BẢNG KÊ CÁC HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH NHẬT VIỆT NĂM

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá Thực tiễn áp dụng tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhật Việt (Trang 36)

TNHH NHẬT VIỆT NĂM 2014

TT Hàng hóa Trị giá hợp đồng

Thời gian cung cấp

Đối tác ký hợp đồng

1 Giày thể thao, dép xăng đan (Tiêu chuẩn ISO 9001)

1700 đôi Năm 2014 Công ty TNHH sản xuất thương mại Hải Âu (Lào Cai)

2 Giày dép thương hiệu VENTO và NAVIGO ( Tiêu chuẩn ISO 9001)

3000 đôi Năm 2014 Công ty TNHH thương mại Tân la Thành (Hà Nội) 3 Giày dép thương hiệu VENTO và

NAVIGO (Tiêu chuẩn ISO 9001)

1500 đôi Năm 2014 Công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Đăng Tuân (Thừa Thiên Huế) 4 Giày dép thương hiệu VENTO và

NAVIGO (Tiêu chuẩn ISO 9001)

2500 đôi Năm 2014 Công ty TNHH MTV thời trang giày 3A (Hà Nội) 5 Giày dép thương hiệu VENTO

(Tiêu chuẩn ISO 9001)

2200 đôi Năm 2014 Công ty TNHH An Thịnh (Hải Phòng)

6 Xăng đan dây dù, giày thể thao (Tiêu chuẩn ISO 9001)

2000 đôi Năm 2014 Công ty Cổ phần Nam Quy (Hà Nội)

7 Giày dép thương hiệu VENTO và NAVIGO (Tiêu chuẩn ISO 9001)

3500 đôi Năm 2014 Cửa hàng giày dép Hồng Phương (Hồ Chí Minh)

Qua bảng trên, ta thấy được công ty khá thành công trong việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa chiếm 80% các loại hợp đồng của công ty. Điều này cho thấy, công ty rất chú trọng việc tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật kỹ lưỡng để soạn thảo nội dung hợp đồng hợp lý, hạn chế tối thiểu tranh chấp phát sinh xảy ra khiến cho công ty chiếm một vị trí đáng tin cậy trong mắt bạn hàng. Mỗi năm công ty lại ký thêm được một số hợp đồng với bạn hàng mới và tiếp tục ký kết hợp tác với các bạn hàng lâu năm.

c) Trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng:

Hiện nay, công ty thường ký kết hợp đồng bằng hai hình thức: ký kết trực tiếp và ký kết gián tiếp. Với hình thức ký kết trực tiếp thì người đại diện có thẩm quyền của hai bên trực tiếp cùng gặp mặt, bàn bạc, thỏa thuận về nội dung hợp đồng và cùng ký vào hợp đồng dưới sự chứng kiến của hai bên tại một địa điểm nhất định. Còn ký kết

gián tiếp được áp dụng trong trường hợp các bên không cùng có mặt để ký kết, hai bên thỏa thuận với nhau về nội dung hợp đồng bằng cách gửi cho nhau dự thảo hợp đồng hoặc tài liệu cần thiết như đơn đặt hàng, đơn chào hàng, thông điệp dữ liệu điện tử…

Trình tự ký kết theo phương thức này gồm hai giai đoạn là:

+ Đề nghị lập hợp đồng (hay chào hàng): Công ty đưa ra những điều khoản chủ yếu của hợp đồng (tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, thời gian, giá cả…), thời hạn trả lời và ký trước vào bản dự thảo hợp đồng sau đó gửi cho bên kia xem xét và có quyết định chấp thuận hợp đồng hay không.

+ Chấp nhận đề nghị (hay chấp nhận chào hàng): Bên được đề nghị có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong đó ghi rõ nội dung chấp nhận, nội dung không chấp nhận và những đề nghị bổ sung, trong một khoảng thời gian nhất định.

Hợp đồng được coi là đã ký kết từ thời điểm bên chào hàng là phía công ty nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều khoản của bên được chào hàng.

d) Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng được thực hiện chủ yếu tại công ty. Khi tiến hành các hoạt động mua bán hàng hóa của mình, công ty luôn chú trọng việc tìm kiếm khách hàng và lựa chọn đối tác kinh doanh. Trước khi tiến hành giao kết hợp đồng, công ty thường tìm hiểu kỹ lưỡng khách hàng và đối tác kinh doanh thông qua báo chí, internet, điều tra thực tế… Mục đích của việc tìm hiểu này là để nắm bắt, hiểu rõ mong muốn của khách hàng, đối tác về sản phẩm, như chủng loại chất lượng, công dụng, dịch vụ sau bán đối với các sản phẩm mà công ty kinh doanh. Đây là những yếu tố đã giúp cho công ty giao kết được nhiều hợp đồng.

