Bức tranh lao động

Một phần của tài liệu Tìm hiểu dân ca sli trong đời sống của người nùng phàn slình ở huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 68)

6. Bố cục khóa luận

2.4.3.2.Bức tranh lao động

Cũng như biết bao làn điệu dân ca khác, làn điệu Sli của người Nùng Phàn Slình đã nảy sinh, tồn tại và phát triển trong môi trường sinh hoạt và lao động của cộng đồng Nùng Phàn Slình, nên giữa dân ca Sli và đời sống lao động có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Chính vì thế mà bức tranh lao động sinh động phong phú bao nhiêu cũng đã được làn điệu Sli phản ánh sinh động giàu màu sắc bấy nhiêu. Những bài ca lao động ấy đã phản ánh rõ những nét văn hoá nông nghiệp miền núi với công việc lao động nương rẫy, làm ruộng nước… Những bài ca nói lên những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, những bài học đã được tích luỹ từ bao đời và còn được lưu truyền tới các thế hệ sau này.

Phát nương được hai bãi Phá ruộng được hai đám Đám dưới cấy lúa nếp Đám trên cấy lúa tẻ Lúa tẻ ruộng độc nước.

(Sli: Bãi Rậm)

Những khó khăn trong cấy lúa mà người nông dân cần chú tâm và cũng là sự lo lắng của họ đó là “ruộng độc nước” đã được dân gian nhắc tới. Đó là loại ruộng xấu, đất chua, lúa trồng sẽ không tốt cây lúa sẽ bị khuẩn, cây lúa lá đỏ không thu hoạch được. Kinh nghiệm trong trồng trọt đôi khi còn là những điều hết sức giản đơn nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Trong việc trồng cam, việc chọn thời điểm trồng cây rất quan trọng cho sự phát triển của cây.

“Xiếp hằm khắm lùng chay mạc cam” “Chiều tối râm xuống hãy trồng cam”.

64

Trong bức tranh lao động của đồng bào miền núi hiện ra hình ảnh con người với những công việc lao động quen thuộc. Đó có thể là việc nhuộm vải.

Ngắt ngọn bỏ vào thạ Ngắt ngọn thụ phấn trong Nhuộm vải bằng lá chàm Nhuộm sao cho thật đậm.

(Sli: Nhọm phải )

Ngay trên nương, trên ruộng giữa công việc lao động, tiếng Sli đã vang lên với giai điệu dặt dìu, sâu lắng.

Tới ngày mang chủng cùng xuân phân Lập hạ về đến tháng hai tới

Cùng nhau lo xuống trồng cây lúa Thấm thoắt trôi qua tới tháng năm Anh chàng nhổ mạ, cô nàng cấy Người cấy bên trái, người bên phải Chớ để cây trước dồn cây sau Đừng để cây sau dồn cây trước Bước lên trên đá đặt nón xuống Buớc tới trên đá đặt nón chờ Mai này cách xa còn mãi nhớ

Dù không chung sống cũng chung thời Để mình mãi mãi còn luyến lưu.

(Sli: Só sình)

Trung tâm của bức tranh lao động là hình ảnh con người. Con người hiện ra giữa nền thiên nhiên với những công việc lao động quen thuộc với đời sống tình cảm. Đó là niềm vui, là hạnh phúc của tình yêu, của cuộc sống. Người đọc dễ dàng hình dung ra chủ thể lao động đang miệt mài làm việc, những động tác nhịp nhàng đã được miêu tả thật đẹp, “Anh chàng nhổ mạ, cô

65

nàng cấy”, “Người cấy bên trái, người bên phải”. Họ đang xây dựng một

cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó góp phần xây dựng một bản làng trù phú, một mảng không thể không nhắc tới trong bức tranh nông thôn miền núi mà làn điệu Sli đã vẽ lên.

Trông nhìn ra nhiều hướng Nhìn thấy làng rộng lớn Nhìn thấy nương ruộng tốt Mình mới bước đến đây Lấy lời hát ca cùng tâm sự.

(Sli: Kháy pác)

Một bản làng rộng lớn, những nương ruộng tốt tươi là sự giàu có của thôn bản và cũng là niềm tự hào của nhân dân. Trong Sli đối đáp, lời của nhân vật đối đáp đã nhắc tới sự phát triển của làng bản, sự giàu có của quê hương.

