Nghiên cứu về Piperine trong lĩnh vực điều trị ung thư

Một phần của tài liệu nghiên cứu tinh sạch và xác định tiềm năng chống ung thư của piperine từ hồ tiêu đen (piper nigrum l ) (Trang 28)

Hiện nay hướng nghiên cứu sử dụng các hợp chất có trong các loài thực vật để điều trị các bệnh ung thư đang được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu tách chiết và thử độc tính của Piperine với các dòng tế bào ung thư khác nhau và thu được nhiều kết quả khả quan. Phương pháp thử độc tính được sử dụng rộng rãi nhất đó là sử dụng chất thử 3 – (4, 5 - dimethylthiazol – 2 – yl) – 2, 5 dyphenyl – tetrazolium bromide (MTT).

Daniel và cộng sự (2005) đã sử dụng phương pháp MTT khi nghiên cứu về độc tính của Piperine trên dòng tế bào ung thư phổi B16F – 10 và 2 dòng tế bào ung thư bạch cầu CEM và HL – 60. Các dòng tế bào trên được nuôi cấy trong môi trường RPMI có bổ sung 10% PBS, 2 mM glutamine, 100 μg/ml streptomycin, 100 U/ml penicillin và ủ ở 37o

C, 5% CO2. Chia tế bào vào đĩa 96 giếng sao cho đạt mật độ 50000 tế bào/giếng. Sau 24 giờ, Piperine được bổ sung vào các giếng thử và ủ trong 72 giờ. Lấy 200 μl dịch tế bào có bổ sung MTT kiểm tra tỷ lệ sống chết của tế bào. Doxorubixin được sử dụng làm đối chứng dương. Kết quả cho thấy, chỉ số IC50 của Piperine đối với dòng tế bào CEM và HL – 60 là 25 μg/ml và B16F – 10 là 19.9 μg/ml [19].

Một nghiên cứu khác của Paul B. Yaffe và cộng sự (2012) về tác động của Piperine đến sự sinh trưởng và phát triển của dòng tế bào ung thư đại trực tràng HRT – 18 bằng phương pháp thử độc tính MTT và đếm dòng tế bào. Kết quả cho thấy, Piperine gây rối loạn quá trình trao đổi chất của các tế bào HRT - 18. Cụ thể là hoạt tính của enzyme succinate dehydrogenase có mặt trong ty thể giảm đi một cách đáng kể khi môi trường nuôi cấy có bổ sung Piperine. Để nghiên cứu ảnh hưởng của

Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương Piperine đến chu trình tế bào, ông nuôi tế bào HRT – 18 trong 2 loại môi trường có và không bổ sung Piperine. Sau 72h, tiến hành nhuộm tế bào với PI, sử dụng phương pháp đếm dòng tế bào để tìm ra tỷ lệ tế bào thuộc các pha khác nhau của chu trình tế bào và so sánh. Kết quả cho thấy, ở đĩa nuôi cấy có bổ sung Piperine, tỷ lệ tế bào bị giữ lại ở pha G0 /G cao hơn hẳn so với các pha khác và so với đĩa không bổ sung Piperine. Điều này chứng tỏ, Piperine là nguyên nhân gây ra hiện tượng bắt giữ chu trình tế bào [42].

Khi thử nghiệm trên chuột mang dòng tế bào ung thư phổi ác tính B16F -10, C.R. Pradeep và G. Kuttan (2002) đã phát hiện ra rằng Piperine có khả năng làm giảm đáng kể các hợp chất sinh ra do cảm ứng khối u (92.5%) như acid uronic, hexosamine… Thậm chí, Piperine còn tăng thời gian sống của chuột mắc bệnh lên đến 90 ngày sau thử nghiệm. Kết quả đã khẳng định khả năng ngăn cản quá trình di căn ung thư của Piperine [16].

Ngoài ra còn một số phương pháp khác đã được các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu sự ảnh hưởng của Piperine lên sự phát triển của khối u. Bezerra và cộng sự (2006) đã sử dụng phương pháp quan sát mô bệnh học để đánh giá mức độ tác động của Piperine lên khối u Sarcoma 18. Ông tiến hành cấy các tế bào khối u Sarcoma-18 10 ngày tuổi vào 60 chuột cái Thụy Sỹ vào vùng da dưới bụng. Piperine được tiêm vào các con chuột thí nghiệm với nồng độ 50 mg/kg. Sau 7 ngày, khi chuột chết, khối u, gan, lá lách và thận được cắt bỏ, cân nặng và cố định bằng formaldehyde 10%. Các bộ phận này được với hematocylin và eosin rồi quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá mức độ tổn thương của khối u và các mô dưới tác động của thuốc [18]

Ở Việt Nam, mặc dù đã có một số nghiên cứu về hoạt tính của một số loại hợp chất tự nhiên, nhưng chưa có nghiên cứa về tác động của trên các dòng tế bào ung thư.

Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương

Một phần của tài liệu nghiên cứu tinh sạch và xác định tiềm năng chống ung thư của piperine từ hồ tiêu đen (piper nigrum l ) (Trang 28)