Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp ngân sách ở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS. Nguyễn, Lê Dung ) (Trang 55)

ngân sách ở địa phương

Căn cứ quy định Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tƣ số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ, HĐND tỉnh khoá XII đã ban hành Nghị quyết số 24/2006/NQ- HĐND ngày 12/7/2006 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần

trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh. Từ năm ngân sách 2011 áp dụng theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng trên địa bàn tỉnh.

2.2.2.1. Về phân cấp nguồn thu.

Phân cấp nguồn thu giữa các cấp NSĐP chia làm hai nhóm:

- Nhóm 1: Nguồn thu ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã hƣởng 100%.

- Nhóm 2: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%) giữa ngân sách Trung ƣơng và ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng.

Việc quy định tỷ lệ (%) phân chia giữa các cấp ngân sách đối với một số khoản thu nhƣ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất có căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội, tính chất khu vực của từng huyện, thị xã, thành phố.

Bảng 2.1. Tổng hợp thu NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn năm 2010-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng thu NSNN trên địa bàn 2.966.469 3.273.569 2.986.797 3.149.939 Thu từ thuế, phí, lệ phí và thu khác ngân sách 1.437.455 1.754.144 1.969.445 2.111.037 Thu tiền sử dụng đất 978.636 1.019.170 635.337 651.584 Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 550.378 500.255 382.015 387.318

2.966.469 3.273.569 2.986.797 3.149.939 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thu NSNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2013

Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN các năm 2010-2013, UBND tỉnh Ninh Bình

Với quy định phân cấp quản lý nguồn thu ngân sách đã tạo điều kiện cho các huyện, thị xã, thành phố chủ động, khai thác tiềm năng trong việc huy động nguồn thu ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo ra cơ chế khuyến khích các cấp chính quyền địa phƣơng quan tâm, chăm lo đầu tƣ phát triển tạo môi trƣờng cho sản xuất kinh doanh để tạo thêm nguồn thu cho ngân sách; coi thu ngân sách là công tác trọng tâm để tập trung chỉ đạo và đôn đốc, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, tốc độ tăng thu thuế phí bình quân đạt trên 11%/năm; cơ cấu thu đã có chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực, tỷ trọng các khoản thu tiền sử sụng đất giảm trong khi các khoản thu từ thuế, phí và thu khác ngân sách chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu NSNN trên địa bàn (năm 2010 chiếm tỷ trọng 49%, thực hiện năm 2013 chiếm tỷ trọng 67%) . Tốc độ tăng thu từ thuế, phí và thu khác ngân sách cao hơn tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn. Đây là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị của tỉnh.

Năm 2013 Năm 2012

Năm 2011 Năm 2010

Cơ cấu nguồn thu năm 2010

49%

35% 17%

Biểu đồ 2.2. So sánh cơ cấu nguồn thu NSNN năm 2010 và năm 2013

Đối với các khoản thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, mặc dù ngân sách địa phƣơng không đƣợc hƣởng (Ngân sách Trung ƣơng hƣởng 100%) nhƣng cũng đƣợc tỉnh rất quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên trong các năm gần đây số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn có bị giảm sút do ảnh hƣởng chung của tình hình suy thoái kinh tế .

Hiện tại phân cấp nguồn thu giữa các cấp NSĐP thực hiện theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%:

+ Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nƣớc;

+ Các khoản thu từ hoạt động xổ số kiến thiết nộp ngân sách cấp tỉnh; + Thu từ Quỹ Dự trữ tài chính của tỉnh;

+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp tỉnh;

+ Thu các khoản phí, lệ phí phần nộp ngân sách do các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh tổ chức thu;

Cơ cấu nguồn thu năm 2013

67% 21% 12% Thu từ thuế, phí, lệ phí và thu khác ngân sách Thu tiền sử dụng đất Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

+ Các khoản thu sự nghiệp phần nộp ngân sách Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật của các đơn vị do cấp tỉnh trực tiếp quản lý;

+ Huy động từ các tổ chức, cá nhân trực tiếp cho ngân sách cấp tỉnh; + Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc trực tiếp cho ngân sách cấp tỉnh;

+ Thu huy động đầu tƣ theo Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách Nhà nƣớc; + Thu kết dƣ ngân sách cấp tỉnh;

+ Các khoản phạt (gồm cả phạt an toàn giao thông), tịch thu, không kể phần đã phân chia cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã;