Nam:

Năm ngoái về thấy rừng thành cây Năm nay tới thấy bãi thành ruộng

Nữ:

Trống chiêng vang vọng khắp mọi nơi Ruộng vườn tốt lắm chẳng tới mình.

Chăn nuôi, trồng trọt là hoạt động kinh tế chính của người Nùng Phàn Slình cho nên hình ảnh đàn gia súc, gia cầm đông đúc, lớn khoẻ là mong ước của người nông dân. Chính vì vậy trong lời cầu chúc đầu năm, nguời hát đã cất lên những tiếng ca cầu chúc những điều tốt đẹp cho công việc nuôi trồng, hứa hẹn một năm mới bội thu.

Trong sản xuất nông nghiệp, mỗi bước đi của mùa màng, của chu kì lao động sản xuất đều có những bài ca miêu tả. Quá trình của một vụ cấy được kể cụ thể theo thời gian, từ việc những công việc chuẩn bị cho việc gieo trồng như cầy bừa, gieo mạ… sự phát triển của cây đến khi thu hoạch.

66

Trong dân ca Sli tiếng hát của thiên nhiên hoà lẫn tiếng ca lao động của con người, góp phần vẽ lên những bức tranh sinh động về cảnh núi rừng, bản làng, về sức sáng tạo và công việc lao động xây dựng cuộc sống ấm no của dân bản. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của bản làng, miêu tả và ca ngợi sức lao động của con người phần nào đã nói lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp của người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia nói riêng và đồng bào Nùng nói chung.

2.5. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DÂN CA SLI TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

Đất nước ta đang bước vào thời kì mở cửa và hội nhập, quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá đang diễn ra mạnh mẽ làm thay đổi lớn về đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc nói chung và của dân tộc Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia nói riêng. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến việc duy trì các làn điệu Sli, những giá trị văn hoá truyền thống theo đó mà đang bị mai một đi nhiều. Cứ đà này những bài Sli sẽ ra đi theo những người có tuổi. Vì vậy bảo tồn, phát huy làn điệu Sli của người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn là việc làm hết sức cần thiết. Nhưng đó cũng là một công việc cần có thời gian, có sự đóng góp công sức của nhiều người và đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kho tàng Sli, Lượn của người Nùng Phàn Slình khá phong phú, đó là những bài ca lao động, bài ca sinh hoạt, bài ca nghi lễ phong tục, xuất hiện ở hầu hết trong các sinh hoạt văn hoá khác của cộng đồng dân tộc Nùng Phàn Slình. Việc khôi phục và duy trì những làn điệu dân ca này có một ý nghĩa hết sức to lớn. Vừa là giữ lại những bài hát dân ca chứa đựng nền văn hoá của cộng đồng dân tộc đồng thời cũng là cơ hội để các thế hệ trẻ trau dồi, học tập và gìn giữ cả một kho tàng văn học cổ truyền phong phú đã được tích tụ từ bao đời.

67

Về phía tỉnh Lạng Sơn: Quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 (khoá

VIII), công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy loại hình văn hoá hát Sli bắt đầu được quan tâm. Năm 2003, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đầu tư 40 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, tiến hành nghiên cứu bảo tồn hát Sli Phàn Slình tại thôn Sơn Hồng, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc. Đến năm 2010, Hội Bảo tồn Dân ca các dân tộc tỉnh Lạng Sơn ra đời và tiến hành giao nhiệm vụ cho các hội viên vận động những người hát Sli lâu năm ở khắp các vùng quê vào các câu lạc bộ (CLB) hát Sli; các CLB trực thuộc Hội bảo tồn dân ca tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 6 CLB với số hội viên dao động từ 600 - 800 hội viên. Số hội viên chủ yếu từ 45 - 70 tuổi tập trung ở các xã thuộc địa bàn: Cao Lộc, Chi Lăng, Lộc Bình, Hữu Lũng, Bình Gia và thành phố Lạng Sơn. Trong 3 năm qua, công tác bảo tồn duy trì hát Sli tại một số lễ hội, chợ hội được duy trì. Đáng kể là chợ hội xuân Xứ Lạng ngày 22 tháng Giêng năm 2010, các hội viên Hội bảo tồn dân ca tỉnh đi kêu gọi vận động những người đã từng hát Sli tham gia ngày hội hát Sli tại khu vực tượng đài đồng chí Hoàng Văn Thụ. Ngày hội hát Sli đã thu hút trên 1.000 người tham gia, trong đó có trên 100 người từ huyện Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang đã tham dự hội hát Sli.

