Phân tích tình hình cho vay qua các tiêu chí

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An (Trang 53)

3.3.1. Tiêu chí đánh giá sự gia tăng quy mô cho vay

Đánh giá quy mô cho vay các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An giai đoạn 2010-2014.

+ Sự gia tăng về khách hàng vay vốn Tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh NHPT Nghệ An:

Bảng 3.7. Số lƣợng doanh nghiệp và dự án vay vốn TDĐT

Năm Số lƣợng doanh nghiệp Số lƣợng dự án vay vốn

2010 30 34

2011 31 36

2012 20 25

2013 18 22

2014 17 19

Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm - Phòng Tổng hợp- Chi nhánh NHPT Nghệ An

Qua bảng trên cho thấy số lƣợng khách hàng đƣợc vay vốn Tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc tại Chi nhánh NHPT Nghệ An giai đoạn 2010 – 2014 là tƣơng đối ổn định và có xu hƣớng giảm dần. Điều này là do từ năm 2010 trở về trƣớc các doanh nghiêp vay vốn tƣơng đối nhỏ lẻ và dàn trải. Đến năm 2011 sau khi Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 ra đời giới hạn quy mô cho vay là nhóm A, B, Chi nhánh NHPT Nghệ An đã hạn chế cho vay các dự án nhỏ dàn trải trên nhiều địa bàn mà thực hiện cho vay các dự án lớn tại một số khu vực điển hình. Mặt khác các dự án vay vốn trƣớc đó đã trả hết nợ và đến thời hạn thanh lý hợp đồng. Năm 2014 số doanh nghiệp còn lại là 17 doanh nghiệp, điều này cho thấy, các doanh nghiệp đến với Ngân hàng Phát triển là tƣơng đối ít.

+ Sự gia tăng về số lƣợng dự án:

Số lƣợng dự án đƣợc vay vốn tín dụng đầu tƣ phát triển tại Chi nhánh NHPT Nghệ An đƣợc thể hiện qua bảng 3.7:

Nhƣ đã phân tích ở trên, số lƣợng dự án cũng giảm tƣơng ứng so với số lƣợng doanh nghiệp vay vốn trên địa bàn. Đến năm 2013, 2014 số dự án có dƣ nợ tại Chi nhánh tƣơng đối ổn định, năm 2014 số dự án là 19 dự án.

+ Dƣ nợ tín dụng, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng tại chi nhánh NHPT Nghệ An:

Dƣ nợ tín dụng đầu tƣ phát triển tại Chi nhánh NHPT Nghệ An tính tại thời điểm 31/12 qua các năm từ 2010 - 2014 và đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8. Dƣ nợ tín dụng và tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Dƣ nợ tại thời điểm

31/12 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ 2010 2.846.576 2011 4.194.313 147,45% 2012 6.191.913 147,52% 2013 7.648.933 123,53% 2014 7.263.676 94,94%

Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm - Phòng Tổng hợp- Chi nhánh NHPT Nghệ An

Qua bảng trên cho thấy, dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh NHPT Nghệ An giai đoạn 2010-2014, tăng mạnh. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ năm 2011 là 147,45%, năm 2012 tăng 147,52% so với năm 2011, năm 2013 tăng 123,53% so với năm 2012. Có điều này là do năm 2011, 2012, 2013 bắt đầu cho vay dự án chăn nuôi bò sữa và và chế biến sữa quy mô công nghiệp, các dự án khác đang trong giai đoạn hoàn thành đòi hỏi vốn lớn nên tổng dƣ nợ tăng mạnh.

