ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên. Có thể liệt kê một số nguyên nhân chủ yếu nhƣ sau:
- Luật NSNN qua 10 năm thực hiện phát sinh một số bất cập trong đó có những bất cập trong phân cấp quản lý ngân sách nhƣ: Về phân cấp nguồn thu đối với 5 khoản thu phân chia cho ngân sách cấp xã; quy định về thời kỳ ổn định ngân sách; về thẩm quyền ban hành chế độ, chính sách; về việc NSĐP hỗ trợ cho các cơ quan trung ƣơng đóng trên địa bàn...
- Chƣa xây dựng đƣợc cơ chế phân cấp nguồn thu cho các cấp ngân sách huyện, xã một cách phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phƣơng trong tỉnh nên chƣa khuyến khích, tạo động lực cho địa phƣơng tăng thêm.
- Hệ thống chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức của nhà nƣớc chƣa đƣợc ban hành đầy đủ, kịp thời, chậm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Phân cấp chƣa trên cơ sở tăng cƣờng năng lực quản lý, hỗ trợ điều kiện, cơ sở vật chất cho cấp dƣới. Năng lực, trình độ cán bộ quản lý tài chính, ngân sách chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là cán bộ quản lý tài chính ngân sách xã.
- Việc phân cấp nguồn thu chƣa đi đôi với phân cấp quản lý thu gây ảnh hƣởng đến nguồn thu của các cấp ngân sách. Chẳng hạn trƣờng hợp Cục thuế tỉnh quản lý thu một doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang thực hiện điều tiết 100% số thu về ngân sách cấp tỉnh, trong năm ngân sách nếu có sự điều chuyển doanh nghiệp đó về huyện thì sẽ thực hiện điều tiết 100% số thu cho ngân sách cấp huyện. Điều đó gây ảnh hƣởng rất lớn trong việc điều hành ngân sách, tạo nên cơ chế “xin - cho” các doanh nghiệp trong các cơ quan quản lý thu giữa tỉnh và huyện.
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN 2020 3.1. Định hƣớng phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2015, tầm nhìn 2020
3.1.1 Dự báo tình hình KT-XH ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSĐP và mục tiêu của phân cấp quản lý ngân sách địa phương của tỉnh NSĐP và mục tiêu của phân cấp quản lý ngân sách địa phương của tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn 2020
3.1.1.1. Dự báo tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2015, tầm nhìn 2020.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015 của tỉnh Ninh Bình bên cạnh những thuận lợi cơ bản, vẫn có nhiều khó khăn, thách thức: Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; thời tiết, dịch bệnh diễn biến bất thƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân; nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Song dƣới sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ban, ngành Trung ƣơng, Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, phát huy dân chủ, khắc phục khó khăn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân nên sẽ phấn đấu đạt đƣợc những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực: Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đạt 13%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định, nhiều mặt đƣợc cải thiện; công tác quốc phòng địa phƣơng đƣợc tăng cƣờng; an ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo; hệ thống chính trị đƣợc củng cố ngày càng vững mạnh.
Từ đó tỉnh Ninh Bình đã có phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 nhƣ sau:
- Phát triển kinh tế- xã hội bảo đảm phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của vùng Đồng Bằng Sông Hồng và của tỉnh theo hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế địa phƣơng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, gắn kết và phát huy mối liên kết toàn diện với các tỉnh, thành phố vùng Đồng Bằng Sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ.
- Phát huy tốt các lợi thế đặc thù của tỉnh để duy trì mức tăng trƣởng cao, bền vững, cải thiện chất lƣợng tăng trƣởng trên cơ sở xây dựng bƣớc đi phù hợp, có tầm nhìn chiến lƣợc đối với vị trí phát triển của tỉnh giai đoạn hiện nay. Tập trung phát triển khu vực kinh tế ven biển, các khu, cụm công nghiệp sản xuất tập trung và một số ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn để tạo động lực và dẫn dắt các ngành khác phát triển.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại, lấy phát triển dịch vụ (đặc biệt là du lịch) và công nghiệp xanh, công nghệ cao làm nền tảng. Phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong điều kiện biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.
- Tập trung cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và chất lƣợng cuộc sống nhân dân trong tỉnh. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng - an ninh trong vùng theo định hƣớng tại Nghị quyết 54-NQ/TW. Đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá, các di sản thiên nhiên, các nhu cầu an sinh và trật tự an toàn xã hội.
Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2016 – 2020:
- Về kinh tế:
+Giữ vững tốc độ tăng GDP bình quân 11,5%/năm; Tốc độ tăng GTSX bình quân (Giá CĐ 2010): Công nghiệp - xây dựng khoảng 12%/năm; dịch vụ khoảng 15 %,/năm; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản duy trì 1,8%/năm. Tổng
vốn đầu tƣ xã hội khoảng 20.000 tỷ đồng/năm (giá năm 2015). Sản lƣợng lƣơng thực có hạt bình quân đạt trên 45 vạn tấn/năm.
+ Đến năm 2020: Cơ cấu kinh tế trong GDP hiện hành: Công nghiệp - xây dựng 45%; Dịch vụ 48%; Nông, lâm nghiệp thuỷ sản 7%. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 75 triệu đồng; thu ngân sách đạt trên 5.500 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,0 tỷ USD. Khách du lịch đạt 8 triệu lƣợt (trong đó khách quốc tế 2,0 triệu lƣợt), khách lƣu trú đạt 2 triệu lƣợt (trong đó khách quốc tế 1,0 triệu lƣợt); tỷ lệ xã đƣợc công nhận nông thôn mới đạt trên 50% số xã.
- Về văn hoá - xã hội
Đến năm 2020, nâng cao chất lƣợng đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho 100% trƣờng mầm non cho trẻ em 5 tuổi và tiểu học. Tỷ lệ trƣờng đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 là: Mầm non 100%, Tiểu học (đạt chuẩn mức độ II) 70%, Trung học cơ sở 70%, Trung học phổ thông 60%. Số bác sỹ bình quân trên 1 vạn dân là 10 bác sỹ; tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề đạt 70%, tỷ lệ hộ nghèo còn dƣới 3%.
- Về môi trường
Đến năm 2020, tỷ lệ dân số thành thị đƣợc cung cấp nƣớc sạch là 100%, tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc cung cấp nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh là 95%. Tỷ lệ diện tích đất có rừng che phủ đạt trên 21,5%.
Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ đặt ra cho tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 tầm nhìn 2020 đã đặt ra yêu cầu phải nâng cao hiệu quả công tác phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng hơn nữa, để đảm bảo nguồn lực cho các cấp chính quyền địa phƣơng thực hiện hiệu quả nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
3.1.1.2. Mục tiêu phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2015, tầm nhìn 2020.
- Thứ nhất, thực hiện tăng thu ngân sách một cách bền vững, có kế hoạch nuôi dƣỡng nguồn thu từ sản xuất kinh doanh dịch vụ, phấn đấu thu
ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt đến năm 2015 đạt gần 4.000 tỷ đồng và đến năm 2020 trở thành tỉnh có mức thu khá so với các tỉnh trung bình trong cả nƣớc; Chi ngân sách địa phƣơng đảm bảo thực hiện kịp thời các chính sách, chế độ mới của tỉnh; tập trung cho chi thƣờng xuyên những nhiệm vụ chủ yếu và chi đầu tƣ phát triển căn bản. Thực hiện giảm đến mức tối thiểu chi ngân sách nhà nƣớc đối với những nhiệm vụ chi có thể đảm bảo theo hƣớng xã hội hoá. Quản lý chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách.
- Thứ hai, làm rõ quyền và trách nhiệm nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng trong thu và chi ngân sách, giảm dần số trợ cấp từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới.
3.1.2. Định hướng phân cấp ngân sách địa phương
3.1.2.1. Phân cấp quản lý ngân sách địa phương đáp ứng những yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và cải cách hành chính.
Đổi mới phƣơng thức quản lý NSĐP phải đảm bảo sự tƣơng thích với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Từng bƣớc đổi mới phân cấp quản lý NSĐP theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ đƣợc ngân sách cấp kinh phí. Tăng cƣờng phân cấp quản lý ngân sách, bảo đảm sự thống nhất của NSĐP trong đó ngân sách tỉnh đóng vai trò chủ đạo, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng trong quản lý và sử dụng NSĐP.
Quán triệt quan điểm của cải cách hành chính theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020: tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý, xem phân cấp quản lý là tiền đề, là phƣơng tiện thực hiện cải cách hành chính, đảm bảo cải cách hành chính đạt hiệu quả cao. Trong phân cấp
quản lý NSĐP cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai, kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu, chi ngân sách và quản lý tài sản công; tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra nâng cao kỷ luật, kỷ cƣơng trong quản lý tài chính ngân sách, bảo đảm thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng.
