Các chính sách kế tốn áp dụng tại cơng ty mẹ và các cơng ty con

Một phần của tài liệu Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại công ty Vinatrans để phục vụ yêu cầu lập báo cáo tài chính hợp nhất (Trang 49)

Về cơ bản, các chính sách kế tốn được áp dụng thống nhất tại cơng ty mẹ và các cơng ty con, tuy nhiên do quy mơ và đặc thù kinh doanh riêng, nên cĩ một số chính sách kế tốn chỉ được áp dụng tại cơng ty mẹ.

2.3.3.1. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền

(1) Tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển, nguyên tắc xác định các khoản tiền này như sau:

Các khoản tiền mặt: Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt.

Các khoản tiền gửi ngân hàng: Căn cứ vào Giấy báo Nợ và báo Cĩ của Ngân hàng kết hợp với Sổ phụ hoặc bản xác nhận số dư của các ngân hàng tại từng thời điểm.

Các khoản tiền đang chuyển: dựa vào các lệnh chuyển tiền chưa cĩ giấy báo Nợ và giấy nộp tiền chưa cĩ giấy báo Cĩ.

(2) Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn cĩ thời gian dưới 3 tháng, cĩ khả năng chuyển đổi thành một lượng tiền một cách dễ dàng và ít rủi ro kể từ ngày mua khoản đầu tư đĩ tại thời điểm lập báo cáo.

Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng Việt Nam sử dụng trong kế tốn: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỉ giá hạch tốn, chênh lệch giữa tỉ giá thực tế và tỉ giá hạch tốn được phản ảnh vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính ngay trong kỳ. Cuối niên độ kế tốn, thực hiện đánh giá lại các tài khoản cĩ gốc ngoại tệ, chênh lệch do đánh giá lại được kết chuyển vào tài khoản chênh lệch tỉ giá, số dư cuối cùng sẽ được phản ảnh vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính trong niên độ kế tốn đĩ. Lãi chênh lệch tỷ

giá do đánh giá lại các số dư tại ngày kết thúc niên độ kế tốn khơng được dùng để chia cho cổ đơng.

2.3.3.2. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho chủ yếu áp dụng tại cơng ty mẹ VINATRANS do cơng ty mẹ VINATRANS cĩ chức năng kinh doanh kho ngoại quan, làm đại lý phân phối các sản phẩm thiết bị điện tử cho hãng điện tử Schneider của Đức. Các cơng ty con chỉ cung cấp dịch vụ giao nhận và thực hiện các chức năng logistics, khơng phân phối sản phẩm hàng hĩa, chính sách này chỉ áp dụng đối với nhiên liệu tồn cuối kỳ...

Giá trị hàng tồn kho được tính theo phương pháp giá gốc, trường hợp giá trị thuần cĩ thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần cĩ thể thực hiện được, giá trị thuần cĩ thể thực hiện được xác định bằng cách lấy giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm giá hàng hĩa nhập khẩu và các chi phí mua hàng liên quan trực tiếp trước khi hàng hĩa được đưa vào nhập kho.

Hàng tồn kho được hạch tốn theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá trị hàng xuất kho tính theo phương pháp bình quân gia quyền.

2.3.3.3. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ (1)Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định được ghi nhận theo phương pháp giá gốc, bao gồm giá mua tài sản và các chi phí liên quan trực tiếp trước khi đưa tài sản cố định vào hoạt động. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá, hao mịn lũy kế và giá trị cịn lại.

Nguyên giá tài sản cố định bao gồm tồn bộ các chi phí mà cơng ty phải bỏ ra để cĩ được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đĩ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ nhập khẩu sẽ được ghi nhận theo tỷ giá hạch tốn, khoản

chênh lệch tỷ giá trong quá trình mua sắm TSCĐ được hạch tốn vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính.

Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đĩ. Các chi phí khơng thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ.

Khi tài sản cố định được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xĩa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập khác hay chi phí khác trong kỳ.

Việc ghi nhận và trích lập khấu hao tài sản cố định tuân thủ theo quy định 206/2003/QĐ-BTC, do Bộ tài chính ban hành ngày 12/12/2003, cụ thể:

Nhĩm tài sản Thời gian khấu hao (Năm)

Nhà cửa, vật kiến trúc 25

Máy mĩc, thiết bị 6

Phương tiện vận tải 6

Thiết bị, dụng cụ quản lý 3 - 5

(2)Tài sản cố định vơ hình

Quyền sử dụng đất là tồn bộ các chi phí thực tế mà cơng ty đã chi ra cĩ liên quan trực tiếp tới đất sử dụng lâu dài tại A8 đường Trường Sơn, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: tiền chi ra để cĩ quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phĩng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ...