Về phía lãnh đạo huyện Bình Gia: Hiện nay Phòng Văn hóa - Thông

tin huyện Bình Gia cũng đã xây dựng đề tài lưu giữ làn điệu hát Sli trên địa bàn, lựa chọn các xã có đông đồng bào dân tộc Nùng, Tày sinh sống để khảo sát đồng thời tìm ra những nghệ nhân, những người am hiểu về hát Sli, hát hay để mở những lớp dạy hát Sli cho những con em dân tộc Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia có nhu cầu muốn học hát… Tính đến thời điểm này trên toàn huyện Bình Gia đã thành lập được 10 câu lạc bộ hát Sli, thu hút các lứa tuổi từ các em học sinh Trung học cơ sở, các giáo viên đến các anh các chị yêu dân ca Sli đã tham gia vào lớp dạy hát Sli do huyện tổ chức dưới sự chỉ bảo, truyền dạy của các nghệ nhân. Khôi phục, bảo tồn dân ca hát Sli, hát

68

Lượn của các dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn nói chung và huyện Bình Gia nói riêng cũng là góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, không những vậy, nó còn đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của nhân dân. Để làm được điều đó, cần sự chung sức, chung lòng của những người có tâm huyết đặc biệt là sự quan tâm, đam mê, nhiệt huyết của giới trẻ. Đây là nhân tố quan trọng để duy trì và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Về phía người dân huyện Bình Gia: Ý thức được làn điệu dân ca của

dân tộc mình đang ngày càng bị mai một nên bản thân đồng bào dân tộc Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia cũng đã có những hành động thiết thực nhằm lưu giữ và bảo tồn làn điệu dân ca của dân tộc mình bằng cách mở các hội thi dân ca Sli giữa các xã và các thôn bản thu hút đông đảo người dân tham gia, vận động bà con tham gia vào câu lạc bộ hát Sli. Tuy nhiên cần phải nâng cao nhận thức của người dân để họ biết được tầm quan trọng cũng như những giá trị nghệ thuật của dân ca Sli của chính dân tộc mình, qua đó họ tôn trọng chính nền văn hóa của mình, bởi vì chỉ có tôn trọng thì họ mới có cái nhìn đúng đắn và có phương pháp hiệu quả để bảo vệ chính làn điệu dân ca của dân tộc mình.

Như vậy, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại địa phương về dân ca Sli… ở đây em nêu ra một số đề xuất về phương hướng bảo tồn và phát huy dân ca Sli trong giai đoạn hiện nay.

Thứ nhất cần tổ chức sưu tầm những làn điệu Sli của người Nùng Phàn

Slình huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn một cách có hệ thống. Vấn đề này đòi

hỏi các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp đồng bộ với trung tâm văn hoá, các nhà nghiên cứu chuyên môn, các cán bộ bảo tàng và các nghệ nhân, cần phải nghiên cứu một cách kĩ lưỡng sưu tầm, thu thập tất cả các lời Sli trong đời sống cộng đồng, ghi chép thành bài bản, đồng thời dịch sang ngôn ngữ phổ thông, liên kết với cơ quan truyền thanh truyền hình của huyện thực hiện công tác quay phim, chụp ảnh in thành đĩa rồi trao lại cho đồng bào.

