6. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Vài nét khái quát về dân tộc Tày, Nùng
Theo tài liệu thống kê năm 2009, dân số người Tày là: 1.626.392 người, dân số người Nùng là: 968.800 người [41, tr.718]. Trong đại gia đình Việt Nam, Tày và Nùng là hai dân tộc sống bên cạnh nhau, nói chung ngôn ngữ thuộc nhóm Tày - Thái, cùng một nguồn gốc lịch sử, có quan hệ mật thiết về kinh tế, văn hóa. Người dân Tày, Nùng sống tập trung ở các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái. Ngoài ra còn có một bộ phận nhỏ cư dân sống ở các tỉnh khác như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận.
Dân tộc Tày và Nùng có cùng nguồn gốc từ xa xưa, nhưng trong quá trình phát triển đã tách thành hai dân tộc. Ngày nay , người Tày và người Nùng vẫn sống xen kẽ với nhau nên đã và đang diễn ra quá trình tiếp xúc, giao lưu, ảnh hưởng qua lại về các lĩnh vực như: ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật…Hiện nay, hai dân tộc Tày, Nùng cũng đang hình thành những yếu tố văn hóa chung, gọi là văn hóa Tày – Nùng.
Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo dân tộc Tày, Nùng rất phong phú, đa dạng: thờ cúng tổ tiên; thờ các vị thần như: Phật Bà Quan Âm, Hắc Hổ Huyền Đàn, thờ Bà Mụ, Pựt Luông, Táo Quân, tổ sư thầy tào, then; thờ các vị thần của bản mường như: Thổ Công, Thành Hoàng…Nhưng trong đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan trọng nhất đối với đồng bào người Tày, Nùng. Nơi thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang nghiêm nhất trong ngôi nhà.
Đồng bào Tày, Nùng có nhiều lễ hội dân gian như: Lễ hội Lồng tồng (lễ hội xuống đồng); lễ hội Nàng Hai; lễ hội chùa, đền; lễ hội Pháo Hoa, lễ hội Ná Nhèm… Các lễ hội nhằm mục đích cầu cho mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở; con người khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn…Tham gia lễ hội, mọi người còn được vui chơi, giải trí và góp phần đoàn kết cộng đồng.
Văn học dân gian Tày, Nùng khá phong phú, bao gồm nhiều thể loại như: Truyện kể dân gian, truyện thơ, tục ngữ, câu đố, ca dao…Kho tàng truyện cổ Tày, Nùng rất phong phú. Truyện thơ cũng khá phát triển, trong đó có những truyện được văn bản hóa bằng chữ Nôm Tày. Thơ ca trữ tình dân gian Tày, Nùng bao gồm các loại dân ca như: sli, lượn, dân ca nghi lễ…Ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ ca dân gian Tày, Nùng, được lưu truyền phổ biến trong đông đảo quần chúng, nhằm diễn đạt nhận thức, tâm lý, tình cảm của người dân trong quan hệ với thiên nhiên và giữa con người với nhau.
2.1.2.Thống kê tần số xuất hiện và giải mã biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Tày, Nùng
2.1.2.1.Thống kê tần số xuất hiện
Qua khảo sát, thống kê, chúng tôi thấy trong ca dao dân tộc Tày, Nùng, từ ngữ chỉ cá xuất hiện với tần số cao: Cá xuất hiện 93/1368, đứng thứ 6 (chiếm 6,8%) so với các loài động vật nói chung và xuất hiện 93/135, đứng thứ nhất (chiếm 68,9%) so với các loài động vật khác sống ở dưới nước. Có thể lý giải điều đó là do trong các loài động vật sống ở dưới nước thì cá là loài có số lượng dồi dào hơn cả. Thực phẩm chủ yếu của đồng bào Tày, Nùng là thủy sản, trong đó cá cũng là thực phẩm chính. Người dân Tày, Nùng sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên trong quá trình lao động họ thường xuyên tiếp xúc, quen thuộc với hình ảnh con cá. Từ sự gắn bó, thân
thuộc hàng ngày, hình ảnh con cá đã đi vào trong ca dao một cách tự nhiên và trở thành con vật biểu tượng thể hiện tâm tư, tình cảm của đồng bào Tày, Nùng.
2.1.2.2. Giải mã ý nghĩa biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Tày, Nùng
Qua tìm hiểu bước đầu, chúng tôi nhận thấy biểu tượng cá trong ca dao Tày, Nùng biểu trưng một số hướng nghĩa cơ bản như: Cá - sự no đủ, giàu có; niềm vui, sự may mắn, hạnh phúc; tình yêu lứa, hôn nhân.
