đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhật Việt
Thứ nhất, về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Công ty TNHH Nhật Việt luôn tìm hiểu kỹ các quy định liên quan đến pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trước khi tiến hành giao kết và thực hiện hợp đồng. Cụ thể, trước khi giao kết hợp đồng công ty luôn tìm hiểu, nghiên cứu các điều khoản trong hợp đồng, tìm ra những giải pháp hợp lý cho việc giao kết hợp đồng để tránh sai sót, rủi ro trong khi đàm phán, ký kết hợp đồng. Trong khi thực hiện việc giao kết hợp đồng, công ty luôn xem xét nội dung và hình thức của hợp đồng một cách rất cẩn thận sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật. Công ty sử dụng hai hình thức chính để ký kết hợp đồng là ký kết trực tiếp và ký kết gián tiếp. Hợp đồng được ký theo hình thức trực tiếp được hình thành một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn; ký kết gián tiếp phức tạp hơn, tốn kém thời gian và kết quả thỏa thuận chậm hơn. Hợp đồng được ký kết bằng cách gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên về tất cả các điều khoản của hợp đồng. Hơn nữa, công ty cũng có quan tâm tìm hiểu đến những quy định mới của pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, để từ đó nâng cao việc áp dụng pháp luật khi giao kết hợp đồng.
Thứ hai, về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ thực tiễn thực hiện
hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhật Việt, có thể nhận thấy rằng công ty đã rất chú trọng đến việc thực hiện các điều khoản quy định trong hợp đồng, đặc biệt là về điều khoản về chất lượng hàng hóa. Chính vì điều này mà công ty ngày càng giao kết được nhiều hợp đồng có giá trị có thể mang lại lợi nhuận lớn cho công ty. Để có được kết quả thành công trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, Ban giám đốc và nhân viên trong công ty đã có sự cố gắng, nỗ lực với những phương hướng, chiến lược đúng đắn. Các nhân viên trong công ty luôn có sự đoàn kết thi đua đóng góp cho sự phát triển của công ty. Ngoài ra, công ty cũng luôn phân phối những sản phẩm đạt chất lượng cao, cùng với các dịch vụ hấp dẫn. Điều này đã giúp cho công ty có số lượng khách hàng, đối tác kinh doanh lớn và lâu dài, do đó số lượng hợp đồng ngày càng tăng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, với ba biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa mà công ty sử dụng thì biện pháp cầm cố tài sản an toàn hơn so với hai biện pháp còn lại. Biện pháp đặt cọc chứa đựng nhiều rủi ro bởi
khi bên đối tác đã đặt cọc, nếu công ty từ chối hoặc không thực hiện hợp đồng thì công ty sẽ phải trả cho bên đối tác số tiền gấp đôi số tiền đặt cọc, nếu không có thỏa thuận khác. Hơn nữa, việc công ty thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi là do việc nghiên cứu hai văn bản pháp luật quan trọng là BLDS 2005 và LTM 2005. Hai văn bản pháp luật hiện hành này đã tạo ra môi trường linh hoạt hơn so với với trước đây, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng, giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong việc sẽ phải áp dụng những điều khoản trong văn bản pháp luật nào, để điều chỉnh điều chỉnh quan hệ hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Tuy công ty đã có những thành công nhất định trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng vẫn còn những khó khăn, vướng mắc mà công ty cần xem xét nghiên cứu để việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa đạt được hiệu quả tối ưu. Mặc dù môi trường pháp lý đã tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp nhưng việc thay đổi pháp luật liên tục, các văn bản điều chỉnh pháp luật hợp đồng chồng chéo, tản mát khiến doanh nghiệp không kịp thích ứng gây khó khăn cho việc áp dụng luật khi ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, nhân viên trong công ty đa phần là trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ còn chưa đồng đều nên việc thực hiện hợp đồng còn chậm, thiếu sự linh hoạt. Hơn nữa, công ty chưa có bộ phận pháp chế, nhân viên trợ giúp pháp lý, tư vấn việc áp dụng hợp đồng. Trong quá trình soạn thảo hợp đồng còn chưa chú ý cập nhật những thông tin mới hoặc là đã biết nhưng vẫn làm theo thói quen. Các điều khoản mà công ty thỏa thuận còn rất chung chung, không rõ ràng.