Dự báo tình hình KT-XH ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSĐP và mục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS. Nguyễn, Lê Dung ) (Trang 84)

NSĐP và mục tiêu của phân cấp quản lý ngân sách địa phương của tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn 2020

3.1.1.1. Dự báo tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2015, tầm nhìn 2020.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015 của tỉnh Ninh Bình bên cạnh những thuận lợi cơ bản, vẫn có nhiều khó khăn, thách thức: Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; thời tiết, dịch bệnh diễn biến bất thƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân; nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Song dƣới sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ban, ngành Trung ƣơng, Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, phát huy dân chủ, khắc phục khó khăn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân nên sẽ phấn đấu đạt đƣợc những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực: Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đạt 13%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định, nhiều mặt đƣợc cải thiện; công tác quốc phòng địa phƣơng đƣợc tăng cƣờng; an ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo; hệ thống chính trị đƣợc củng cố ngày càng vững mạnh.

Từ đó tỉnh Ninh Bình đã có phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 nhƣ sau:

- Phát triển kinh tế- xã hội bảo đảm phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của vùng Đồng Bằng Sông Hồng và của tỉnh theo hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế địa phƣơng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, gắn kết và phát huy mối liên kết toàn diện với các tỉnh, thành phố vùng Đồng Bằng Sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ.

- Phát huy tốt các lợi thế đặc thù của tỉnh để duy trì mức tăng trƣởng cao, bền vững, cải thiện chất lƣợng tăng trƣởng trên cơ sở xây dựng bƣớc đi phù hợp, có tầm nhìn chiến lƣợc đối với vị trí phát triển của tỉnh giai đoạn hiện nay. Tập trung phát triển khu vực kinh tế ven biển, các khu, cụm công nghiệp sản xuất tập trung và một số ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn để tạo động lực và dẫn dắt các ngành khác phát triển.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại, lấy phát triển dịch vụ (đặc biệt là du lịch) và công nghiệp xanh, công nghệ cao làm nền tảng. Phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong điều kiện biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.

- Tập trung cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và chất lƣợng cuộc sống nhân dân trong tỉnh. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng - an ninh trong vùng theo định hƣớng tại Nghị quyết 54-NQ/TW. Đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá, các di sản thiên nhiên, các nhu cầu an sinh và trật tự an toàn xã hội.

Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2016 – 2020:

- Về kinh tế:

+Giữ vững tốc độ tăng GDP bình quân 11,5%/năm; Tốc độ tăng GTSX bình quân (Giá CĐ 2010): Công nghiệp - xây dựng khoảng 12%/năm; dịch vụ khoảng 15 %,/năm; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản duy trì 1,8%/năm. Tổng

vốn đầu tƣ xã hội khoảng 20.000 tỷ đồng/năm (giá năm 2015). Sản lƣợng lƣơng thực có hạt bình quân đạt trên 45 vạn tấn/năm.

+ Đến năm 2020: Cơ cấu kinh tế trong GDP hiện hành: Công nghiệp - xây dựng 45%; Dịch vụ 48%; Nông, lâm nghiệp thuỷ sản 7%. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 75 triệu đồng; thu ngân sách đạt trên 5.500 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,0 tỷ USD. Khách du lịch đạt 8 triệu lƣợt (trong đó khách quốc tế 2,0 triệu lƣợt), khách lƣu trú đạt 2 triệu lƣợt (trong đó khách quốc tế 1,0 triệu lƣợt); tỷ lệ xã đƣợc công nhận nông thôn mới đạt trên 50% số xã.

- Về văn hoá - xã hội

Đến năm 2020, nâng cao chất lƣợng đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho 100% trƣờng mầm non cho trẻ em 5 tuổi và tiểu học. Tỷ lệ trƣờng đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 là: Mầm non 100%, Tiểu học (đạt chuẩn mức độ II) 70%, Trung học cơ sở 70%, Trung học phổ thông 60%. Số bác sỹ bình quân trên 1 vạn dân là 10 bác sỹ; tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề đạt 70%, tỷ lệ hộ nghèo còn dƣới 3%.

- Về môi trường

Đến năm 2020, tỷ lệ dân số thành thị đƣợc cung cấp nƣớc sạch là 100%, tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc cung cấp nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh là 95%. Tỷ lệ diện tích đất có rừng che phủ đạt trên 21,5%.

Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ đặt ra cho tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 tầm nhìn 2020 đã đặt ra yêu cầu phải nâng cao hiệu quả công tác phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng hơn nữa, để đảm bảo nguồn lực cho các cấp chính quyền địa phƣơng thực hiện hiệu quả nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

3.1.1.2. Mục tiêu phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2015, tầm nhìn 2020.

- Thứ nhất, thực hiện tăng thu ngân sách một cách bền vững, có kế hoạch nuôi dƣỡng nguồn thu từ sản xuất kinh doanh dịch vụ, phấn đấu thu

ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt đến năm 2015 đạt gần 4.000 tỷ đồng và đến năm 2020 trở thành tỉnh có mức thu khá so với các tỉnh trung bình trong cả nƣớc; Chi ngân sách địa phƣơng đảm bảo thực hiện kịp thời các chính sách, chế độ mới của tỉnh; tập trung cho chi thƣờng xuyên những nhiệm vụ chủ yếu và chi đầu tƣ phát triển căn bản. Thực hiện giảm đến mức tối thiểu chi ngân sách nhà nƣớc đối với những nhiệm vụ chi có thể đảm bảo theo hƣớng xã hội hoá. Quản lý chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách.

- Thứ hai, làm rõ quyền và trách nhiệm nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng trong thu và chi ngân sách, giảm dần số trợ cấp từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS. Nguyễn, Lê Dung ) (Trang 84)