Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An (Trang 66)

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Một là, môi trường tự nhiên kém thuận lợi.

Nghệ An là một trong những tỉnh nghèo của miền Trung, chịu ảnh hƣởng nặng nề của thiên tai lũ lụt hạn hán, dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra, gây ra những hậu quả nặng nề cho hoạt động SXKD. Do biến đổi khí hậu nên thời tiết càng diễn ra phức tạp khó lƣờng: Mƣa lụt lớn năm 2005, 2008, lũ quét năm 2007, bão số 3 năm 2010, bão số 2 năm 2011, bão số 10 năm 2013, lốc tố, mƣa đá… đã ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể:

Dự án trồng rừng nguyên liệu do Tổng đội Thanh niên xung phong 2 làm chủ đầu tƣ do ảnh hƣởng của bão, mƣa lụt đã làm thiệt hại cơ bản phần rừng đơn vị đã trồng dẫn đến Chủ đầu tƣ không có khả năng trả nợ. Dự án nhà máy sản xuất dứa cô đặc xuất khẩu 5.000 tấn/năm bị ảnh hƣởng của thiên tai khiến cho vùng nguyên liệu bị thu hẹp, công suất nhà máy đạt thấp kéo theo sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, Chủ đầu tƣ mất khả năng thanh toán, do đó nợ quá hạn kéo dài trong nhiều năm. Tƣơng tự dự án sản xuất cam do Nông trƣờng An Ngãi làm chủ đầu tƣ, một trong những lý do dẫn đến nợ quá hạn đó là ảnh hƣởng của thời tiết dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh bị thua lỗ.

Hơn nữa, địa hình chia cắt, đất nông nghiệp phần lớn là manh mún, nhỏ lẻ, nguồn lực trong dân còn nhiều hạn chế, thiên tai thƣờng xuyên đe dọa, thị trƣờng tiêu thụ nông sản không ổn định, giá cả các sản phẩm nông nghiệp tăng chậm trong khi giá các vật tƣ phục vụ SXNN tăng nhanh. Đất đai mạnh mún, tƣ tƣởng sản xuất nhỏ vẫn còn chi phối, khả năng đầu tƣ công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Bên cạnh đó, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản, cây trồng ảnh hƣởng đến tiến độ phát triển về số lƣợng, chất lƣợng của các cây trồng, vật nuôi.

Những lý do về môi trƣờng tự nhiên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động cho vay vốn TDĐTPT tại Chi nhánh NHPT Nghệ An và tình trạng nợ quá hạn kéo dài trong khu vực nông nghiệp trong thời gian qua.

- Hai là, môi trường kinh tế, xã hội chậm được cải thiện.

+ Khủng hoảng tài chính, lạm phát kinh tế, suy thoái kinh tế thế giới, trong nƣớc ảnh hƣởng bất lợi cho sản xuất, kinh tế xã hội, tác động đến nông nghiệp. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bị ảnh hƣởng, doanh thu giảm dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ngừng trệ. Các chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nƣớc đã làm cho các doanh nghiệp khó mở rộng đƣợc thị trƣờng, đầu tƣ vào công nghệ, một yếu tố rất quan trọng để phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và doanh nghiệp thiếu vốn để đầu tƣ sản xuất gây ra nợ quá hạn tại Ngân hàng.

+ Nghệ An là tỉnh có xuất phát điểm thấp trong khi nguồn lực Nhà nƣớc và nhân dân còn rất hạn hẹp. Tỉnh còn thiếu các chƣơng trình kinh tế trọng điểm, mũi nhọn thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Kết cấu hạ tầng đƣợc chú trọng đầu tƣ nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là miền núi, các công trình phục vụ sản xuất, giao thông, hệ thống thủy lợi chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất hàng hóa. Một số ngành nghề, dịch vụ hiệu quả không cao, sản xuất thiếu ổn định và vững chắc, lao động phổ biến là thủ công, công nghệ lạc hậu, thị trƣờng còn gặp nhiều khó khăn. Chƣa có các chính sách ƣu đãi cụ thể, chƣa kêu gọi, khuyến khích đƣợc các doanh nghiệp lớn muốn đầu tƣ vào địa bàn tỉnh.