69

Các cấp chính quyền địa phương kết hợp với những nghệ nhân có tâm huyết xây dựng kế hoạch và hỗ trợ kinh phí để tổ chức các lớp học hát Sli cho những cháu có khả năng âm nhạc ngay tại thôn bản, để các nghệ nhân hát Sli giỏi có thể truyền lại những vốn dân ca cổ truyền cho thế hệ trẻ, đồng thời khơi dậy những tình cảm tốt đẹp của họ với những làn điệu dân ca của chính dân tộc mình, từ đó mở rộng vốn Sli cho mọi người. Mục đích của việc làm này là để mỗi người dân nơi đây, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ về những phong tục tập quán của chính cha ông mình. Từ đó mọi người sẽ ý thức được việc cần thiết và cùng nhau giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

Thứ hai, cần đưa dân ca Sli vào hoạt động nghệ thuật quần chúng. Đây

là một việc làm không đơn giản bởi lẽ làn điệu dân ca Sli tuy có giá trị nghệ thuật cao nhưng chưa hẳn đã phù hợp với sở thích của nhiều người nhất là giới trẻ. Tuy nhiên nếu chúng ta mở các cuộc thi giao lưu giữa các xã trong địa bàn huyện, thành lập câu lạc bộ, kết hợp tuyên truyền cho giới trẻ nhận thức được họ đang mang một trọng trách lớn lao đó là bảo tồn và lưu giữ lại làn điệu dân ca của dân tộc mình, họ sẽ nhận thức được và tích cực tham gia vào công cuộc lưu giữ và bảo tồn làn điệu Sli. Nếu làm được điều này thì đây cũng là một biện pháp rất tốt để giữ gìn vốn văn hóa của dân tộc.

Thứ ba, cần đưa làn điệu Sli vào các trường học cơ sở và các trường phổ thông nơi có đông con em dân tộc Nùng Phàn Slình học tập. Theo tôi ngoài bộ môn hát nhạc và những môn học khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì nên đưa làn điệu Sli vào các buổi hoạt động ngoại khóa của nhà trường, thông qua đó các em có thể phát hiện ra những cái hay cái đẹp của làn điệu Sli.

Thứ tư, cần quảng bá rộng rãi làn điệu Sli đến với nhân dân cả nước.

Bản thân em mong muốn làn điệu Sli sẽ không chỉ là làn điệu dân ca của riêng người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn mà sẽ được

70

người dân cả nước biết đến và được Bộ văn hóa và Thông tin xác nhận là di sản văn hóa đặc biệt cần được bảo vệ và phát huy giá trị của nó bằng cách mở chuyên mục dân ca Sli trên báo, xây dựng trang web, xuất bản sách báo, đĩa VCD, tạo mọi điều kiện để những nghệ nhân Sli giao lưu dân ca Sli với các cộng đồng khác trong và ngoài nước.

71

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Qua việc phân tích, tìm hiểu nội dung và một số đặc điểm nghệ thuật Sli của người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, chúng ta có thể khẳng định: Nội dung phản ánh của làn điệu dân ca này vô cùng đa dạng và phong phú. Khi đọc những câu Sli người đọc thấy ngay một thế giới tình cảm sâu sắc. Đó là thế giới tình cảm, tình yêu đôi lứa của những chàng trai, cô gái trao gửi cho nhau, những lời yêu thương chân thành, thuỷ chung. Đó là khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, giàu tình nghĩa đã được giãi bày một cách khôn khéo, tinh tế.

Không chỉ gửi gắm những tâm tư tình cảm, những lời yêu thương tha thiết, những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng này còn cho thấy những nếp cảm, nếp nghĩ, phản ánh thế giới quan của người Nùng Phàn Slình. Họ cất lên tiếng ca về cuộc sống, ca ngợi vẻ đẹp của con người trong lao động thể hiện sự coi trọng tình cảm đời sống của người dân. Qua tìm hiểu một số yếu tố thi pháp trong dân ca Sli của người Nùng Phàn Slình ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, chúng ta có thể thấy những giá trị nghệ thuật độc đáo của những làn điệu dân ca này. Trong quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ dân gian đã có nhiều sáng tạo về mặt ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong Sli là ngôn ngữ giàu hình ảnh, hình tượng, vừa mang tính nghệ thuật lại đậm chất dân tộc. Ngôn ngữ vừa giản dị gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày vừa mang tính nghệ thuật cao. Đó là kết quả của việc vận dụng khéo léo những biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ trong xây dựng hình ảnh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu dân ca sli trong đời sống của người nùng phàn slình ở huyện bình gia, tỉnh lạng sơn (Trang 68)