3.1.2.2 Phân cấp quản lý ngân sách địa phương phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.
Việc phân cấp ngân sách phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội; gắn nguồn thu với nhiệm vụ chi và khả năng quản lý của từng cấp chính quyền địa phƣơng, đảm bảo nguồn lực để các cấp chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý; khuyến khích các cấp tăng cƣờng quản lý thu, chống thất thu; hạn chế phân chia các nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp; hạn chế sử dụng nhiều tỷ lệ phân chia khác nhau đối với từng khoản thu cũng nhƣ giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn.
Bảo đảm ổn định nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, xã trong thời gian 5 năm, gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền địa phƣơng. Việc phân cấp nguồn thu cần quan tâm đến đặc điểm cụ thể cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện, thị xã, thành phố.
Trong điều kiện hiện nay, khi tích luỹ từ kinh tế ở địa phƣơng nói chung và của NSĐP nói riêng còn hạn hẹp thì việc phân cấp mạnh cho chính quyền cấp dƣới sẽ san sẻ gánh nặng ra nhiều cấp, vừa làm giảm bớt khó khăn cho một cấp ngân sách đồng thời tạo động lực khai thác tối đa nguồn lực tiềm tàng để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.2.3. Phân cấp quản lý NSĐP theo hướng phân cấp rộng hơn cho ngân sách các cấp đi đôi với tăng cường trách nhiệm quản lý.
dựng tài chính địa phƣơng lành mạnh, cân đối, tích cực, tăng trƣởng bền vững. Trong thời gian tới cần hoàn thiện phân cấp NSĐP theo các hƣớng sau:
Một là: Đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách cho cấp dƣới nhằm tăng cƣờng quyền chủ động gắn với tăng cƣờng trách nhiệm cho chính quyền cấp dƣới, cho phép họ giải quyết kịp thời, hiệu quả những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đẩy mạnh việc huy động tổng thể các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng.
Hai là: Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách cho chính quyền cấp dƣới phải đảm bảo tính tập trung thống nhất của NSNN. Tức là phải đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách cấp tỉnh trong việc thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện những nhiệm vụ quan trọng ở địa phƣơng, các chính sách xã hội lớn, có thể chi phối, điều hoà sự mất cân đối trong phát triển giữa các địa phƣơng trong tỉnh với nhau nhằm đảm bảo tính công bằng, hợp lý. Mặt khác, đi đôi với đảm bảo tính độc lập của ngân sách cấp dƣới phải đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của ngân sách cấp trên. Đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và phát triển cân đối nguồn ngân sách giữa các khu vực trên địa bàn để chủ động thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời đảm bảo tập trung điều hành ngân sách các cấp trong phạm vi địa phƣơng.
Ba là: Phân cấp nhiều hơn và rộng rãi hơn cho chính quyền cấp dƣới. Trong phân cấp nguồn thu, cần theo hƣớng tăng nguồn thu cho ngân sách cấp dƣới, đặc biệt là cho ngân sách xã nhằm tăng nguồn lực cho ngân sách xã. Trong phân cấp nhiệm vụ chi, ngoài việc căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền, phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, cần căn cứ vào nhu cầu về hàng hoá công cộng của ngƣời dân trên địa bàn và khả năng cung cấp có hiệu quả hàng hoá công cộng của mỗi cấp chính quyền. Những hàng hoá công cộng gắn với địa phƣơng, có tính chất toàn vùng thì phân cấp cho ngân
sách tỉnh cung cấp, những hàng hoá công cộng gắn trực tiếp với cộng đồng dân cƣ trên địa bàn xã thì nên phân cấp cho ngân sách xã cung cấp.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2015, tầm nhìn 2020 địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2015, tầm nhìn 2020
3.2.1. Hoàn thiện quy trình ngân sách địa phương
- Hoàn thiện quy trình ngân sách địa phƣơng theo hƣớng phân định rõ hơn thẩm quyền của HĐND các cấp trong việc quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách.
Nhằm phát huy hơn nữa tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của HĐND các cấp trong việc quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách, khắc phục tính hình thức và tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong việc quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách, cần phân cấp mạnh hơn nữa cho chính quyền cấp dƣới trong quyết định ngân sách theo hƣớng: HĐND tỉnh quyết định dự toán thu NSNN