Đối với các đối tác, nếu công ty có nhu cầu đối với một mặt hàng nào đó với một khối lượng nhất định, công ty sẽ gửi một bảng hỏi giá cho bên có khả năng đáp ứng, yêu cầu họ gửi cho mình báo giá. Sau khi có bảng báo giá, hai bên sẽ tiến hành đàm phán về các điều khoản và yêu cầu đối tác soạn thảo hợp đồng dưới hình thức văn bản ký vào đó rồi gửi sang cho công ty. Nếu các đối tác là các doanh nghiệp nước ngoài thì quá trình đàm phán chủ yếu diễn ra qua điện thoại hoặc email.

Đối với khách hàng, chủ yếu là khách hàng trong nước nên việc đàm phán diễn ra dễ dàng hơn. Các cán bộ kinh doanh sẽ trực tiếp liên hệ với các công ty, cơ sở kinh doanh giày dép để tìm kiếm khách hàng cho mình. Nếu các công ty hay cơ sở kinh doanh đó có nhu cầu các mặt hàng giày dép mà công ty mình có khả năng đáp ứng nhu

cầu đó thì nhân viên kinh doanh sẽ gửi lời chào hàng và bảng báo giá cho đối phương. Nếu bên được chào hàng chấp nhận lời chào hàng thì cán bộ kinh doanh sẽ trực tiếp soạn thảo hợp đồng dưới dạng văn bản để hai bên tiến hành giao kết hoặc có thể thông qua fax, email…

Việc lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho cả hai bên khi ký kết và trong quá trình giám sát thực hiện hợp đồng. Hơn nữa, tại công ty vì có những nguồn khách hàng có sẵn nên khi tham gia ký kết thỏa thuận với khách hàng, công ty sử dụng những mẫu hợp đồng có sẵn, chỉ thay đổi nội dung về số lượng, giá cả, đối tượng hàng hóa…Còn các điều khoản về quyền và nghĩa vụ thì không cần bổ sung thêm. Việc ký kết như vậy giúp công ty cũng như khách hàng không mất thời gian và công sức. Hình thức của hợp đồng khi tham gia ký kết, có thể do hai bên thỏa thuận hoặc do một trong hai bên quyết định. Việc này tùy thuộc vào lợi ích của khách hàng có yêu cầu như thế nào.

2.3.1.2.Thực hiện hợp đồng tại công ty.

a) Về chất lượng và số lượng:

Công ty luôn tìm hiểu về tính hợp pháp của loại hàng hóa mà mình chuẩn bị mua bán. Bởi không phải mọi loại hàng hóa đều được đưa vào kinh doanh, mua bán. Có những hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Đối với loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được thực hiện việc mua bán. Đây là một lưu ý mà công ty cần quan tâm để thực hiện việc mua bán hàng hóa. Các điều kiện về số lượng, chất lượng, cách thức bảo quản, đóng gói... hàng hóa do các bên thỏa thuận khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa. Hầu hết hàng hóa công ty đưa vào mua bán trong thị trường đều có nhãn hàng hóa. Nội dung được thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm: tên hàng, tên và địa chỉ của người chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa. Nhãn hàng hóa được đặt ở vị trí dễ quan sát, bảo đảm thông tin ghi trên nhãn hàng hóa là chính xác. Công ty luôn đảm bảo cho khách hàng nhận được hàng hóa có chất lượng cao, được giao với đầy đủ số lượng theo nhu cầu của khách hàng. Chất lượng hàng hóa của công ty luộn đảm bảo đúng như đã được ghi trong hợp đồng và chứng chỉ chứng nhận chất lượng hàng hóa.

b) Về kiểm tra hàng hóa :

Kiểm tra hàng hóa là một khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa. Công ty luôn tiến hành hoạt động kiểm tra hàng hoá trước khi xuất kho và khi nhận

hàng để đảm bảo hàng hoá đó đúng tiêu chuẩn, quy cách đã thoả thuận trong hợp đồng. Công ty có quyền từ chối nhận hàng nếu thấy hàng không đáp ứng yêu cầu và yêu cầu bên mua phải tiếp nhận hàng nếu chứng minh hàng công ty cung cấp là đúng theo hợp đồng mà hai bên ký kết. Những việc làm này của công ty đã hạn chế phần nào rủi ro khi giao hàng.

c) Về địa điểm, phương thức giao nhận hàng hóa:

Sau khi hàng hóa được khách hàng xác định rõ số lượng, chất lượng thì sẽ được giao cho bên nhận tại nhà kho của công ty hoặc giao tại địa điểm mà khách hàng có yêu cầu. Số lượng giao nhận hàng hóa thực tế được lập thành biên bản giao nhận, có xác nhận của đại diện hai bên để làm cơ sở thanh toán giữa hai bên.

