Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá Thực tiễn áp dụng tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhật Việt (Trang 46)

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa phải thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các quan điểm của Đản được ghi nhận trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và lần thứ XI. Đặc biệt là yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư pháp tại Nghị quyết 48 – NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. [12]

Thứ hai, căn cứ vào xu thế hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế nói chung, một mặt, là sự tiếp nối, sự khẳng định và hoàn thiện các khuynh hướng đã hình thành từ lâu trong lịch sử thế giới, mặt khác, đây cũng là một hiện tượng mới, bắt đầu hội nhập về kinh tế, rồi dần dần lôi cuốn theo toàn cầu hoá về một số lĩnh vực văn hoá và tác động mạnh mẽ đến chính trị. Không phải mọi quốc gia đều tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế với mức độ giống nhau và đều được bình đẳng như nhau. Khi tham gia hội nhập quốc tế, các nước phát triển có rất nhiều lợi thế. Vấn đề đối với tất cả các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển, là phải có chiến lược thích ứng và khôn ngoan để vượt qua thách thức và chớp lấy thời cơ, trong quá trình hội nhập thế giới, phải có ý thức giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Thực hiện đường lối đổi mới, mở

cửa, hội nhập quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực hợp đồng trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam tiếp tục có những chính sách theo những hướng cơ bản sau:

• Tiếp tục hoàn thiện thể chế về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng thông qua sửa đổi bổ sung Luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tạo điều kiện cho hoạt động mua bán hàng hóa phát triển mạnh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.

• Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia để từng bước phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế. Các quy định của hệ thống pháp luật quốc gia cần phải được hoàn thiện phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần tạo môi trường

đầu tư thuận lợi, minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả về thực thi pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng

3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng

mua bán hàng hóa nói riêng

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại dễ phát sinh tranh chấp nên rất cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý. Do đó, Nhà nước cần quan tâm hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, ban hành các quy định mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiêp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua bán hàng hóa phát triển, tránh sự chồng chéo giữa các văn bản về cùng một vấn đề. Dưới đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam

Thứ nhất, về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa, pháp luật nên quy định

điều khoản đối tượng là điều khoản bắt buộc. Quy định như vậy sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, việc quy định như vậy còn có thể hạn chế được các hành vi lừa dối trong giao kết và thực hiện hợp đồng

Thứ hai, về hình thức của hợp đồng thì để mở rộng hơn nữa quyền tự do trong giao

kết hợp đồng của các chủ thể, có thể cho phép chủ thể được giao kết hợp đồng dưới mọi hình thức không chỉ giới hạn ba hình thức quy định tại Điều 24 Luật thương mại 2005. Các bên có thể sử dụng mọi cách thức hợp pháp để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng.

Thứ ba, về đề nghị giao kết hợp đồng thì thời hạn chấp nhận nên được hoàn thiện

theo hướng:

+ Về thời điểm xác định thời hạn: BLDS cần đưa ra cách xác định cụ thể thời

điểm bắt đầu thời hạn trả lời chấp nhận, khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời chấp nhận mà không xác định thời điểm bắt đầu thời hạn này, giải pháp cho vấn đề có thể học tập quy định tại Điều 2.1.8 của PICC, theo đó, “thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định bắt đầu tính từ lúc đề nghị được gửi đi. Ngày ghi trong đề nghị được cho là ngày gửi đi, trừ khi hoàn cảnh cho thấy điều ngược lại”.

+ BLDS cần quy định việc xác định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị trong

trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị. BLDS có thể tiếp thu các quy định tại Điều 20 của CISG và Điều 2.1.8 của PICC về một thời hạn hợp lý hoặc tiếp thu quy định tại Luật Thương mại năm 1997 Điều 53 Khoản 1 đoạn 2, theo đó, “trong trường hợp không xác định thời hạn chấp nhận chào hàng thì

thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng là ba mươi ngày, kể từ ngày chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng”.