+ Các khoản thanh lý tài sản, thu khác của ngân sách do các đơn vị, cơ quan trực thuộc tỉnh quản lý nộp ngân sách Nhà nƣớc;

+ Thu bổ sung từ ngân sách Trung ƣơng;

+ Thu chuyển nguồn từ ngân sách cấp tỉnh năm trƣớc sang ngân sách cấp tỉnh năm sau;

- Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%:

+ Thuế môn bài, trừ thuế môn bài từ các hộ kinh doanh trên địa bàn xã; + Lệ phí trƣớc bạ, không kể lệ phí trƣớc bạ nhà đất;

+ Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết trên địa bàn huyện;

+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện;

+ Các khoản phí, lệ phí phần nộp ngân sách do các cơ quan đơn vị thuộc huyện tổ chức thu;

+ Thu sự nghiệp phần nộp ngân sách do các đơn vị trực thuộc huyện quản lý;

+ Huy động đóng góp từ các tổ chức cá nhân cho ngân sách huyện. + Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc cho ngân sách cấp huyện;

+ Các khoản phạt, tịch thu do các cơ quan thuộc huyện quản lý; + Thu kết dƣ ngân sách cấp huyện;

Bảng 2.2. Tổng hợp thu ngân sách cấp huyện giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: Triệu đồng

TT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu NSNN trên địa bàn cấp huyện 2.440.843 2.784.916 3.096.663 3.206.329 1 Các khoản thu đƣợc hƣởng theo phân cấp 924.937 1.081.687 1.189.795 1.408.775

- Các khoản thu được hưởng 100% 759.134 809.463 910.867 1.128.474 -

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %

165.803 272.224 278.928 280.301

2 Thu kết dƣ 2.560 1.991 6.923 4.524

3 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 1.129.333 1.330.577 1.456.227 1.350.629 4 Thu chuyển nguồn 368.409 334.763 425.521 400.327

Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN các năm 2010-2013, UBND tỉnh Ninh Bình

+ Các khoản thanh lý tài sản, thu khác của ngân sách do các đơn vị, cơ quan trực thuộc huyện quản lý nộp NSNN;

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh;

+ Thu chuyển nguồn từ ngân sách cấp huyện năm trƣớc sang ngân sách cấp huyện năm sau;

- Các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100%:

+ Thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh trên địa bàn xã; + Các khoản phí, lệ phí do xã, phƣờng, thị trấn trực tiếp thu; + Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản;

+ Thu từ các hoạt động sự nghiệp do xã quản lý nộp NSNN; + Các khoản đóng góp cho ngân sách xã;

+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho xã;

Bảng 2.3. Tổng hợp thu ngân sách cấp xã giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: Triệu đồng

TT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng thu NSNN trên địa bàn xã 761.822 787.153 866.034 950.637 1 Các khoản thu đƣợc hƣởng theo phân cấp 246.240 293.590 325.329 329.373 - Các khoản thu 100% 239.024 284.535 304.966 316.812 - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 7.216 9.055 10.363 15.561

2 Thu kết dƣ 391 548 1.011 3.316

3 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 422.254 434.741 480.226 506.620 4 Thu chuyển nguồn 50.276 55.561 57.606 42.478

Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN các năm 2010-2013, UBND tỉnh Ninh Bình

+ Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc cho ngân sách cấp xã;

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện;

+ Các khoản phạt, tịch thu do các cơ quan thuộc xã quản lý; + Thu kết dƣ ngân sách xã;

+ Các khoản thanh lý tài sản, thu khác của ngân sách do xã trực tiếp quản lý, nộp ngân sách Nhà nƣớc;

+ Thu chuyển nguồn từ ngân sách cấp xã năm trƣớc sang ngân sách cấp xã năm sau;