(3)Phương pháp khấu hao

Khấu hao tài sản cố định được trích theo phương pháp đường thẳng, riêng đối với các phương tiện vận tải phục vụ cho mục đích kinh doanh được khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần cĩ điều chỉnh.

Khấu hao của TSCĐ được ghi nhận ngay trong tháng: sẽ được tính nguyên tháng nếu tăng trước ngày 15, và khấu hao ½ tháng nếu ghi nhận tăng sau ngày 15.

TSCĐ vơ hình là quyền sử dụng đất khơng áp dụng trích khấu hao.

2.3.3.4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Các tài sản đang trong quá trình xây dựng phục vụ mục đích sản xuất, cho thuê, quản trị hoặc cho bất kỳ mục đích nào khác được ghi nhận theo giá gốc. Chi phí này bao gồm chi phí dịch vụ và chi phí lãi vay cĩ liên quan phù hợp với chính sách kế tốn của cơng ty. Việc tính khấu hao của các tài sản này được áp dụng giống như với các tài sản khác, bắt đầu từ khi tài sản ở vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

2.3.3.5. Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính

Các khoản đầu tư vào cơng ty con, cơng ty liên kết được ghi nhận theo phương pháp giá gốc.

Đối với các khoản đầu tư chứng khốn ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác: nếu tại thời điểm lập báo cáo, các khoản đầu tư này cĩ thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn khơng quá 3 tháng kể từ ngày mua thì được xem là một khoản tương đương tiền;

Nếu các khoản đầu tư này cĩ thời gian thu hồi vốn dưới 1 năm thì được phân loại là tài sản ngắn hạn;

Nếu cĩ thời gian thu hồi vốn trên 1 năm thì được phân loại là tài sản dài hạn. Phương pháp lập dự phịng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn: Việc trích lập dự phịng giảm giá đầu tư được thực hiện vào cuối niên độ kế tốn, phản ảnh số chênh lệch giữa giá gốc các khoản đầu tư được hạch tốn trên sổ sách kế tốn lớn hơn giá trị thị trường của chúng tại thời điểm lập báo cáo. Tuy nhiên hiện tại ở VINATRANS nĩi riêng và ở cả hệ thống nĩi chung hầu hết các khoản đầu tư này đều được mua với giá trị bằng mệnh giá do đĩ cơng ty nhận thấy chưa cần thiết thực hiện việc trích lập dự phịng vào cuối niên độ.

Khi thanh lý một khoản đầu tư, phần chênh lệch giữa giá trị thanh lý thuần và giá trị ghi sổ được hạch tốn vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính trong kỳ.

2.3.3.6. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hĩa các khoản chi phí đi vay, các khoản chi phí khác

Hiện tại VINATRANS và các cơng ty con khơng sử dụng địn cân nợ, nên khơng phát sinh chi phí đi vay, các hoạt động sản xuất kinh doanh được trang trải bằng nguồn vốn chủ sở hữu của mình.

Đối với các khoản chi phí khác, nguyên tắc ghi nhận và vốn hĩa được thực hiện như sau:

Chi phí trả trước: Chi phí trả trước phân bổ cho đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo nâng cấp tài sản cố định trong kỳ được vốn hĩa vào tài sản cố định đang được đầu tư hoặc cải tạo nâng cấp đĩ.

Chi phí trả trước dài hạn gồm Giá trị thương hiệu và Giá trị lợi thế vị trí địa lý với số tiền hình thành qua xác định giá trị doanh nghiệp. Các khoản chi phí này sẽ được bắt đầu phân bổ khi cơng ty chính thức chuyển sang Cơng ty Cổ phần.

Chi phí khác: các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo nâng cấp tài sản cố định trong kỳ được vốn hĩa vào tài sản cố định đang được đầu tư hoặc cải tạo nâng cấp đĩ.

Nguyên tắc phân bổ chi phí trả trước, đối với các khoản chi phí trả trước liên quan đến một kỳ kế tốn thì được ghi nhận hết vào trong kỳ kế tốn đĩ, nếu chi phí trả trước phát sinh liên quan đến nhiều kỳ kế tốn phải thực hiện phân bổ. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh từng kỳ hạch tốn dựa vào phương pháp phân bổ 2 lần.

