4.1.2.1. Định hướng phát triển tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, ngƣời đông. Với diện tích 16.490,25 km2
, lớn nhất cả nƣớc; dân số hơn 2,9 triệu ngƣời, đứng thứ tƣ cả nƣớc; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không, đƣờng biển, đƣờng thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng nhƣ một Việt Nam thu nhỏ....Với vị trí địa lý, địa hình nhƣ trên, Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tƣ và ngày càng có nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ, kinh doanh. Tỉnh Nghệ An xác định phát triển nền kinh tế theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Từng bƣớc phát triển sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế theo hƣớng tăng năng suất lao động, tăng giá trị trên đơn vị diện tích. Cụ thể là:
Chú trọng đầu tƣ chiều sâu, hiện đại, nâng cao hiệu quả khai thác chế biến khoáng sản, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng. Hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng bán sản phẩm chƣa qua chế biến hoặc chế biến thô. Thực hiện chủ trƣơng cấp mỏ khai thác khoáng sản gắn với cơ sở chế biến. Đầu tƣ xây dựng nhà máy chế biến đá ở Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ với công nghệ hiện đại,
đảm bảo đến năm 2015 đạt công suất bột đá các loại 800.000-1.000.000 tấn/năm, đá xẻ 600.000-1.000.000 m2/năm, đá bazan đạt 300.000-500.000 tấn/năm, thiếc tinh luyện 2.000 tấn/năm. Phát triển nghề chế tác đá mỹ nghệ để tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động.
Rà soát quy hoạch, tổ chức quản lý chặt chẽ khai thác cát, sỏi, đá xây dựng, đảm bảo sản xuất an toàn, bảo vệ môi trƣờng, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy sắt xốp Kobelco Nhật Bản tại Khu công nghiệp Đông Hồi, kêu gọi đầu tƣ xây dựng nhà máy chế biến sợi cách nhiệt từ đá bazan, công suất 10.000 tấn/năm.
Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm có thế mạnh của tỉnh nhƣ chế biến sữa, sản xuất đƣờng và các sản phẩm sau đƣờng, chế biến nông, lâm thủy sản
Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao: công nghiệp điện tử - tin học - viễn thông, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hoá, công nghệ sinh học...
Từng bƣớc chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho phát triển ngành công nghiệp CNTT; đến năm 2020, công nghiệp CNTT trở thành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, có tốc độ tăng trƣởng cao. Xây dựng và phát triển khu công nghiệp công nghệ thông tin ở thành phố Vinh. Khu Công nghệ cao trong Khu kinh tế Đông Nam.
Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thành một ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, khuyến khích phát triển các sản phẩm mới, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và tiến tới xuất khẩu.
Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thành một ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, khuyến khích phát triển các sản phẩm mới, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và tiến tới xuất khẩu.
- Điện: Tập trung đẩy nhanh các dự án đầu tƣ thuỷ điện theo quy hoạch đảm bảo tiến độ, đƣa tổng công suất các nhà máy đến năm 2015 đạt 800- 850MW. Khuyến khích các hình thức sản xuất điện khác. Hoàn thành trung tâm nhiệt điện Quỳnh Lập công suất 2.400 MW. Phấn đấu đƣa sản lƣợng điện đạt 2,9-3,1 tỷ KWh vào năm 2015. Sau năm 2015, xây dựng thêm một số nhà máy đã đƣợc quy hoạch, nâng tổng công suất vào năm 2020 là 1.000 MW, sản lƣợng 4,0 tỷ KWh.
Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp mạng đƣờng dây và trạm biến áp theo quy hoạch, đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân sinh.
- Nƣớc: Xây dựng quy hoạch nguồn nƣớc cung cấp cho các đô thị, khu công nghiệp và nông thôn, nhất là các vùng kinh tế trọng. Nâng cấp nhà máy nƣớc Vinh, Cửa Lò, thị xã Thái Hoà và đầu tƣ xây dựng mới các nhà máy nƣớc ở thị trấn của các huyện, các khu công nghiệp với tổng công suất đến năm 2015 là 120.000 m3/ngày đêm, đạt công suất tiêu thụ 35 triệu m3/năm và 73-75 triệu m3/năm, cung cấp đủ nƣớc sạch cho sinh hoạt và sản xuất.
- Thu hút đầu tƣ, xây dựng Khu kinh tế Đông Nam, nhằm tạo đột phá trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Với các khu phi thuế quan: bao gồm khu cảng tự do, khu thƣơng mại dịch vụ, khu kho ngoại quan và khu chế xuất; khu thuế quan bao gồm các khu chức năng: khu công nghiệp, Khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng phía nam và Phía bắc Cửa Lò; khu công nghệ cao; khu đô thị, dân cƣ, khu hành chính trung tâm.
- Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ (Thanh Chƣơng) với diện tích tự nhiên 21.382,5 ha. Là đầu mối quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác hữu nghị với nƣớc bạn Lào và các nƣớc Đông Nam Á; đầu mối trung chuyển, xuất nhập hàng hoá và dịch vụ, du lịch của tỉnh Nghệ An với các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, đầu tƣ sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm sản, lắp ráp, sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng…
Thay đổi cơ cấu sản phẩm sản xuất áp dụng công nghệ cao tăng giá trị để giai đoạn 2011 - 2015 đạt mức tăng trƣởng trƣởng GTSX bình quân 4,0- 4,5%; giai đoạn 2016-2020 đạt 3,5-4,0%.
Về nông nghiệp tăng nhanh GTSX ngành chăn nuôi chiếm 40-50% GTSX nông nghiệp giai đoạn 2011-2015, trên 50% giai đoạn 2016-2020; giá trị sản xuất ngành thuỷ sản chiếm trên 15% sản xuất nông - lâm - ngƣ giai đoạn 2011-2020. Đến năm 2020, sản lƣợng lƣơng thực đạt khoảng 1,25 triệu tấn (trong đó lúa khoảng 940.000 tấn), tổng đàn trâu, bò đạt 1,3 triệu con, tổng sản lƣợng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng đạt 106 ngàn tấn.
Với định hƣớng phát triển nhƣ trên, trong tƣơng lai tỉnh Nghệ An sẽ có những bƣớc tiến mạnh mẽ để phát triển nền toàn diện theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững.
4.1.2.2. Mục tiêu phát triển tỉnh Nghệ An
*) Mục tiêu tổng quát:
Phấn đấu đƣa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015, và tỉnh khá của cả nƣớc vào năm 2020; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thƣơng mại, giáo dục, tài chính, y tế, khoa học - công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo.
*) Mục tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 7 - 8%.
- Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp đạt 4,0% - 4,5%.
- Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 9 - 10%, trong đó tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 11 - 12%.
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất dịch vụ đạt 9 - 10%.
- Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng nông, lâm, ngƣ chiếm 22 - 25%; công nghiệp xây dựng chiếm 32 - 34%; dịch vụ chiếm 42- 46%.
- Thu ngân sách đạt 6.732 tỷ đồng.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 520 triệu USD.
- Tổng nguồn đầu tƣ phát triển toàn xã hội đạt 33 - 34 ngàn tỷ đồng. - Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 25 triệu đồng.