Thống kê tần số xuất hiện và giải mã biểu tượng cá trong ca dao

Một phần của tài liệu Biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc (Trang 67)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thống kê tần số xuất hiện và giải mã biểu tượng cá trong ca dao

dao dân tộc Mường

2.4.2.1.Thống kê tần số xuất hiện

Trong ca dao dân tộc Mường, từ ngữ chỉ cá xuất hiện với tần số cao 145/900 lần, đứng thứ 2 (chiếm 16,1%) so với các loài động vật nói chung và đứng vị trí thứ nhất 145/182 lần (chiếm 79,7%) so với các loài động vật khác sống ở dưới nước. Điều đó có thể lý giải là do người Mường sống ở những vùng thấp, gần sông, suối, ao, hồ. Vì vậy, người Mường rất quen thuộc, gắn bó với hình ảnh con cá. Hàng ngày, người dân nơi đây tận dụng môi trường tự

nhiên để đánh bắt cá. Đàn ông Mường ai cũng biết đánh cá. Ở một số nơi, người Mường có thói quen đánh cá vào dịp cuối năm, khi nước ở các ao, hồ, sông, suối xuống thấp, đồng bào hay đánh cá để lấy thực phẩm dự trữ ăn trong những ngày tết cổ truyền.

Theo nhà nghiên cứu Bùi Thiện, Người Mường có nhiều cách đánh bắt, từ cá to bằng cột nhà đến các loại cá nhỏ bằng đầu đũa, đầu ngón tay. Ăn cá và đánh bắt cá đã trở thành nếp quen thuộc của người dân nơi đây. Đặc biệt là các Phường, Hội đánh bắt cá thì rất sôi nổi, thú vị, nhất là lúc mùa nước cạn và đón cá lũ khi nước rút. Phường đánh cá gồm có: Phường đón đỏng, phường đón cá kha, phường đánh bắt cá lũ lụt, phường kéo roọc chài. Hội đánh cá càng vui vẻ, đông vui sôi động hơn và chủ yếu có ba hội: Hội thả lưới do các bố tổ chức đi đánh bắt bằng lưới; Hội đánh chài, đánh lắp chân của lớp thanh niên và trung niên đánh bằng chài và lắp; Hội đánh cá khoang của tất cả dân Mường.

Các Hội, Phường đánh bắt cá rất đông vui, hò reo vang dội. Họ có thể vừa đánh cá vừa đốt lửa để sưởi và nướng cá ăn cùng nhau rất vui vẻ. Vui nhất là hội đánh cá khoang mùa nước cạn, cả mường cùng đi đánh bắt cá. Người ở khắp các ngả kéo nhau về, kẻ gánh chài lưới, người khiêng mảng, cơm đùm cơm gói lũ lượt kéo nhau về đông vui như trảy hội. Sự đông vui nhộn nhịp ấy không chỉ diễn ra ở một mường có khoang cá mà cả ba bốn mường xung quanh đó. Đánh được cá, người ta còn mời cả thông gia, anh em thân thiết và người dân ở các huyện khác đến ăn cùng.

Khi ông mo làm thủ tục cho hồn người quá cố về nơi yên nghỉ có hình ảnh lá cờ, trên đó có hình con muông, con cá, gọi là “cờ con muông đi sá, cờ

con cá đi đàng”. Đó là biểu tượng của hai ngành săn muông, đánh cá. Do quá

trình lao động săn bắt, từ nếp sống văn hóa lâu đời ấy, phong tục tập quán quen thuộc ấy lưu truyền lại đến tận ngày nay [71, tr.476 – 488].

Như vậy, cá có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người Mường. Nó vừa là nguồn thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày, vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa là lễ vật quan trọng trong các dịp lễ, tết, hôn nhân…và trở thành biểu tượng nổi bật trong ca dao, dân ca truyền tải tư tưởng, tình cảm của người dân tộc Mường.