* Cá - sự no đủ, giàu có
Trong tiếng Hán, chữ “ngư” là cá với chữ “dư” là thừa thãi, có cách phát âm là “Yu” rất giống nhau, cho nên con cá được xem như biểu tượng của sự dư thừa, sung túc, giàu có. Mặt khác, cá là nguồn thức ăn cung cấp chất đạm bồi bổ cho con người nên được coi là biểu tượng của đời sống vật chất. Khi tìm hiểu ca dao dân tộc Tày, Nùng, chúng tôi cũng nhận thấy nét nghĩa này:
Thịt cá bày đủ vị đầy mâm…/Thịt cá xếp ăm ắp đầy mâm [83, tr.724]; Đào được ao to thả cá nhiều [3, tr.618]; Cơm có thịt, có cá, có chả, nấu rất ngon/ Thức ăn bày trên mâm như nhà quan dọn tiệc [83, tr.795].
Mâm cơm nhà giàu thường có nhiều thịt cá và các món ăn sang trọng khác đối lập với mâm cơm nhà nghèo chỉ có rau xanh, muối trắng và các món ăn được cho là tầm thường khác. Đến nhà ai, nhìn vào mâm cơm cũng phần nào đoán được gia cảnh nhà đó giàu sang hay nghèo hèn.
* Cá - niềm vui, sự may mắn, thuận lợi
Ở phương Đông quan niệm cá là con vật báo điềm lành. Biểu tượng cá còn được dùng để xua đuổi vận rủi vì nó là một trong những biểu tượng xuất hiện trên dấu chân Đức Phật. Một trong những thể hiện tuyệt vời nhất của Phật giáo để tạo ra nghiệp tốt là phóng sinh, và phóng sinh cá mang lại nhiều may mắn. Trong ca dao dân tộc Tày, Nùng, cá cũng được sử dụng để thể hiện niềm vui, sự may mắn, thuận lợi:
Thấy cá bến phù sa họp bạn/ Cá còn biết than vãn cùng nhau/ Còn có ngày châu đầu họp chuyện/ Mà em chỉ thấy phiền sầu thân [83, tr.72]; Cá lên lượn vẩn vơ bên suối/ Cá nó còn có bạn cùng nhau/ Thân em một tự sầu không vậy. [4, tr.424]
Hình ảnh cá họp bạn, cá lượn vẩn vơ bên suối, cá có bạn cùng nhau thể hiện niềm vui, hạnh phúc được tự do vui chơi, sum họp và chia sẻ cùng nhau, đối lập với hình ảnh cô gái đau khổ vì lẻ loi một mình.
Anh xa em anh ăn cơm với cá/ Em xa anh, em chan nước mắt thay canh [83, tr.458].
Cô gái mượn hình ảnh “ăn cơm với cá” để chỉ chàng trai được may mắn, hạnh phúc, đối lập với số phận hẩm hiu, bất hạnh của cô.
Ước gì vong biến được thành cá/ Biến thành đôi cá trắm lý ngư [2, tr.792].
Khi trong nhà có người mất, con cháu cầu cho vong linh của họ biến thành “đôi cá trắm lý ngư” để mong muốn vong được may mắn, mạnh khỏe.
Nước cạn được ăn cá vực sâu [83, tr.967].
Xuất phát từ thực tế cá ở vực sâu thường là những loài cá to, khó bắt, người ta mượn hình ảnh này để nói về những điều khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Vậy “được ăn cá vực sâu” chính là điều rất may mắn.
Trong bài Phuối Pác, khi bắt đầu gặp chàng trai, cô gái đã hát rằng: “Hôm nay em xuống sàn giờ tốt/ Được gặp đôi cá chép trọ bến (bờ)/ Em xuống Cao Bằng mua chài đây/ Cá vồng lên nước xoáy vực sâu/ Hôm nay nó lên cạn thì thấy/ Nào ta trao nhau một hồi đi/ Người chi người chẳng nói chẳng quen/ Em gặp anh có chuyện để bảo” [83, tr.433].
Gặp được cá chép là dấu hiệu của sự may mắn vì theo quan niệm của người Phương Đông cá chép được coi là con vật báo điềm lành. Thông qua lời hát này, cô gái muốn ngầm nói với chàng trai là cô đã rất may mắn có
duyên gặp chàng và không ngại ngần bày tỏ nguyện vọng được kết đôi cùng chàng như “đôi cá chép trọ bến (bờ)”.