+ Cách tính thời hạn trả lời chấp nhận, Khoản 5 Điều 153 BLDS nên được sửa

đổi, bổ sung như quy định như Khoản 2 Điều 20 của CISG [14]

Thứ tư, về xử lý thanh toán chậm, Bộ luật dân sự 2005 cần thay đổi khoản 2 Điều

305 quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm nếu chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì phải trả lãi suất quá hạn theo hợp đồng đã ký kết. Mặt khác, để tránh sự không rõ ràng cũng như khắc phục các điểm không rõ của điều 305, thì trách nhiệm dân sự trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ cần được quy định lại theo hướng bên chậm thực hiện nghĩa vụ gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Tiền lãi không cần quy định riêng trong một khoản mà nên coi là thiệt hại nói chung. Việc sửa đổi theo hướng này đồng thời cũng đòi hỏi BLDS phải có quy định cụ thể và hợp lý hơn về cách tính thiệt hại.

Thứ năm, về chế tài phật vi phạm. Pháp luật của Việt Nam quy định giới hạn tối đa

của mức phạt vi phạm, không phụ thuộc vào thoả thuận của các bên (Điều 228 Luật thương mại quy định mức phạt tối đa 8% giá trị nghĩa vụ vi phạt, Điều 378 Bộ luật dân sự lại quy định mức phạt vi phạm không quá 5% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Theo quy định của các điều luật nói trên, trong trường hợp các bên có thỏa thuận mức phạt vi phạm thì dù thiệt hại có lớn bao nhiêu đi nữa thì bên vi phạm chỉ phải trả tiền tối đa trong giới hạn đó. Pháp luật của các nước khác, phạt vi phạm được coi là một trong những hình thức của trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, không quy định giới hạn của mức phạt vi phạm, mà chỉ quy định rằng mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận khi ký kết hợp đồng. Sở dĩ có quy định như vậy bởi vì pháp luật của các nước đó coi chức năng của phạt vi phạm là đền bù những tổn thất mà bên bị vi phạm phải chịu và mức phạt vi phạm cũng phải tương đương với mức độ tổn thất mà các bên nhìn thấy trước tại thời điểm ký kết hợp đồng. [15]

Việc quy định giới hạn của mức phạt vi phạm làm hạn chế tự do ý chí của các bên trong việc thoả thuận ký kết hợp đồng. Bởi vì, thứ nhất, pháp luật đã quy định, phạt vi phạm là sự thoả thuận của các bên về số tiền mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm; thứ hai, Khoản 3 Điều 379 Bộ luật dân sự, nếu trong hợp đồng các bên có thoả thuận phạt vi phạm mà không thoả thuận bồi thường thiệt hại thì chỉ áp dụng phạt vi phạm mà không áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Có ý kiến cho rằng, tại sao tại thời điểm ký kết hợp đồng các bên không thoả thuận áp dụng cả hai loại chế tài: phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Nếu trong thực tiễn thương mại các bên luôn hành động như vậy thì liệu quy định của Điều 378 Bộ luật dân sự, Điều 228 Luật thương mại và quy định tại Khoản 3 Điều 379 Bộ luật dân sự có thực sự phát huy hiệu quả hay có thực sự cần thiết hay không. Để các quy định của pháp luật phát huy được hiệu quả của

mình thì chúng phải phù hợp với thực tiễn lưu thông dân sự và thương mại, vì vậy nên sửa đổi các Điều 378 Bộ luật dân sự và Điều 228 Luật thương mại.

3.2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng mua bán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng hóa

3.2.2.1. Về phía Nhà nước

Nâng cao hiệu lực của pháp luật về hợp đồng mua bán ngay từ khâu lập pháp

Trong một xã hội dân chủ, mọi quan tâm của các nhóm quyền lực nhà nước suy cho cùng đều phải vì nguyện vọng, lợi ích của người dân. Do đó, để hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thì ngay từ khâu lập pháp, Nhà nước cần có biện pháp đúng đắn để thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của mọi người, đặc biệt là cá nhân kinh doanh và pháp nhân. Để làm được điều này, Nhà nước ta phải chú trọng tới việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh.