+ Bên cạnh đó, công tác hƣớng dẫn doanh nghiệp của các cấp liên quan về thủ tục đầu tƣ xây dựng, chuẩn bị dự án chƣa kịp thời nên các khâu này

thƣờng phải làm đi làm lại nhiều lần trong khi đó muốn vay vốn tín dụng ĐTPT thì các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án phải đƣợc hoàn thiện trƣớc khi đề nghị vay vốn khiến cho nhiều Doanh nghiệp e dè khi muốn đầu tƣ lớn vào lĩnh vực này.

+ Để đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến thực phẩm, đầu tƣ phát triển cây công nghiệp thì vùng nguyên liệu là một yếu tố hết sức quan trọng. Trong thời gian vừa qua, các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc nhƣ dự án đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất dứa cô đặc, dự án sản xuất cam do không gắn với vùng nguyên liệu dẫn đến không chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào để thực hiện sản xuất kinh doanh.

Ba là, năng lực chủ đầu tư thực hiện dự án còn hạn chế

Năng lực của chủ đầu tƣ là nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả của các dự án vay tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc. Năng lực chủ đầu tƣ thực hiện dự án yếu kém là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh bị ảnh hƣởng, nợ quá hạn tăng cao.

Chủ đầu tƣ không đảm bảo năng lực về quản lý điều hành, tổ chức thực hiện dự án, năng lực về tài chính… và cả ý thức chấp hành không tốt các quy định của Nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng, tài chính ngân hàng nên đã dẫn tới triển khai dự án chậm tiến độ, không giải ngân đƣợc vốn vay, dự án khi đi vào hoạt động không phát huy đƣợc hiệu quả và dẫn tới không trả đƣợc nợ vốn vay cho Nhà nƣớc.Nhiều dự án đầu tƣ triển khai các thủ tục chậm nhƣ thiết kế dự toán, tổ chức đấu thầu, công tác giải phóng mặt bằng… Nhiều trƣờng hợp không có sự thống nhất về cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ của dự án giữa báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định phê duyệt dự án,… ảnh hƣởng lớn đến quá trình triển khai dự án, đặc biệt là trong công tác giải ngân vốn đầu tƣ. Bên cạnh đó, xuất hiện tình trạng chủ đầu tƣ không đảm bảo đƣợc các nguồn vốn khác tham gia đầu tƣ dự án nhƣ trong quyết định đầu tƣ, dẫn tới sự thay đổi trong phƣơng án tài chính. Vì vậy, chủ đầu tƣ phải lập lại phƣơng án tài

chính, phƣơng án trả nợ trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Một số chủ đầu tƣ còn mang nặng tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nƣớc nên chƣa chủ động sáng tạo trong kinh doanh, một số chủ đầu tƣ thiếu kiến thức về kinh tế - kỹ thuật, trách nhiệm với đồng vốn chƣa cao,… do đó không phát huy đƣợc hiệu quả của vốn đầu tƣ.

- Bốn là, môi trường pháp lý chưa thật thuận lợi. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã đƣợc cải thiện nhiều nhƣng chƣa đồng bộ, chƣa phù hợp với môi trƣờng cạnh tranh của cơ chế thị trƣờng. Thủ tục và điều kiện cho vay còn rƣờm rà, phức tạp đã khiến cho ngân hàng phải từ chối nhiều khoản vay vì khách hàng không đáp ứng đƣợc đầy đủ các điều kiện vay vốn, cũng nhƣ việc công chứng chứng thực, đăng ký thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo thủ tục còn rất tốn kém thời gian, công sức. Trong quan hệ tín dụng, hoạt động tín dụng gặp vƣớng mắc khi phải xử lý nợ vay có liên quan đến tài sản đảm bảo cho khoản vay, còn lệ thuộc rất nhiều vào các cơ quan công quyền của Nhà nƣớc. Quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất chƣa rõ ràng, rành mạch lúc đồng sở hữu cùng đứng tên, lúc đại diện đứng tên...

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

a/ Từ phía Chi nhánh NHPT Nghệ An

+ Về tìm kiếm dự án, huy động nguồn vốn và giải ngân vốn vay tín dụng đầu tƣ phát triển:

Mặc dù do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: môi trƣờng đầu tƣ khó khăn, nền kinh tế trong tỉnh chƣa phát triển, cơ chế chính sách chƣa phù hợp… dẫn đến tình trạng khó khăn trong tìm kiếm dự án, huy động nguồn vốn và giải ngân vốn vay, nhƣng nguyên nhân về phía Chi nhánh là rất quan trọng. Thể hiện, Chi nhánh chƣa thật chủ động, tập trung con ngƣời, thời gian phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cán bộ theo địa bàn, lĩnh

vực trong khâu tìm hiểu, tiếp thị, chủ động làm việc với chính quyền các cấp, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn để tìm kiếm dự án, huy động nguồn vốn nhàn rỗi cho ĐTPT đồng thời từ những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực hiện Chi nhánh cũng chƣa đề xuất đƣợc những phƣơng án, giải pháp tháo gỡ để các cấp chức năng xem xét có thể đƣa vào danh mục đối tƣợng đầu tƣ hay đƣa ra những cơ chế huy động vốn linh hoạt, phù hợp với thực tế trên địa bàn và mang tính thị trƣờng hơn. Thời gian vừa qua, Chi nhánh phần nào đang có tƣ tƣởng ỉ lại, trông chờ vào nguồn vốn của Hội sở chuyển về.

Chính vì những lý do trên, việc huy động vốn tại Chi nhánh NHPT Nghệ An tuy đáp ứng nhu cầu giải ngân các dự án theo quy định, nhƣng quy mô huy động vốn còn rất nhỏ, không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ trên địa bàn trong thời gian tới. Chi nhánh phải thực hiện động tác đáo hạn liên tục, chƣa đa dạng, mở rộng đƣợc đối tƣợng huy động vốn (hiện chỉ huy động qua 02 nguồn là Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An, Ban Quản lý Đê điều Nghệ An và một số khách hàng là doanh nghiệp đang vay vốn tại Chi nhánh). Mặt khác, việc điều hành nguồn vốn đƣợc tập trung toàn ngành tại Hội sở chính Ngân hàng Phát triển Việt Nam nên quá trình giải ngân vốn còn chậm.

Tƣơng tự, trƣớc những vƣớng mắc, bất cập trong khâu thủ tục đầu tƣ, cũng nhƣ trong triển khai thi công dự án dẫn đến tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân vốn vay chậm so với kế hoạch đề ra, mặc dù Chi nhánh đã tổ chức các buổi làm việc, phối hợp với chủ đầu tƣ để xem xét, tìm hiểu nguyên nhân nhƣng cũng chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp khả thi để cùng chủ đầu tƣ tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Mặt khác, cán bộ chuyên quản của Chi nhánh cũng chƣa thật theo dõi sát, nắm bắt thƣờng xuyên tình hình triển khai dự án để có thể đƣa ra những đánh giá, dự đoán và đề xuất kế hoạch phù hợp với thực tế.

+ Tìm kiếm dự án đầu tƣ phát vay vốn TDĐTPT trên địa bàn còn khó khăn:

Không giống nhƣ Ngân hàng thƣơng mại thƣờng cho vay đối với nông dân, hộ gia đình với các món vay nhỏ lẻ, Ngân hàng Phát triển chỉ thực hiện cho vay đối với các dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích. Đối tƣợng cho vay bị giới hạn tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực có hiệu suất sinh lời thấp, quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài. Vì vậy việc tìm kiếm dự án là tƣơng đối khó khăn.

+ Thủ tục rƣờm rà: Để dự án đƣợc vay vốn TDĐTPT Chủ đầu tƣ cần chấp hành đúng mọi quy trình quản lý của các cơ quan chức năng, đáp ứng đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Và phải đƣợc thẩm định phƣơng án tài chính, phƣơng án trả nợ từ Chi nhánh đến Hội Sở chính. Điều này khiến cho nhiều Chủ đầu tƣ còn e ngại khi vay vốn.

+ Năng lực thẩm định dự án của Chi nhánh NHPT Nghệ An còn hạn chế:

Đặc trƣng của tín dụng ĐTPT là tài trợ cho những đối tƣợng khó khăn, tỷ lệ sinh lời thấp, thời gian thu hồi vốn, thời gian cho vay dài, mức độ rủi ro thƣờng cao, không đủ điều kiện vay vốn tại các Ngân hàng thƣơng mại nhƣng đòi hỏi Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải thu hồi, bảo toàn đƣợc vốn vay và bù đắp đƣợc chi phí hoạt động. Do đó, công tác thẩm định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là hết sức quan trọng để đánh giá đƣợc khả năng hiệu quả của dự án và đảm bảo thu hồi vốn vay khi quyết định cho vay.

