Đánh giá nhu cầu tín dụng trung và dài hạn của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An (Trang 75)

4.1.1. Tình hình phát triển của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Nghệ An đã đạt nhiều thành tựu quan trọng: sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp phát triển toàn diện với tốc độ khá; cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bƣớc chuyển biến tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc tăng cƣờng, các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp phát triển đa dạng, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đƣợc áp dụng, đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện nâng cao. Cụ thể nhƣ sau:

- Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn:

+ Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp bình quân 5 năm 2009-2013 đạt 4,91%; dự kiến năm 2014 đạt 4,5%.

Cơ cấu kinh tế nội ngành có bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Năm 2008: nông nghiệp 84,83%, lâm nghiệp 6,52%, thủy sản 10,07 % đến năm 2012: nông nghiệp 83,41%, lâm nghiệp 7,04%, thủy sản 8,03%. Trong nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng giảm dầng tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ. Năm 2012: trồng trọt 55,3%, chăn nuôi 41,1%, dịch vụ 3,6%

+ Sản xuất nông nghiệp chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, đảm bảo anh ninh lƣơng thực và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu, phát triển chăn nuôi tập trung theo hƣớng trang trại, gia trại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đã hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu nhƣ: vùng nguyên liệu chè trên 7.500 ha ở Thanh Chƣơng, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn; vùng mía nguyên liệu trên 25.500 ha ở Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thái Hòa; vùng lạc xuất khẩu ở Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung gần 2.000 ha ở Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thành phố Vinh….

Nghệ An đã hình thành một số dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhƣ: Trồng rau, hoa xuất khẩu trong nhà kính ở Nghĩa Đàn; chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại Nghĩa Đàn, Thái Hòa… Năm 2012 đã xây dựng đƣợc 40 mô hình “cánh đồng mẫu lớn” sản xuất lúa, ngô, lạc, chè, mía đạt hiệu quả kinh tế cao, chất lƣợng tốt, năng suất tối thiểu 10%. Nhiều mô hình sản xuất đƣợc nhân ra diện rộng góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho ngƣời dân.

+ Về lâm nghiệp:

Ngành lâm nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, tính xã hội hóa ngày càng cao với nhiều thành phần, nguồn lực đầu tƣ cho bảo vệ, phát triển rừng. Hàng năm trồng mới trên 10.000 ha rừng tập trung đến hết năm 2012 diện tích có rừng của tỉnh đạt 882.228 ha, độ che phủ đạt 53,5% tăng 26,17% so với năm 2008. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học đƣợc áp dụng thành công. Diện tích trồng rừng nguyên liệu đạt trên 160.000 tấn/ha- chu kỳ, trữ lƣợng gỗ hơn 5,5 triệu m3, sản lƣợng gỗ hàng năm khai thác đạt 500-600 nghìn m3. Năm 2013, đã khởi công xây dựng nhà máy chế biến gỗ Nghệ An với công suất 400.000 tấn/năm.

+ Thủy sản:

Tổng sản lƣợng thủy sản tăng khá, năm 2013 đạt trên 116.519 tấn, tăng 35,2% so với năm 2008. Năm 2012 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 23.500 ha, tăng 11,2% so với năm 2008. Đến năm 2012, toàn tỉnh có 58 cơ sở sản

xuất giống thủy sản cấp 1, Nghệ An đƣợc coi là trung tâm sản xuất, cung cấp giống thủy sản cho các địa phƣơng trong khu vực.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp

Năm 2008, toàn tỉnh có 385 km kênh đƣợc kiên cố hóa, đến năm 2012 đã có hơn 4.700 km đƣợc kiên cố hóa (bằng 78% tổng số km kênh mƣơng). Năm 2013, tỉnh đang triển khai đầu tƣ một số dự án thủy lợi lớn, trọng điểm góp phần chống biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng nhƣ: Dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc (nguồn vốn vay JICA), cống ngăn mặn Sông Mơ (vốn ODA Hàn Quốc).

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)