hóa tại công ty TNHH Nhật Việt
2.3.1.1. Quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH Nhật Việt
a) Chủ thể giao kết hợp đồng:
Chủ thể giao kết hợp đồng của công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty TNHH thì chủ tịch hội đồng quản trị công ty ông Trần Đình Thăng với tư cách là người đại diện theo pháp luật thực hiện việc ký kết hợp đồng giữa công ty với đối tác. Tuy nhiên với những hợp đồng có giá trị nhỏ, có thể ủy quyền cho giám đốc hoặc phó giám đốc thực hiện việc ký kết hợp đồng, người được ủy quyền chỉ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình trong phạm vi cho phép.
Bên cạnh việc chấp hành quy định về chủ thể giao kết có đủ thẩm quyền, công ty cũng chú ý đến chủ thể của đối tác để đảm bảo cho hợp đồng được giao kết không bị vô hiệu. Vì vậy khi tiến hành ký hợp đồng, người trực tiếp ký hợp đồng là người có tên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay người đó đã được bản thân người có tên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ủy quyền ký kết trong phạm vi được ủy quyền. Hợp đồng ký kết vượt quá phạm vi ủy quyền sẽ bị vô hiệu, nếu ký kết với nội dung sai với những điều được ủy quyền thì họ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả pháp lý do việc đó mang lại. Việc ủy quyền cho người khác khi ký hợp đồng phải được lập thành văn bản với những nội dung quy định một cách rõ ràng như: Tên, địa chỉ, chức vụ, nghề nghiệp hay được ủy quyền làm những việc gì, thời hạn ủy quyền
Mặt hàng mà công ty kinh doanh là giày dép nên không nằm trong dạnh mục hàng hoá cấm hoặc hạn chế kinh doanh (Theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP). Mặt khác, mục đích của hợp đồng là trao đổi hàng hoá nhằm tìm kiếm lợi nhuận nên không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Nội dung của hợp đồng là kết quả của quá trình đàm phán giữ hai bên với nhau về các điều khoản trong hợp đồng. Nội dung của hợp đồng thường bao gồm các vấn đề sau:
- Thỏa thuận chung
- Phương thức đặt hàng và giao hàng
- Phương thức thanh toán ( Hình thức thanh toán, giá bán...) - Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Điều khoản chung bao gồm:
+ Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Mục đích của việc quy định biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là nâng cao trách nhiệm các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ, ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ gây ra, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng.
+ Các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng sau: Cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký quỹ; bảo lãnh
+ Trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng: Trong hợp đồng mua bán hàng hoá, điều khoản này quy tụ những điều cam kết rất cụ thể về sự quyết tâm thực hiện nghiêm túc mọi điều khoản đã thoả thuận. Công ty quy định phạt vi phạm trong hợp đồng nên khi có vi phạm xảy ra công ty có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
+ Giải quyết tranh chấp
Ngoài những điều khoản chính được ghi trong hợp đồng mà đã nêu ở trên, còn một số vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đó là việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Điều này cũng được quy định cụ thể trong hợp đồng. Trách nhiệm soạn thảo hợp đồng với khách hàng là thuộc trách nhiệm của phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh có trách nhiệm nghiên cứu các điều khoản trong hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của công ty nhưng không được ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng.
Sau đây là bảng kê khai một số hợp đồng mua bán hàng hóa tiêu biểu mà công ty đã giao kết: