Về phân cấp nguồn thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS. Nguyễn, Lê Dung ) (Trang 100)

Với quy định hiện hành về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP cho thấy số thu NSĐP đƣợc hƣởng để tự đảm bảo chi chênh

lệch lớn giữa các tỉnh. Trong khi đó số bổ sung cân đối lại đƣợc ổn định bằng số tuyệt đối trong cả thời kỳ, dẫn đến chênh lệch chi lớn giữa các địa phƣơng, khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phƣơng ngày càng lớn.

Sau mỗi kỳ ổn định ngân sách thì NSTW lại phải tăng chi lớn để bổ sung cân đối cho các địa phƣơng có số thu thấp; đồng thời phải giảm tỷ lệ phần trăm phân chia giữa NSTW và NSĐP (phần NSĐP đƣợc hƣởng) đối với các địa phƣơng có tỷ lệ điều tiết, có nguồn thu hàng năm tăng lớn, ảnh hƣởng đến việc khuyến khích, tạo động lực và nguồn lực cho các địa phƣơng có thế mạnh tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa.

3.3.2.1. Đối với khoản thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước và thuế GTGT hàng sản xuất trong nước

Theo quy định của Luật NSNN, khoản thu thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nƣớc và thuế GTGT (không kể hàng nhập khẩu) là khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP có trụ sở doanh nghiệp đóng tại địa bàn. Tuy nhiên, 2 khoản thuế gián thu, do các tổ chức, cá nhân cả nƣớc nộp, không phải chỉ có các tổ chức, cá nhân trên địa bàn địa phƣơng đó, nên chỉ phân chia cho địa phƣơng có trụ sở của doanh nghiệp là chƣa hợp lý.

Đề xuất hướng sửa đổi: Quy định cụ thể tỷ lệ phần trăm phân chia tổng số thu thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nƣớc và thuế GTGT hàng sản xuất trong nƣớc trong cả nƣớc giữa NSTW và ngân sách của các địa phƣơng. Sau đó thực hiện phân chia tổng số thuế ngân sách các địa phƣơng hƣởng cho từng địa phƣơng theo các tiêu chí về dân số, về sức mua (thu nhập bình quân đầu ngƣời). Thực hiện phƣơng án này là phân chia nguồn lực 2 khoản thuế gián thu nêu trên đồng đều trên cả nƣớc, hàng năm các địa phƣơng cùng đƣợc hƣởng số tăng thu, khắc phục tình trạng chênh lệch ngày càng lớn giữa địa phƣơng có doanh nghiệp đóng trụ sở với các địa phƣơng khác, tăng số thu và khả năng tự cân đối của phần lớn các địa phƣơng.

3.3.2.2. Thu thuế thu nhập doanh nghiệp hạch toán toàn ngành

Điều 12 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định: Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Theo quy định của Luật NSNN, thuế thu nhập doanh nghiệp hạch toán toàn ngành là khoản thu ngân sách trung ƣơng hƣởng 100%. Tuy nhiên, khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp hạch toán toàn ngành do nhiều địa phƣơng đóng góp, nên các địa phƣơng kiến nghị là khoản thu phân chia và đƣợc chia cho các địa phƣơng đóng góp. Mặt khác, khái niệm doanh nghiệp hạch toán toàn ngành không còn phù hợp, không rõ dẫn đến việc tổ chức thực hiện không thống nhất giữa các doanh nghiệp có cùng một hình thức tổ chức bộ máy, phƣơng thức hạch toán.

Đề xuất hướng sửa đổi: Kiến nghị bỏ khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp hạch toán toàn ngành; toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc đƣa vào khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP (bao gồm cả địa phƣơng có trụ sở chính của doanh nghiệp và địa phƣơng có cơ sở hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp).

3.3.2.3. Đối với 5 khoản thu phân chia cho ngân sách cấp xã

Theo quy định của Luật NSNN, ngân sách cấp xã đƣợc hƣởng tối thiểu 70% của 5 khoản thu (gồm: thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trƣớc bạ nhà đất). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số xã thừa nguồn đảm bảo nhiệm vụ chi, trong khi có xã nguồn thu chƣa

đảm bảo đƣợc nhiệm vụ chi song không thực hiện điều hòa đƣợc, gây khó khăn trong quản lý điều hành ngân sách.

Đề xuất hướng sửa đổi: Kiến nghị chỉ quy định 5 khoản thu trên phải phân cấp cho xã. Việc quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với 5 khoản thu cho ngân sách xã do HĐND cấp tỉnh quyết định theo tình hình thực tế của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS. Nguyễn, Lê Dung ) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)