước đây, trai gái người
Nùng Phàn Slình khi đến tuổi làm phù rể, phù dâu đều tìm cách học các bài Sli, Lượn, Cỏ lảu để làm vốn. Nhiều người đã nghe và hát biết bao bài thơ
lảu, có những người đã từng làm ông mối, bá mè đại diện nhà trai, nhà gái
tham dự những cuộc hát đối đáp giữa hai họ thì giờ đây, họ có dịp nhớ lại những làn điệu đã in sâu trong ký ức. Đối với những người khác, đặc biệt là lớp người trẻ tuổi thì đây là thời điểm thích hợp để họ học những bài hát này để có thể sử dụng khi cần thiết. Đây chính là môi trường để người Nùng nói chung và người Nùng Phàn Slình nói riêng bảo tồn cả một kho tàng văn học khá phong phú của mình.
Các bài hát trong lễ cưới của người Nùng Phàn Slình mang giá trị văn học. Trước hết, có thể nhận thấy đó là sự phong phú của các thể thơ được sử dụng làm ca từ trong hôn lễ. Phần nhiều các bài Sli, Lượn, Cỏ lảu đều là thể thơ bảy chữ, nhưng nhiều khi, các nghệ nhân dân gian chuyển sang dùng cả thể thơ bốn, năm tiếng và thơ tự do để thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau của mình bằng nhiều hình ảnh sinh động.
Ví dụ:
Tới mệt thì uống chè Tới mệt thì uống rượu
Uống vài chén chè cho đỡ mệt Uống một vài chén rượu rồi ngủ.
Lời ca thể hiện lời chào hỏi, mời mọc nhau chứa chan tình cảm tốt đẹp giữa nhà trai và nhà gái, giữa nam và nữ. Vì vậy, tuy lời thơ đôi lúc có chút châm biếm, nhưng phần nhiều là tươi vui và luôn cũng lịch thiệp, trang nhã [13].
Bá mè ơi
Chén rượu này uống chia đôi Cùng uống để nhớ mãi không quên Có điều gì sơ suất xin thông cảm
33
Nên nói ra những điều hay điều tốt Để người khác còn dám đến nơi đây.