2.4.2.2. Giải mã một số ý nghĩa biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Mường

Tìm hiểu ca dao Mường, chúng tôi nhận thấy người Mường mượn cá biểu trưng cho sự phồn thực; cho sự may mắn, thuận lợi và cho tình yêu, hôn nhân.

* Cá – biểu trưng cho sự phồn thực

Tín ngưỡng phồn thực thể hiện ước muốn của con người về mọi vật được sinh sôi, phát triển, cuộc sống no đủ. Đó cũng là những khát khao mãnh liệt muôn đời về năng lực sinh tồn. Đối với cư dân văn minh lúa nước Đông Nam Á, tín ngưỡng phồn thực là mạch sống bền bỉ thấm sâu trong cuộc sống. Trong đó, đối với văn hóa người Việt Nam nói chung cũng như dân tộc Mường nói riêng ở nước ta thì tín ngưỡng phồn thực trở thành những phẩm chất, thuộc tính văn hóa sâu đậm và cũng là những dấu ấn đặc sắc. Tìm hiểu ca dao Mường, chúng tôi cũng nhận thấy người Mường đã mượn cá để thể hiện ước muốn sinh sôi nảy nở, phát triển:

Đẹp lắm nhiều hỡi bãi/ Tốt bãi nhiều hỡi bến/ Thấy cá chông cành ăn lên hàng đàn/ Cá chông tráng ăn lên hàng dãy/Lớp lớp cá diếc lẫn cá nhân

quằn [83, tr.195]; Con cá dưới nước lượn bơi từng đàn [83, tr.651]; Bông

quýt muốn nước suối dềnh lên/ Để rạch mương nhà quan lang có nhiều cá quả/ Suối làng Phống có nhiều cá gáy…/Cá chạch làng ta trèo lên cả ao Vơng, Suối Vốc [3, tr.342].

Cá vốn là một trong những nguồn thức ăn cung cấp giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng cho con người nên được coi là loại thức ăn cao quý, biểu tượng cho cuộc sống no đủ. Ngày trước, nhà nào có nhiều ao to thả cá lớn được coi

là nhà đó khá giả, giàu có. Thường thì chỉ có những gia đình có địa vị như quan lại, phú ông…thì mới có nhiều ao thả cá. Người Mường khi cầu khấn tổ tiên, họ cũng thường xin cho cuộc sống của họ được no đủ có “cơm trên cá dưới”:

Sắm nên cơm cá đồ trên niếng [3, tr.52]; Bông mít xin với phường xéc

bùa/ Gọi xường bông đón sang mường bố/ Đưa xường bông vác sang mường mẹ/ Để “cơm trên cá dưới”[3, tr.64]; Xin tổ tiên ông cha…/Làm cho đồng ruộng có “cơm trên, cá dưới”[3, tr.165]; Anh ơi, ta làm nên thì đều ăn cơm cùng cá/ Chẳng làm nên ăn/ Ta tìm rau kiếm lá cũng thỏa lòng nhau [83,

tr.309]; Thấy nhà người lắm hồ nhiều ao, mà lắm cá lớn [83, tr.252]; Cá nhảy

đặc lưới sông…/Đánh cá để đầy trăm giỏ/ Bỏ cá đầy tràn trăm sọt [83, tr.196].

Con cá, cây lúa là thức ăn và lương thực chủ yếu nuôi sống con người đã trở thành hạt nhân của tín ngưỡng phồn thực cầu mùa màng tươi tốt, cầu vạn vật sinh sôi nẩy nở, thịnh vượng. Người ta cũng tìm thấy trên trống đồng, khạp đồng của người Mường từ thời các vua Hùng dựng nước đều có hình bông lúa làm biểu tượng cho sự ấm no đủ đầy của con người lấy nghề nông làm gốc. Như vậy, có thể nói rằng hình ảnh “cơm trên cá dưới” chính là biểu tượng về sự no đủ của người Mường.