Hiện tại bộ phận thẩm định dự án của Chi Nhánh chƣa đƣợc tách độc lập, vẫn là một bộ phận thuộc Phòng Kế hoạch Tổng hợp. Về tổ chức thì lại quá mỏng, chỉ có năm cán bộ thực hiện thẩm định và kiêm nhiệm công tác tổng hợp, báo cáo… Do đó, bộ phận thẩm định còn hoạt động một cách phụ thuộc, bị động, tính chuyên môn hóa không cao nên chƣa thể phát huy đƣợc tối đa hiệu quả công việc. Trình độ nghiệp vụ thẩm định của cán bộ còn bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hạn chế: cán bộ thẩm định tại Chi nhánh chƣa đƣợc đào tạo sâu, qua trƣờng lớp chính thức về chuyên môn nghiệp vụ thẩm định dự án, phần lớn chỉ dựa trên những kiến thức cơ bản, tầm hiểu biết rộng về các lĩnh vực liên quan nhƣ các ngành kỹ thuật, công nghệ, thông tin, các vấn đề về xã hội… còn bị hạn chế do chƣa tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm và va chạm thực tế còn ít. Do đó, việc thẩm định, đánh giá, thu thập thông tin về hiệu quả dự án, tình hình tài chính của chủ đầu tƣ, đánh giá rủi ro và đặc biệt là xu thế phát triển, mức độ cạnh tranh cũng nhƣ yếu tố thị trƣờng trong tƣơng lai của các dự án nhiều lúc chƣa có cơ sở chắc chắn nên nhiều dự án có kết quả thẩm định tốt nhƣng trong thực tế đi vào hoạt động không phát huy đƣợc, nợ quá hạn phát sinh, ngƣợc lại có những dự án tốt nhƣng do thiếu thông tin, đánh giá không chính xác nên bỏ mất cơ hội đầu tƣ.

+ Công tác theo dõi, biện pháp thu nợ: mặc dù Chi nhánh đã nhiều lần thành lập tổ công tác đôn đốc thu hồi nợ nhƣng hoạt động vẫn chƣa quyết liệt, hiệu quả… Việc chuyên quản, theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng đối với chủ đầu tƣ đôi lúc vẫn nắm không chắc chắn, không thƣờng xuyên liên tục, dẫn tới nhiều trƣờng hợp có nguồn tiền trả nợ nhƣng do cán bộ tín dụng không nắm bắt, đôn đốc kịp thời nên không thu đƣợc nợ vay vì chủ đầu tƣ đã sử dụng nguồn trả nợ vào mục đích khác.

+ Đánh giá, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các dự án:

Một số tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành từ vốn vay nhƣ thiết bị, máy móc, nhà xƣởng, nhƣng do thời gian cho vay vốn tín dụng đầu tƣ phát triển dài nên khi các dự án phát sinh nợ quá hạn, phải xử lý tài sản đảm bảo thì hầu hết tài sản đảm bảo không có tính thanh khoản vì thiết bị máy móc lạc hậu, hoen rỉ, không có tài sản để bán thu hồi nợ vay.

+ Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ mới thành lập: Từ năm 2009 trở về trƣớc, các Chi nhánh NHPT chƣa thành lập bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ, đến tháng 12/2009, theo chủ trƣơng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam,

Chi nhánh NHPT Nghệ An mới thành lập phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ. Do đó các dự án vay vốn trƣớc đó không đƣợc sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Hầu nhƣ cán bộ chuyên quản dự án thực hiện tự kiểm tra. Dẫn đến không thể kiểm soát hết đƣợc các sai sót trong quá trình cho vay, thu nợ.

b/ Từ phía cơ chế chính sách và sự quản lý điều hành của NHPT

- Cơ chế tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc chậm đƣợc điều chỉnh, chƣa phù hợp với diễn biến của thực tế; hiệu quả kinh tế của một số dự án, chƣơng trình mục tiêu của Chính phủ chƣa cao

+ Việc xác định lãi suất cho vay:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An (Trang 66)