Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá Thực tiễn áp dụng tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhật Việt (Trang 25)

Trình tự giao kết hợp đồng là quá trình mà trong đó bên bán và bên mua bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thỏa thuận cùng nhau xác lập quyền và nghĩa vụ mỗi bên.

LTM 2005 không quy định cụ thể về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, vì thế thủ tục giao kết hợp đồng sẽ áp dụng theo luật chung là BLDS 2005.

Thứ nhất về đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì theo khoản 1 Điều

390 BLDS 2005, đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng mua bán và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị với bên đã được xác định cụ thể. Đề nghị hợp đồng mua bán có thể do bên bán hoặc bên mua thực hiện. So với CISG, pháp luật Việt Nam không yêu cầu nội dung cụ thể của một đề nghị giao kết hợp đồng. Theo Điều 14 CISG định nghĩa một đề nghị giao kết hợp đồng hình thành một chào hàng khi nó được gửi đến một/nhiều người xác định, thể hiện ý chí của người chào hàng muốn ràng buộc mình trong trường hợp chào hàng được chấp nhận, và nêu rõ hàng hóa, ấn định hoặc quy định cách xác định số lượng và giá cả. Hơn nữa, Khoản 2 Điều 14 CISG cũng phân biệt một chào hàng với một lời mời đưa ra chào hàng. Theo đó, một đề nghị không gửi cho những người xác định chỉ được coi là một lời mời đưa ra chào hàng. Nội dung này không có quy định tương ứng trong pháp luật Việt Nam.

Thứ hai về thời điểm để một chấp nhận chào hàng có hiệu lực

Pháp luật Việt Nam quy định trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn được bên đề nghị ấn định. Theo khoản 1 Điều 397 BLDS 2005 thì nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn đó thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Mặt khác, nếu căn cứ vào khoản 2 Điều 18 CISG thì thời điểm chấp nhận chào hàng tới nơi người chào hàng. Một chấp nhận chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người chào hàng trong thời hạn quy định hoặc trong một thời hạn hợp lý (nếu không ấn định thời hạn). Ngoài ra, theo khoản 2 điều 18 CISG và khoản 2 điều 397 BLDS 2005 đều yêu cầu một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay lập tức, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo Điều 19 CISG ghi nhận trường hợp trả lời chấp nhận chào hàng có kèm theo những nội dung sửa đổi đề nghị chào hàng ban đầu sẽ cấu thành một chào hàng mới, trừ khi những sửa đổi không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung chào hàng ban đầu. Các yếu tố sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, chất lượng và

số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên, giải quyết tranh chấp được coi là làm biến đổi một các cơ bản nội dung của chào hàng. Về phần này, BLDS cũng có quy định tương tự như đã đề cập ở trên tại Điều 395, tuy nhiên không có quy định chi tiết về các yếu tố sửa đổi làm thay đổi cơ bản nội dung chào hàng như trong CISG [16, tr. 15]

Thứ ba về hình thức giao kết hợp đồng. Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được

giao kết bằng hai hình thức, đó là giao kết trực tiếp hoặc giao kết gián tiếp.

Phương thức giao kết trực tiếp là phương thức mà các bên trực tiếp gặp nhau, cùng

bàn bạc, thương lượng để đi đến thống nhất về nội dung của hợp đồng và cùng ký tên vào văn bản của hợp đồng (nếu hình thức hợp đồng là văn bản). Hợp đồng được xác lập và phát sinh hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng. • Phương thức giao kết gián tiếp là phương thức mà các bên không trực tiếp gặp nhau

để bàn bạc, thảo luận mà trao đổi với nhau thông qua các tài liệu giao dịch như: công văn, điện báo, đơn đặt hàng, thông điệp dữ liệu điện tử khác…trong đó ghi rõ nội dung công việc cần giao dịch. Hợp đồng được giao kết bằng hình thức gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận đươc tài liệu giao dịch thể hiện sự thỏa thuận về tất cả các điều khoản trong nội dung hợp đồng.

Thứ tư về thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán

hàng hóa được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận. CISG quy định hợp đồng được giao kết kể từ thời điểm chấp nhận chào hàng có hiệu lực theo Điều 23 CISG, trong khi Điều 404 BLDS cụ thể hóa các trường hợp như : hợp đồng dân sự

được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết ; hoặc nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết thì hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng ; hoặc thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng ; hoặc thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Nhìn chung, các quy định này của CISG và BLDS là tương thích

với nhau. [16, tr.16]

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá Thực tiễn áp dụng tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhật Việt (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w