* Cá - sự may mắn, thuận lợi

Cá là một trong những lễ vật có mặt trong các lễ tết quan trọng của người Mường để cầu mong sự may mắn, thuận lợi như: lễ tạ ma nhà gái, lễ Mụ, lễ tục hôn nhân, lễ kéo si, kéo sanh…

Người Mường ở xã Thạch Kiệt, huyện Thanh Sơn, hàng năm còn có tục: sau hai ngày ăn tết Nguyên Đán, sáng mồng 3, dân làng gọi nhau ra vực Sặc gần làng. Tới nơi họ chia nhau, người lội nước, người lên mảng, dùng tay, dùng gậy đập té nước vang động góc trời, cốt làm cho cá hoảng hốt đâm chui vào bạ. Người trên bờ ai vào việc nấy. Người chặt cây bẻ lá, người chẻ lạt, bắc sàn sạp ngay trên bãi cỏ bìa rừng, sửa soạn nơi cầu tế mừng xuân vào

ngày hôm sau (mồng 4 tết). Đoàn người xua cá một hồi lâu thì kéo bạ lên bãi. Các già làng được mời ra chọn cá, những con to nhất, tươi khỏe nhất được giữ lại, thả vào giỏ, nuôi đến hôm sau mới dùng vào hội. Số cá còn lại chia đều cho mọi gia đình mang về làm cỗ cúng. Đây là món quà đầu xuân của làng để lấy may [67, tr.72-74].

Ở dân tộc Mường, “mâm cơm nghén” là mâm cơm để nhà trai có dịp tốt (sau khi cưới) làm lễ tạ ma nhà gái, thể hiện tình thân giữa hai nhà thông gia, cầu mong cho con dâu nhanh có thai nghén, khi sinh nở mẹ tròn con vuông gồm có 12 đến 18 món ăn, trong đó có món cá ủ chua, cá trê bính, cá chuối đồ, cá nướng.

Cá bống là một trong các lễ vật trong lễ tục Nạ Mụ ở dân tộc Mường (Tục Nạ Mụ tiến hành khi đứa trẻ sinh ra được một tuần, bé trai sau 7 ngày, bé gái sau 9 ngày để công nhận thành viên mới trong gia đình).

Lễ tục trong hôn nhân người Mường: Đôi cá gáy (cá chép) to, còn tươi là một trong những lễ vật dạm ngõ; lễ vật ăn hỏi nhà trai mang đến nhà gái có một đôi cá gáy lớn.

Lễ vật trong ngày lễ kéo si, kéo sanh có một chậu cá sống để gần bàn thờ. Người Mường cho rằng con người cũng như cây si, cây sanh, khi già thì héo lá, rũ cành, nghiêng gốc nên phải làm lễ kéo cho cây không nghiêng, luôn xanh lá, những mong thêm tuổi, con cháu vui vẻ, người già khỏe, bớt ốm đau. [16] Tìm hiểu ca dao Mường, chúng tôi cũng nhận thấy, cá biểu trưng cho sự may mắn, thuận lợi:

Người may đánh cá chép [83, tr.196]; Đôi ta như cá thờn bơn/ Nằm

sương ngủ cát gặp cơn mưa rào[3, tr.805]; Cho cá đổ mổ dày khày ăn no nằm phơi nắng [3, tr.458].

Nước là môi trường thuận lợi cho cá sinh sống. Người Mường đã mượn hình ảnh cá gắn với nước để thể hiện khát vọng may mắn, thuận lợi:

Con cá nghe mưa chạy về vũng nước sông [3, tr.477]; Như con cá

mong đi ăn chỗ nước chảy [4, tr.657]; Con cá nhảy vào trong mương cùng

phai/ Thứ nhất vui cười, thứ hai ba mươi, mồng một [82, tr.601].

Như vậy từ phong tục, tín ngưỡng của người Mường, con cá đã đi vào ca dao và mang nét nghĩa biểu trưng cho sự may mắn.

