Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động Marketing, BIDV hội sở chính đã thành lập Ban phát triển sản phẩm bán lẻ và Marketing, chịu trách nhiệm về các hoạt động phát triển các sản phẩm, giới thiệu, đào tạo về sản phẩm cho các chi nhánh, đồng thời thiết kế các phƣơng tiện nhằm quảng bá về sản phẩm của BIDV tới các khách hàng thông qua chi nhánh hoặc các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Tại chi nhánh, chƣa thành lập bộ phận Marketing riêng biệt. Hiện tại, chi nhánh Cầu Giấy chỉ có tổ làm công tác Marketing trực thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp và Tổ phát triển các sản phẩm Ngân hàng bán lẻ do phòng Quan hệ khách hàng cá nhân làm đầu mối phụ trách. Điều này thực sự hạn chế việc áp dụng các chính sách và chƣơng trình Marketing một cách hiệu quả. Trong thời gian tới chi nhánh cần thành lập Bộ phận Marketing đƣợc Ban Giám đốc trực tiếp quản lý, tƣơng đƣơng với vai trò của các phòng ban khác, phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác để hoàn thành nhiệm vụ Marketing hỗn hợp.
Nhiệm vụ chính của Bộ phận Marketing là:
Thực hiện nghiên cứu thị trƣờng: Thu thập và xử lý các thông tin khách hàng, lấy ý kiến đo lƣờng sự hài lòng cũng nhƣ những phản hồi từ khách hàng, các thông tin về lãi suất, phí, chính sách của các đối thủ cạnh tranh để có đề xuất điều chỉnh linh hoạt phù hợp với thị trƣờng. Phân loại và lựa chọn thị trƣờng mục tiêu, nghiên cứu các yếu tố môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng đến hoạt động ngân hàng.
Xây dựng và thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch Marketing: tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm, đặc biệt trong những chƣơng trình lớn của hệ thống cũng nhƣ chi nhánh nhƣ phát hành thẻ miễn phí thẻ ATM vào dịp sinh viên các trƣờng Đại học nhập trƣờng, phát hành miễm phí thẻ VISA, giảm giá khi quẹt thẻ tại POS của BIDV, các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, dự thƣởng…
90
Đánh giá hiệu quả, đề xuất các phƣơng án sửa đổi quy trình nghiệp vụ đối với BIDV hội sở khi có lỗi hoặc chƣa tiện lợi cho giao dịch.
Tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng các khiếu nại của khách hàng.
Duy trì mối quan hệ, xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả đặc biệt với những khách hàng thân thiết, khách hàng truyền thống và khách hàng mục tiêu.
91
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Chiến lƣợc Marketing hỗn hợp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy, luận văn đã hoàn thành đƣợc những công việc sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận Marketing ngân hàng và chiến lƣợc marketing hỗn hợp. Từ đó cho thấy việc xây dựng chiến lƣợc Marketing phù hợp đóng vai trò rất quan trọng.
- Phân tích và đánh giá một cách toàn diện nội dung chiến lƣợc Marketing hỗn hợp đang đƣợc áp dụng tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy, nêu ra những kết quả đã đạt đƣợc, những hạn chế cần khắc phục và những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện chiến lƣợc.
- Luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lƣợc Marketing hỗn hợp tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy.
92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Diệp Anh và Minh Đức, 2009. Marketing hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản
Lao động - Xã hội.
2. Nguyễn Thị Minh Hiền, 2003. Marketing ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
3. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy.
Báo cáo thường niên qua các năm.
4. Lƣu Văn Nghiêm, 2008. Marketing dịch vụ. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Philip Kotler, 1995. Marketing căn bản - Những nguyên lý tiếp thị (tập 1, 2). TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh.
6. Trƣơng Quang Thông. Giáo trình Marketing ngân hàng. Hà Nội: Học viện Ngân hàng.
7. Nguyễn Mạnh Tuân, 2010. Marketing - cơ sở lý luận và thực hành, Hà
Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia.
Tiếng Anh
8. Lennart Aisecksson, 1996. Bank Product. 9. Oversca Chinese Banking Corporation Limited 10. Marketing Financial Services.