Trong hoạt động mua bán hàng hoá trong nước, công ty có thể vào vị trí của người bán hoặc người mua. Do đa phần đóng vai trò bên bán nên công ty thường xuyên phải ký các hợp đồng thuê vận chuyển hàng hoá tới điểm giao hàng đã thoả thuận. Khi giao hàng cho người vận chuyển thì nghĩa vụ của công ty coi như đã hoàn thành khi hàng đã được giao cho người vận chuyển theo thỏa thuận giữa công ty và khách hàng. Sau khi công ty giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên, mặc dù bên mua chưa nhận được hàng nhưng nghĩa vụ giao hàng của công ty đã thực hiện xong và mọi trách nhiệm sự hư hỏng hàng hóa sẽ do bên trung gian gánh vác. Công ty TNHH Nhật Việt xác định thời điểm chuyển rủi ro là sau khi hàng hóa đến địa điểm mà khách hàng đã chỉ định, trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

d) Về giá cả, thanh toán khi thực hiện hợp đồng:

Giá cả: Khi thực hiện mua bán hàng hóa, việc xác định giá và thỏa thuận giá hết sức quan trọng, bởi nó phản ánh lợi nhuận mà công ty thu được từ hợp đồng là nhiều hay ít. Các bên thỏa thuận ấn định mức giá và ghi rõ vào hợp đồng. Nếu như trong hợp đồng không có quy định nào về giá, thì giá bán hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong điều kiện tương tự. Giá cả hàng hóa của công ty được tính như sau: Chi phí vận chuyển bên mua phải chịu, giá cả theo thời điểm bên mua đặt hàng

Thanh toán: Thanh toán tiền hàng là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua. Người mua phải thanh toán tiền hàng đúng như những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng, ngay cả trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng sau khi quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển từ người bán sang người mua. Trừ trường hợp lỗi xảy ra là do bên bán gây ra. Một số phương thức thanh toán mà công ty TNHH Nhật Việt sử dụng đó là:

+ Thanh toán ngay: Việc thanh toán được thực hiện ngay sau khi bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc bên mua hoàn thành thủ tục nhận hàng tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng. Kiểu thanh toán này có ưu điểm nhanh, gọn, thuận tiện cho cả hai bên. Có hai phương thức thanh toán ngay đó là thanh toán bằng tiền mặt, và thanh toán bằng chuyển khoản.

+ Trả góp: Theo cách này bên mua nhận hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán tiền hàng theo nhiều đợt. Phương pháp này, công ty áp dụng cho những đối tượng không có đủ khả năng thanh toán ngay.

+ Trả chậm: Hai bên có thể thỏa thuận việc bên mua sẽ trả tiền trong một thời hạn nhất định kể từ khi nhận hàng. Phương thức này công ty chỉ áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài, dựa trên sự tin tưởng và uy tín của khách hàng.

Bên cạnh đó công ty rất linh hoạt trọng việc thu tiền của khách hàng. Tùy từng đối tượng khách hàng công ty sẽ có những cách thanh toán khác nhau, cụ thể là:

+ Đối với khách hàng mới: Công ty thường yêu cầu thanh toán toàn bộ số tiền hàng sau khi khách hàng nhận hàng.

+ Đối với khách hàng quen biết: công ty áp dụng phương thức thanh toán 70% ngay sau khi giao hàng và 30% còn lại sẽ thanh toán trong vòng từ 10 đến 15 ngày.

+ Đối với khách hàng đặc biệt: Công ty ưu tiên chỉ phải thanh toán 50% ngay khi giao hàng. Phần còn lại có thể thanh toán trong vòng 30 ngày.

e) Biện pháp giải quyết tranh chấp tại công ty:

Trong hoạt động kinh doanh không thể tránh khỏi những phát sinh tranh chấp và công ty TNHH Nhật Việt cũng không phải ngoại lệ. Nhìn chung các tranh chấp này chủ yếu là do khách hàng đã chậm trễ trong việc thanh toán. Khi xảy ra tranh chấp phát sinh thì hai bên chủ động bàn bạc để tháo gỡ và thương lượng giải quyết tranh chấp. Công ty sử dụng phương pháp thương lượng, bởi vì công ty muốn tạo ra sự thiện chí, muốn hợp tác lâu dài với khách hàng. Khi tiến hành thương lượng thì vụ việc sẽ được giải quyết dứt điểm bằng sự xác định rõ ràng phần quyền và nghĩa vụ tài sản mỗi bên. Vì các bên đã có sự thống nhất ý chí cho nên các quyền , nghĩa vụ giữa họ dễ dàng được thực hiện đầy đủ và làm dứt điểm. Hơn nữa phương pháp này sẽ giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí, có ý nghĩa kinh tế với công ty.Trong trường hợp công ty và khách hàng không thể thương lượng để đạt được những thỏa thuận mong muốn. Khi đó, công ty sẽ giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc nhờ tòa án

kinh tế giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với việc giải quyết tranh chấp công ty luôn ưu tiên giải quyết bằng hai phương pháp đó là thương lượng, trọng tài thương mại.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá Thực tiễn áp dụng tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhật Việt (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w