* Cá - tình yêu, hôn nhân

Trong ca dao Mường, ta thường bắt gặp hình ảnh “đôi cá” biểu tượng của niềm vui sum họp, khát vọng hạnh phúc lứa đôi:

Xa nhau trót mười hai năm/ Năm ni năm nay, ta mới được gặp nhau trở lại/ Gặp được nhau, ta chơi sao cho rặp rặp được như đôi con cá.[83, tr.253];

Em cho anh xin đỏ chói chiếc đóm đốt/ Điếu thuốc tốt hàng thuốc sứ/ Điếu

thuốc ngự vê tròn/ Anh thở lên trời nên đôi con cá [3, tr.813].

Người con gái mời trầu chàng trai, trầu của cô là trầu truyền đi thông điệp khát vọng hạnh phúc vì chàng trai ăn trầu xong nước của miếng trầu nhổ xuống thành hình đôi cá, biểu tượng cho khát vọng kết duyên đôi lứa:

Miếng trầu tốt cau đẹp mang cho anh ăn…/ Nước nó đẹp lắm đẹp nhiều/ Nhổ xuống đất biến thành đôi con vạc/ Nhổ xuống nước biến thành đôi

con cá [3, tr.864]; Đôi miếng trầu này ăn vào…/Nhổ xuống rộc nên đôi cá

chầu [83, tr.298].

Chàng trai Mường mơ ước về một mái ấm gia đình hạnh phúc, nơi đó vợ chồng được cùng nhau đi đánh cá, có cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Đó cũng là cái đích hướng tới của tình yêu:

Ước chi, em dệt lãnh ở nơi vóng lại /Anh đan lưới ở nơi vóng tông/ Chọn tháng tốt ngày lành/ Ra bến sông, ta đi đánh cá/ Đánh được cá rầm bằng cái ván nốc/Đánh được cá rốc bằng tấm ván chèo/ Về nhà, đèn treo cao cho em xem cá [83, tr.237].

Hình ảnh “cá dưới nước – sao trên trời” tưởng như là xa cách vời vợi nhưng nhờ có sức mạnh tình yêu, trai gái Mường đã vượt qua trở ngại về không gian để có một tình yêu hạnh phúc:

Anh như cá dưới nước/ Em như sao bạc trên trời/ Em soi mình cho cá lượn bơi [4, tr.663].

Bên cạnh những mối tình đẹp cũng có không ít mối tình ngang trái, chia ly để lại sự bất hạnh cho những kẻ trong cuộc: Chừ thấy con cá giữa dòng mà xót [83, tr.266].

Chàng trai phải nghe lời bố mẹ lấy người không yêu, cô gái thương xót người yêu như con cá lênh đênh giữa dòng.

Đôi ta như cá thờn bơn/ Nằm trên bãi cát bị cơn mưa rào/ Đôi ta như cá dưới ao/ Đi ra mắc lưới chạy vào vướng câu/ Cá cắn câu biết đâu mà gỡ/ Chim vào lồng biết thuở nào ra [83, tr.650]; Mất công anh sắm thuyền bè/ Vào sông không được ăn cơm với cá [4, tr.392].

Người Mường mượn hình ảnh “cá mắc lưới”, “cá cắn câu” để diễn tả sự trở ngại, khó khăn, bất hạnh trong tình yêu. Hình ảnh “không được ăn cơm

với cá” thể hiện tình yêu không thành, người con trai thất vọng, tiếc nuối vì

anh có công vun vén cho tình yêu nhưng không gặp may mắn bởi hạnh phúc lứa đôi không thành.

Trong ca dao dân tộc Mường, biểu tượng cá góp phần thể hiện sinh động cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận rất tinh tế, sâu sắc của đồng bào Mường về con người và thế giới tự nhiên xung quanh mình. Thông qua việc tìm hiểu biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Mường, chúng ta hiểu hơn về con người và văn hóa dân tộc này.