* Cá – tình yêu, hôn nhân
Tình yêu là sở trường của ca dao , không phải ngẫu nhiên mà ca dao tình yêu chiếm mô ̣t số lượng lớn và đa ̣t chất lượng nghê ̣ thuâ ̣t cao. Với ca dao các dân tộc thiểu số , tiếng hát tình yêu còn có vai trò quan tro ̣ng trong đời sống tinh thần của ho ̣ . Trong kho tàng ca dao Tày , Nùng, biểu tượng cá nổi lên như mô ̣t điểm sáng, chuyển tải những cung bâ ̣c cảm xúc của muôn vàn tâm trạng yêu đương.
Hình ảnh “cá – nước” vốn là hình ảnh quen thuộc được dùng để biểu trưng cho tình yêu gắn bó, thủy chung:
Trong anh chỉ một lòng mãi mãi/ Như cá nước đời đời không xa [4,
tr.690]; Thương nhau ta chỉ thương cho riết/ Kết nhau kết cho nặng cho đầy/
Kết nhau như đôi cá dưới nước trong ao [83, tr.440]; Chim nào mà lìa núi
cách dặm/ Cá nào mà lìa nước cách vực/ Đôi ta định kết nhau suốt đời [83,
tr.442]; Yêu anh như thể cá yêu nước [3, tr.918]; Mong em tựa như cá mong
nước [4, tr.154]; Thương nhau ta thương nhau nồng mặn/ Như thể cá với
nước không sai [83, tr.444]; Được em anh những muôn vàn thỏa thuê/ Như cá thèm vực được về [83, tr.654].
Cái đích cuối cùng của một tình yêu chân chính là lứa đôi được sống bên nhau trọn đời hạnh phúc. Nhưng cuộc đời vẫn thế, có rất nhiều éo le, trắc trở khiến tình yêu dang dở, bất hạnh:
Yêu bạn chẳng biết tính sao đây/ Giống như cá lạc bầy dòng xiết [4,
tr.154]; Yêu bạn chẳng biết mà nói sao/ Giống như cá lạc đường dưới nước [3, tr. 898].
Trái tim chàng trai gửi trọn nơi người mình yêu thương nhưng cô gái không đáp lại tình yêu ấy khiến chàng trai cảm thấy cô đơn, đau khổ, hoang mang như con cá đang lạc đàn giữa dòng nước chảy xiết.
Anh mong em kình châm mong tạm/ Khác gì cá vực thẳm mong sao [3,
tr. 900]; Tháng chín mong mây hồng khó đến/ Cá vàng ở dưới bến vọng
trông/ Xa cách khó biến thành sao được/ Cá thì ở nước bạc vực sâu/ Yêu bạn chỉ nhớ nhau khó tới [3, tr.900]; Cá mới lìa nước khác vũng [83, tr.459].
“Cá vực thẳm mong sao”, “Cá thì ở nước bạc vực sâu”, “Cá vàng ở
dưới bến vọng trông” thể hiện sự xa cách, khó khăn, trở ngại khiến tình yêu
đôi lứa chỉ còn là nỗi nhớ, sự khát khao mà khó trở thành hiện thực.
Trong tình yêu, nếu không phải là sự tự nguyện của cả hai bên thì đó là điều luôn mang lại sự đau khổ, thất vọng cho cả hai người, nhất là người phụ nữ vì trong xã hội cũ họ không được tự do lựa chọn người mình yêu:
Chim vào lồng lọt về mấy thuở/ Cá mắc câu không ngỡ được về
[83, tr.443].
Tình yêu không thành, hôn nhân bất hạnh có muôn vàn lý do:
Cá kia còn nhớ hẳn vực xanh/ Biết hoa còn nhớ không ong bướm/ Hỡi em!
Cá vốn gắn bó với môi trường nước (vực). Chàng trai đặt câu hỏi “Cá
kia còn nhớ hẳn vực xanh” để ngầm ví cô gái là cá còn mình là vực xanh và
nhắc nhở, than trách cô gái có còn nhớ đến người đã từng gắn bó sâu nặng. Chàng trai đến muộn, cô gái đã có người yêu, có chồng khiến anh ta tiếc nuối:
Em như cá biển đã mắc mồi/ Em như cá biển đã sa lưới/ Cho anh mong hão phí công hoài [4, tr.472].
Mượn biểu tượng cá, người dân Tày, Nùng đã gửi gắm những suy nghĩ, nguyện vọng, những cung bậc cảm xúc nhiều khi rất khó diễn đạt, khó nói một cách cụ thể.