Hoàn thiện quy trình ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS. Nguyễn, Lê Dung ) (Trang 90)

- Hoàn thiện quy trình ngân sách địa phƣơng theo hƣớng phân định rõ hơn thẩm quyền của HĐND các cấp trong việc quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách.

Nhằm phát huy hơn nữa tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của HĐND các cấp trong việc quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách, khắc phục tính hình thức và tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong việc quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách, cần phân cấp mạnh hơn nữa cho chính quyền cấp dƣới trong quyết định ngân sách theo hƣớng: HĐND tỉnh quyết định dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi NSĐP và mức bổ sung cho ngân sách cấp huyện, gồm bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu.

Cần tiến tới xoá bỏ tính lồng ghép của hệ thống NSNN, đảm bảo tính chủ động, tăng cƣờng quyền hạn và trách nhiệm đối với chính quyền địa phƣơng trong việc lập, quyết định, giao dự toán ngân sách, sử dụng ngân sách và quyết toán ngân sách, tăng tính công khai, minh bạch của ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay thì chƣa thực hiện ngay đƣợc mô hình các cấp ngân sách không lồng ghép do việc phân cấp kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền ở địa phƣơng là chƣa thống nhất. Vì vậy để tăng trách nhiệm của HĐND các cấp trong điều kiện hiện nay thì Quốc hội chỉ quyết định tổng chi NSNN, bao gồm chi NSTW và chi NSĐP; đối với NSĐP không quyết định chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách và

không quyết định trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Việc sửa đổi này sẽ tạo quyền chủ động hơn cho địa phƣơng trong phân bổ và quyết định ngân sách; tuy nhiên sẽ có thể dẫn đến việc phân bổ NSNN cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ,... sẽ không đảm bảo tỷ lệ đề ra. Thực hiện đƣợc nhƣ thế sẽ vừa đảm bảo tính thống nhất của NSNN, đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực của chính quyền cấp dƣới trong quản lý ngân sách, quyết định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.

- Về quy định thời kỳ ổn định ngân sách:

Theo quy định của Luật NSNN, thực hiện phân chia tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới đƣợc ổn định từ 3 đến 5 năm. Thực tế Quốc hội đã quyết định thời kỳ ổn định ngân sách trong các giai đoạn vừa qua là 3 năm (giai đoạn 2004- 2006) hoặc 4 năm (giai đoạn 2007-2010) nên chƣa phù hợp và gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp cũng nhƣ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.

Đề xuất hướng sửa đổi Luật NSNN: Điều chỉnh lại thời kỳ ổn định ngân sách là 5 năm cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Đổi mới cơ cấu thành viên HĐND các cấp để đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét và quyết định NSĐP. Ngoài việc đƣa ra các các tiêu chuẩn của thành viên HĐND các cấp, cần quy định một tỷ lệ hợp lý thành viên UBND trong cơ cấu HĐND để khắc phục tình trạng quyết định ngân sách một cách hình thức.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS. Nguyễn, Lê Dung ) (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)