Tháng 11 năm 2011, Chi nhánh NHPT Nghệ An bắt đầu cho vay dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp do Công ty CP Thực phẩm Sữa TH làm chủ đầu tƣ. Đây là dự án có quy mô đầu tƣ và hiện đại nhất Đông Nam Á, toàn bộ dự án có tổng mức đầu tƣ là 1,2 tỷ USD, là dự án đầu tƣ lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Ngày 9/7/2013, Nhà máy Sữa tƣơi TH đã chính thức khánh thành và đƣa vào vận hành cụm dây chuyền sản xuất số 1 với công suất 200.000 tấn/năm. Giai đoạn 1 của dự án có tổng mức đầu tƣ 350 triệu USD, trong đó vay vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Chi nhánh NHPT Nghệ An) là 3.522 tỷ đồng. Giai đoạn tiếp theo sẽ đƣợc xây dựng trong thời gian 4 năm sắp tới. Khi hoàn thành vào năm 2017 siêu nhà máy Mê-ga Plan (Mega Plant) sẽ đạt tổng công suất 1.700

tấn/ngày, tƣơng đƣơng 500 triệu lít/năm. Đây là nhà máy chế biến sữa tƣơi lớn nhất và hiện đại nhất khu vƣ̣c Đông Nam Á . Và là dự án tạo bƣớc đột phá về ứng dụng công nghệ cao và chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần thay đổi diện mạo miền Tây Nghệ An.

+ Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn so với tổng dƣ nợ tín dụng:

Bảng 3.9. Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn so với tổng dƣ nợ giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

Dƣ nợ tín dụng tại thời điểm 31/12 Dƣ nợ trung và dài hạn Tổng dƣ nợ Tỷ trọng Năm 2010 2.846.576 12.523.076 22,73% Năm 2011 4.194.313 15.429.571 27,20% Năm 2012 6.191.913 19.297.125 31,09% Năm 2013 7.648.933 22.953.741 33,04% Năm 2014 7.263.676 22.161.927 32,49%

Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm - Phòng Tổng hợp- Chi nhánh NHPT Nghệ An

Qua bảng trên cho ta thấy Tổng dƣ nợ tại Chi nhánh NHPT Nghệ An là khá lớn. Do Chi nhánh cho vay dự án ODA nhƣ nhiệt điện Nghi Sơn nên làm cho tỷ trọng dƣ nợ của tín dụng đầu tƣ là tƣơng đối thấp. Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn trên tổng dƣ nợ tăng đều qua các năm, với mức dƣ nợ tuyệt đối năm 2013 là 7.648.933 triệu đồng, năm 2014 là 7.263.676 triệu đồng thì đây vẫn là một mức dƣ nợ rất cao và có tốc độ tăng trƣởng tốt so với các NHTM trên địa bàn. Điều này cho thấy tín dụng đầu tƣ trung và dài hạn vẫn mục tiêu, tiêu chí hoạt động của Ngân hàng Phát triển đã nhƣ đã nêu ở phần trên.

3.3.2. Sự đa dạng của đối tƣợng cho vay

Đối tƣợng cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An trƣớc hết phải là chủ đầu tƣ có dự án thuộc danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ

phát triển đƣợc ban hành kèm các Nghị định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Đối tƣợng vay vốn tại Chi nhánh NHPT Nghệ An là chủ đầu tƣ các dự án sau: các dự án về lĩnh vực nông nghiệp nhƣ: dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp, các dự án phát triển chè, các dự án trồng rừng, dự án sản xuất cam, dự án xây dựng xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất dứa cô đặc, dự án cải tạo nâng cấp nhà máy chế biến thủy sản, dự án xây dựng xí nghiệp đông lạnh thủy sản…Các dự án thuộc lĩnh vực thủy điện nhƣ: Nhà máy thủy điện Bản Vẽ, nhà máy thủy điện Hủa Na, nhà máy thủy điện Khe Bố, nhà máy thủy điện Nậm Mô, nhà máy thủy điện Nậm Nơn. Các dự án thuộc lĩnh vực y tế giáo dục nhƣ: Bệnh viện Phụ sản quốc tế Vinh, bệnh viện 115, bệnh viện đa khoa Cửa Đông...

Chủ đầu tƣ của các dự án đƣợc vay vốn tín dụng đầu tƣ phát triển tại Chi nhánh NHPT Nghệ An thuộc các thành phần kinh tế nhƣ sau:

Bảng 3.10. Cơ cấu thành phần kinh tế vay vốn TDĐT tại CN NHPT Nghệ An giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: %

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 DN Nhà nƣớc 21,43% 14,29% 13,33% 8,67% 8,49 % Công ty CP,

TNHH 57,14% 64,29% 66,67% 79,94%

78,25%

Khác 21,43% 21,43% 20% 11 ,39% 13,26%

Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm - Phòng Tổng hợp- Chi nhánh NHPT Nghệ An

Trong giai đoạn 2010-2014, Chi nhánh NHPT Nghệ An đã chuyển hƣớng cho vay đối với các công ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn. Năm 2012, các công ty này chiếm 66,67% so với tổng số các doanh nghiệp

vay vốn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đến 2014 tỷ trọng này tăng lên 78,25% vào năm 2014.