Cơ quan lập pháp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng những vấn đề pháp lý mang tính bắt buộc chung. Hiện nay, Quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp duy nhất nhưng nhìn chung các nhà lập pháp của Việt Nam, về đa số vẫn chỉ là những người làm luật kiêm nhiệm, họ có ít thời gian và điều kiện để nghiên cứu. Trong bối cảnh hiện nay cần phải có các chuyên gia pháp lý để khắc phục tình trạng này.

Như vậy, hoạt động lập pháp là hoạt động rất quan trọng, nó tạo nền tảng pháp lý cho các hoạt động mua bán giữa các cá nhân, thương nhân và pháp nhân. Các cá nhân, thương nhân và pháp nhân dựa vào pháp luật mà thoả thuận các điều khoản, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Có thể nói, hệ thống pháp luật Việt Nam cho đến nay chưa thực sự hoàn chỉnh, cần có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế, xã hội nên việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ngay từ khâu lập pháp vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ đối với những vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hoá mà còn với tất cả hoạt động nói chung diễn ra trong xã hội.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá

- Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

+ Tổ chức thi hành các văn bản pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá như BLDS 2005, LTM 2005; triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện pháp luật hợp đồng trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước; cập nhật thường xuyên thông tin pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

+ Chỉ đạo củng cố tổ chức pháp chế để lực lượng này có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình, phát triển lực lượng nòng cốt để triển khai hoạt động hỗ trợ thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành.

+ Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc cung cấp văn bản quy phạm pháp luật do bộ, ngành ban hành và trao đổi thông tin pháp lý nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật hợp đồng đầy đủ và toàn diện.

- Đối với Bộ Tư pháp

Theo quy định tại Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, bên cạnh chức năng soạn thảo, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin pháp lý là một trong các nhiêm vụ trọng tâm của Bộ. Để tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung, hỗ trợ thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp nói riêng, Bộ Tư pháp cần tập trung chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau:

Thứ nhất, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ làm đầu mối triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp.

Thứ hai, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật hợp đồng toàn diện và được truyền tải rộng rãi nhằm hỗ trợ và đáp ứng yêu cầu thông tin pháp lý của doanh nghiệp một cách đầy đủ, nhanh chóng và minh bạch

Thứ ba, Bộ Tư pháp sẽ xây dựng nội dung và cập nhật tài liệu nhằm phục vụ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá cho các doanh nghiệp

- Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

+ Tổ chức thi hành pháp luật kinh doanh, triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện pháp luật hợp đồng cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại địa phương dưới các hình thức như cung cấp, cập nhật thông tin pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá; tổ chức cung cấp ý kiến trả lời, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về các quy định của pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hoá

+ Xây dựng các dự án, chương trình hỗ trợ thực hiện pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.

3.2.2.2. Về phía doanh nghiệp

Lựa chọn đối tác

Hiện nay, công ty TNHH Nhật Việt có quan hệ rất gần gũi với một số đối tác nhận tiêu thụ sản phẩm giày dép thương hiệu VENTO và NAVIGO, một số khác cung cấp nguyên vật liệu để phục vụ quá trình sản xuất của công ty. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở một vài nhà cung ứng đó thì công ty có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội làm ăn khác có lợi nhuận cao hơn. Công ty cần chủ động tìm kiếm các nhà cung cấp và phân phối mới nhằm tạo thêm nhiều cơ hội phát triển đa dạng nguồn hàng đồng thời hạn chế được việc bị đối tác chèn ép trong giao dịch cũng như trong thoả thuận giá cả. Để làm tốt

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá Thực tiễn áp dụng tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhật Việt (Trang 46)