2.5. Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu đƣợc sử dụng để biểu hiện biểu tƣợng cá trong ca dao các dân tộc Thái, Mƣờng, Giáy, Tày - Nùng tƣợng cá trong ca dao các dân tộc Thái, Mƣờng, Giáy, Tày - Nùng

Ca dao các dân tộc Thái, Mường, Giáy, Tày, Nùng có nhiều biện pháp nghệ thuật nhưng trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu một số

biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng để biểu hiện biểu tượng cá. Đó là các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, công thức lặp. Về khái niệm của các biện pháp nghệ thuật kể trên, chúng tôi đã trình bày trong chương một. Vì vậy, trong chương này, chúng tôi xin phép không nhắc lại nữa mà chỉ lấy ví dụ để phân tích, chứng minh.

2.5.1. So sánh

Qua khảo sát, chúng tôi thấy biện pháp tu từ so sánh được sử dụng phổ biến trong ca dao các dân tộc Tày, Nùng, Giáy, Thái, Mường. Tác giả dân gian khéo vận dụng thủ pháp so sánh, đối chiếu để diễn đạt những nỗi niềm, tâm tư trong lòng mình. Nhờ so sánh mà các khái niệm, đặc điểm, thuộc tính trừu tượng trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Chẳng hạn khi nói về nỗi nhớ, nếu người con trai nói với người mình yêu “anh rất nhớ em” thì chỉ diễn tả được nỗi nhớ chung chung nhưng nếu anh ta nói: “Mong em tựa như cá mong nước” (CDT, N) thì nỗi nhớ ấy hiện lên thật cụ thể, cô gái không chỉ cảm nhận được mức độ nỗi nhớ mà còn hiểu được chàng trai không chỉ nhớ mà còn mong muốn gắn bó thủy chung với mình. Người Giáy diễn đạt những rủi ro trong tình yêu, trong cuộc sống bằng cách sử dụng hình ảnh so sánh “Mắc như cá mắc chặng …/Cá mắc chặng đau vây” khiến người đọc cảm nhận được rõ ràng, cụ thể cảm xúc đau đớn và nỗi bất hạnh mà người trong cuộc phải chịu đựng. Nước vốn là môi trường thuận lợi để con cá sinh sống, người Mường sử dụng hình ảnh so sánh “Như con cá mong đi ăn chỗ nước chảy” nhằm thể hiện mong ước của con người muốn được sống trong môi trường thuận lợi. Người Thái nói: “Anh thấy em như rái thấy cá” để diễn đạt niềm vui sướng của chàng trai gặp được cô gái ưng ý.

2.5.2. Ẩn dụ

Biện pháp tu từ ẩn dụ là biện pháp chủ yếu được sử dụng để tạo nên biểu tượng cá trong ca dao các dân tộc Tày, Nùng, Giáy, Thái, Mường. Việc sử dụng biện pháp này tạo nên những trường liên tưởng về nghĩa phong phú

hơn biện pháp tu từ so sánh và hoán dụ. Sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm mục đích phản ánh vấn đề một cách kín đáo, tế nhị, rất phù hợp với việc bày tỏ tâm tư, tình cảm của con người. Hình ảnh ẩn dụ không còn mang nét nghĩa biểu vật mà đã chuyển sang các nghĩa mới có ý nghĩa khái quát hóa. Tìm hiểu ca dao các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Giáy, Mường, Thái, ta thường bắt gặp các hình ảnh ẩn dụ “cá mắc mồi”, “cá mắc chặng”, “cá cắn câu” không phải để chỉ con cá bị bắt, bị mắc mồi mà hàm ẩn ý nghĩa nói về sự ràng buộc, bất hạnh hay bị lừa dối. Hình ảnh ẩn dụ “cá nhớ nước” là hình ảnh quen thuộc

Một phần của tài liệu Biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)