Nhƣ vậy, trong giai đoạn 2010- 2014, các đối tƣợng vay vốn tại Chi nhánh NHPT Nghệ An chƣa đƣợc mở rộng, các thành phần kinh tế đƣợc vay vốn tín dụng đầu tƣ phát triển cũng thu hẹp.

3.3.3. Địa bàn cho vay

Ngân hàng Phát triển Việt Nam đƣợc thực hiện cho vay các dự án thuộc đƣợc quy định tại danh mục các Nghị định của Chính phủ không phân biệt địa bàn đầu tƣ. Địa bàn cho vay tại Chi nhánh NHPT Nghệ An chính là địa điểm nơi thực hiện dự án đầu tƣ. Địa bàn cho vay của Chi nhánh NHPT Nghệ An là huyện, thị xã, thị trấn thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An nhƣ huyện Quỳnh Lƣu, huyện Anh Sơn, huyện Con Cuông, huyện Thanh Chƣơng, huyện Tƣơng Dƣơng, huyện Đô Lƣơng, huyện Nghĩa Đàn…

Bảng 3.11. Số lƣợng địa bàn vay vốn TDĐT giai đoạn 2010-2014

Năm Số lƣợng địa bàn 2010 10 2011 9 2012 7 2013 7 2014 7

Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm - Phòng Tổng hợp- Chi nhánh NHPT Nghệ An

Qua bảng trên cho ta thấy, địa bàn cho vay của Chi nhánh NHPT Nghệ An trong trong giai đoạn 2010-2014 trải dài khắp các huyện, thị xã trên cả tỉnh. Mặc dù theo quy định thì chỉ đầu tƣ các dự án ở khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên Nghệ An có khu kinh tế Đông Nam trải dài từ Quỳnh Lƣu, Diễn Châu giảm xuống. Từ năm 2010 trở về trƣớc, các dự án vay vốn tại tại Chi nhánh NHPT Nghệ An hầu hết là các dự án nhỏ, lẻ trải ra trên

nhiều huyện, thị. Ngoài ra, năm 2008, 2009 các dự án đóng mới tàu đánh bắt hải sản xa bờ thuộc chƣơng trình đánh bắt hải sản xa bờ đang đƣợc vay vốn tại Chi nhánh nên số lƣợng địa bàn nơi dự án đƣợc triển khai còn nhiều. Các dự án này đƣợc thực hiện ở các huyện, thị ven biển nhƣ huyện Quỳnh Lƣu, huyện Nghi Lộc, huyện Diễn Châu, thị xã Cửa Lò…

Sự ra đời của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 giới hạn quy mô cho vay là nhóm A, B, Chi nhánh NHPT Nghệ An đã hạn chế cho vay các dự án nhỏ dàn trải trên nhiều địa bàn mà thực hiện cho vay các dự án lớn tại một số khu vực điển hình nhƣ năm 2011 cho vay dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp, đƣợc thực hiện tại huyện Nghĩa Đàn thuộc miền Tây Nghệ An. Trong nông nghiệp, miền Tây Nghệ An đƣợc ƣu tiên để phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh cao trên thị trƣờng. Đây là khu vực tiềm năng để Chi nhánh NHPT có thể thực hiện cho vay các dự án ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

Qua đánh giá các tiêu chí nêu trên cho thấy trong giai đoạn 2010-2014, Chi nhánh NHPT Nghệ An đã bắt đầu đẩy mạnh cho vay tín dụng đầu tƣ tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy điện, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng tăng mạnh trong những năm 2011, 2012, 2013.