Bảng số liệu về Tổng hợp thu ngân sách cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2010-2013 (Bảng 5 và Bảng 6) cho thấy với quy định tăng cƣờng phân cấp nguồn thu và tỷ lệ % phân chia cho cấp huyện, cấp xã đã làm cho số thu ngân sách cấp huyện, cấp xã đƣợc hƣởng theo phân cấp tăng nhanh qua các năm. Số thu ngân sách cấp huyện đƣợc hƣởng theo phân cấp năm 2011 năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới đã tăng 17% so với số thu năm 2010 . Và đến năm 2013 thì con số này là 52% . Đối với cấp xã, số thu đƣợc hƣởng theo phân cấp năm 2013 cũng tăng 34% so với năm 2010. Số thu ngân sách cấp huyện, cấp xã tăng đều ở cả các khoản thu đƣợc hƣởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phƣơng. Các khoản thu ngân sách cấp huyện, cấp xã đƣợc hƣởng 100% chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách cấp huyện, cấp xã đƣợc hƣởng theo phân cấp (khoảng trên 80% đối với cấp huyện và 96% đối với cấp xã) đã khẳng định nguyên tắc của phân cấp nguồn thu: Các khoản thu đƣợc hƣởng 100% là nguồn thu chủ yếu của mỗi cấp ngân sách huyện, xã. Điều đó chứng tỏ việc tăng cƣờng phân cấp cho cấp huyện cấp xã đã phát huy hiệu quả tích cực. Khuyến khích chính quyền cấp huyện, xã quan tâm quản lý, nuôi dƣỡng và khai thác nguồn thu ngân sách cấp huyện, cấp xã hƣởng 100%.

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và NSĐP: Phần NSĐP đƣợc hƣởng đƣợc coi nhƣ 100% và phân chia giữa các cấp ngân sách nhƣ sau:

a) Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết:

a.1. Thu từ các doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng; doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng; doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân có sản xuất kinh doanh khác, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.

a.2. Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân có sản xuất kinh doanh khác, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật phân chia cho ngân sách cấp huyện 100%.

a.3. Thu từ các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn các xã, phƣờng, thị trấn: + Trên địa bàn các xã, thị trấn phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%.

+ Trên địa bàn các phƣờng phân chia cho ngân sách cấp huyện 80%, ngân sách phƣờng 20%.

b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết:

b.1. Thu từ các doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng; doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng; doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức có sản xuất kinh doanh khác, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.

b.2. Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức có sản xuất kinh doanh khác, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật phân chia cho ngân sách cấp huyện 100% ;

c) Thuế thu nhập cá nhân (ngoài Thuế thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản và Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân) phân chia 100% cho ngân sách cấp tỉnh;

d) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hoá sản xuất trong nƣớc, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.

e) Phí xăng dầu phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.

- Các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách địa phương.

b) Thuế tài nguyên.

Thuế tài nguyên nƣớc: Phân chia ngân sách cấp tỉnh 100%.

Thuế tài nguyên khác (không bao gồm tài nguyên nƣớc): Phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 40%, ngân sách cấp huyện 50%, ngân sách xã 10%.

c. Phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải.

Phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt, phần nộp ngân sách: + Đối với số phí thu qua giá nƣớc sạch do Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Ninh Bình và các đơn vị cấp nƣớc sạch thu trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: Phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 50%, ngân sách cấp huyện 50%.

+ Đối với số phí do các xã, phƣờng, thị trấn thu: Phân chia cho ngân sách cấp xã 100%.

Phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp, phần nộp ngân sách phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%;

d) Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%; ngân sách cấp xã 70%.

đ) Lệ phí trƣớc bạ nhà đất: Trên địa bàn các xã, thị trấn phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%. Trên địa bàn các phƣờng phân chia cho ngân sách cấp huyện 80%, ngân sách phƣờng 20%.

e) Phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 50%, ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 20%.

f) Phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản:

Đối với huyện Nho Quan, Gia Viễn và thị xã Tam Điệp: Phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 30%, ngân sách cấp huyện 50%, ngân sách cấp xã 20%.

Đối với các huyện Hoa Lƣ, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn và thành phố Ninh Bình: Phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 30%, ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 40%.

g) Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhƣợng bất động sản phân chia cho ngân sách cấp huyện 70%, ngân sách cấp xã 30%.

h. Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân: Thu trên địa bàn các xã, thị trấn phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%.

Thu trên địa bàn các phƣờng phân chia cho ngân sách cấp huyện 80%, ngân sách phƣờng 20%.

i. Tiền cho thuê đất sau khi trích tỷ lệ phần trăm (%) do HĐND tỉnh quyết định hàng năm nộp ngân sách cấp tỉnh để lập Quỹ phát triển đất, thực hiện phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 50%, ngân sách cấp huyện 50%.

j. Tiền sử dụng đất.

Đối với diện tích đất thu hồi của các cơ quan Nhà nƣớc, đơn vị sự

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS. Nguyễn, Lê Dung ) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)