2.3.3.7. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả

Chi phí phải trả được ghi nhận dựa trên các ước tính hợp lý về số tiền phải trả cho các hàng hĩa, dịch vụ đã sử dụng trong kỳ.

Chi phí thuê nhà, đất phải trả: trích trước theo thời gian thực hiện của hợp đồng. Chi phí sửa chữa lớn trích trước theo kế hoạch sửa chữa lớn được duyệt. Các chi phí phải trả khác theo nội dung hợp đồng quy định.

2.3.3.8. Các khoản phải thu thương mại, các khoản phải thu khác

Các khoản phải thu thương mại được ghi nhận phù hợp với chuẩn mực doanh thu - VAS 14 về thời điểm ghi nhận căn cứ theo hĩa đơn, chứng từ phát sinh.

Các khoản phải thu khác được ghi nhận theo hĩa đơn, chứng từ đã được xem xét, phê duyệt.

2.3.3.9. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu

Tại cơng ty mẹ: nguồn vốn kinh doanh bao gồm vốn chủ sở hữu và nguồn vốn hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hiện vẫn được phân phối theo quy định tại nghị định số

09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính của cơng ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác (trước đây thực hiện theo quy định tại nghị định 199/2004/NĐ-CP, ngày 03 tháng 12 năm 2004)

Tại các cơng ty con, nguồn vốn kinh doanh bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu: được ghi nhận theo số thực tế gĩp của các thành viên sáng lập và vốn khác: hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế được phân phối theo quy định của hội đồng thành viên.

2.3.3.10. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, doanh thu tài chính

(1)Doanh thu bán hàng: được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

- Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hĩa đã được chuyển giao cho người mua;

- Đơn vị khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hĩa như người sở hữu hàng hĩa hoặc quyền kiểm sốt hàng hĩa;

- Đơn vị đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng hoặc khả năng hàng bán bị trả lại.

(2) Doanh thu cung cấp dịch vụ: được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đĩ được xác định một các đáng tin cậy. Trường hợp cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần cơng việc đã hồn thành vào ngày cuối của kỳ kế tốn đĩ. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Đơn vị đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đĩ;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch cung cấp dịch vụ đĩ.

(3)Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

- Cĩ khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đĩ;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi đơn vị được quyền nhận cổ tức hoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc gĩp vốn.

2.3.2.11. Nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính

Các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính:

Lỗ do gĩp vốn đầu tư ra bên ngồi: được ghi nhận theo nguyên tắc thực tế phát sinh.

Chi phí gĩp vốn liên doanh liên kết, chuyển nhượng chứng khốn theo thực tế phát sinh.

Chi phí lỗ tỷ giá hối đối: được ghi nhận khi cĩ sự chênh lệch giữa tỷ giá hạch tốn và tỷ giá thực tế thanh tốn.

2.3.3.12. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập hỗn lại

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ bao gồm: chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hỗn lại khi xác định lãi hoặc lỗ trong một kỳ.

Chi phí thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.

Chi phí thuế thu nhập hỗn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.

Thuế thu nhập hiện hành là khoản thuế được tính dựa trên thu nhập chịu thuế và thuế suất áp dụng trong kỳ tính thuế. Khoản thu nhập chịu thuế chênh lệch so với thu nhập theo kế tốn là do điều chỉnh các khoản chênh lệch giữa thuế và kế tốn.

Thuế thu nhập hỗn lại là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp hoặc sẽ được hồn lại do chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả cho mục đích lập BCTC và các giá trị dùng cho mục đích tính thuế. Thuế thu nhập hỗn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế.

Tài sản thuế thu nhập hỗn lại: được ghi nhận khi chắc chắn trong tương lai sẽ cĩ lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế tốn. Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại được xem xét lại vào ngày kết thúc năm tài chính và sẽ được ghi giảm đến mức đảm bảo chắc chắn cĩ đủ lợi nhuận tính thuế cho phép lợi ích của một phần hoặc tồn bộ tài sản thuế thu nhập hỗn lại được sử dụng.

Tài sản thuế thu nhập hỗn lại và thuế thu nhập hỗn lại phải trả được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh tốn dựa trên các mức thuế suất cĩ hiệu lực tại ngày kết thúc năm tài chính.

Một phần của tài liệu Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại công ty Vinatrans để phục vụ yêu cầu lập báo cáo tài chính hợp nhất (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)