Tuy số lƣợng dự án cũng nhƣ doanh nghiệp vay vốn giảm xuống nhƣng số vốn vay của mỗi doanh nghiệp, dự án tăng lên. Đối tƣợng cho vay cũng chƣa đa dạng, chƣa chú trọng mở rộng địa bàn cho vay. Điều đó cho thấy Chi nhánh NHPT Nghệ An đang tập trung cho vay theo chiều sâu, giảm các dự án vay vốn nhỏ lẻ, tập trung vốn vào các dự án lớn có tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

3.4. Đánh giá hoạt động TDĐT trung và dài hạn tại Chi nhánh NHPT Nghệ An. Nghệ An.

Trong suốt quá trình hoạt động của Chi nhánh Quỹ HTPT Nghệ An trƣớc đây và nay là Chi nhánh NHPT Nghệ An đã từng bƣớc ổn định và có xu hƣớng phát triển nhanh, đạt hiệu quả cao. Nhiều dự án do Chi nhánh đầu tƣ và tham gia đầu tƣ đã hoàn thành đƣa vào sản xuất và phát huy đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội; nhiều sản phẩm của dự án tham gia xuất khẩu, thay thế hàng ngoại nhập, tiết kiệm nhiều ngoại tệ cho đất nƣớc. Những công trình tiêu biểu nhƣ Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp, đầu tƣ xây dựng mở rộng bệnh viên đa khoa Cửa Đông, dự án thủy điện Hủa- na, dự án thủy điện Khe Bố, dự án thủy điện Nậm- mô, dự án thủy điện Nậm- nơn, dự án trồng rừng nguyên liệu của công ty cổ phần Sông Hiếu, … mà Chi nhánh tham gia đầu tƣ đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh, của đất nƣớc. Cụ thể:

3.4.1.1. Hiệu quả kinh tế

- Góp phần đáp ứng nhu cầu vốn ĐTPT cho các dự án trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Cùng với chính sách kêu gọi đầu tƣ của tỉnh, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Phát triển với chi phí vốn rẻ (lãi suất thấp) và các điều kiện tín dụng ƣu đãi đã thực sự tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các dự án, doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm, mở rộng và chiếm lĩnh thị trƣờng, thu đƣợc nhiều lợi nhuận.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH

Thực hiện mục tiêu chiến lƣợc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc đã có những bƣớc chuyển biến về cơ cấu vốn đầu tƣ theo lĩnh vực ngành nghề theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng vốn dành cho các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn và hiện đại hóa công nghiệp nhẹ, trong đó chú trọng đến công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc với mục đích hỗ trợ vốn, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất thuộc các ngành, lĩnh vực, chƣơng trình kinh tế lớn của Nhà nƣớc và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tƣ. Đó chính là đầu tƣ mới, sữa chữa, thay thế, khôi phục tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, xây dựng mới các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc chỉ cho vay đầu tƣ các hạng mục là tài sản cố định, vốn chỉ thực sự giải ngân khi có khối lƣợng hoàn thành, do vậy số vốn giải ngân trong các năm cũng chính là giá trị TSCĐ tăng thêm.

Qua đó máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng không những nhiều hơn về số lƣợng mà còn cao hơn về trình độ công nghệ, năng lực sản xuất cao hơn. Các dự án về cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng là làm tiền đề phát triển cho các ngành kinh tế khác. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng cƣờng năng lực sản xuất của nền kinh tế, góp phần tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Nghệ An cũng nhƣ cả nƣớc.

- Góp phần tăng doanh thu, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng nguồn thu cho NSNN.

Nhờ có nguồn vốn đầu tƣ dài hạn với hiệu ứng khuyến khích thông qua lãi suất mà các doanh nghiệp có cơ sở vật chất và năng lực sản xuất với máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại làm giảm chi phí sản xuất. Nhƣ vậy có thể nói hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc đã góp phần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất ra đƣợc hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Từ đó doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng lên và NSNN của các doanh nghiệp nộp hàng năm cũng đƣợc tăng thêm.

3.4.1.2. Hiệu quả xã hội

Thông qua cho vay đầu tƣ mới hay đầu tƣ mở rộng các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án hoàn thành đã phát huy hiệu quả góp phần

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)