Vài nét khái quát về dân tộc Giáy

Một phần của tài liệu Biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc (Trang 49)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Vài nét khái quát về dân tộc Giáy

Năm 2009, dân tộc Giáy có 58.617 người [41, tr.718]. Họ cư trú rải rác ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng. Người Giáy có quan hệ giao lưu, giao tiếp hàng ngày với một số dân tộc cùng sống trên địa bàn cư

trú nên hiện nay đang diễn ra hiện tượng hòa hợp dân tộc Giáy với các dân tộc Tày, Nùng, Thái. Sự hòa hợp chủ yếu diễn ra theo ba hướng: hướng thứ nhất, giữ nguyên tập quán sinh hoạt của dân tộc Giáy, nhưng sử dụng ngôn ngữ dân tộc khác; hướng thứ hai, giữ ngôn ngữ dân tộc Giáy nhưng tiếp nhận tập quán văn hóa dân tộc khác; hướng thứ ba, người Giáy chỉ giữ lại cách thờ cúng tổ tiên.

Người Giáy quan niệm thế giới có ba tầng: tầng trên trời, tầng mặt đất và tầng dưới mặt đất. Tầng trên trời là nơi trú ngụ của ma tổ tiên và một số thần linh, tầng mặt đất là nơi sinh sống làm ăn của loài người, tầng dưới mặt đất là nơi ở của những người nhỏ bé và người lùn. Người Giáy có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Họ thường đặt bàn thờ ở nơi trang nghiêm nhất trong nhà. Trên bàn thờ tổ tiên cũng thờ một số thần linh khác như vua bếp, thiên địa.

Đối với người Giáy, trong 12 tháng của năm, chỉ có tháng 11 (tính theo âm lịch) là không có ngày ăn tết. Nhưng ăn tết kết hợp với vui chơi thì chỉ có hội Roóng poọc (lễ xuống đồng). Hội này được người dân tổ chức trên cánh đồng rộng trước làng và mang ý nghĩa kết thúc tháng ăn chơi. Hội Roóng poọc có hai phần lễ và hội. Phần lễ được bắt đầu bằng việc thầy cúng đại diện

cho dân làng khấn vái cảm tạ thần linh thổ địa, cầu mong dân làng được khỏe mạnh, mùa màng tốt tươi, gia súc, gia cầm sinh sôi nảy nở. Phần hội có nhiều trò chơi rất thú vị, nhất là trò ném còn, kéo co không chỉ để giải trí mà còn mang ý nghĩa tâm linh.

Văn học dân gian Giáy rất phong phú, đa dạng với nhiều thể loại như: truyện cổ, ca dao, đồng dao, câu đố… Dân ca là thể loại phát triển mạnh mẽ hơn cả, nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, câu đố cũng được sử dụng để làm lời cho các bài hát dân ca. Nội dung những bài hát dân ca rất phong phú: dân ca hát mừng nhà mới, hát về mặt trăng, mặt trời, thác nước. Nhưng chủ yếu những bài hát dân ca Giáy có chủ đề về tình yêu lứa đôi.

2.2.2.Thống kê tần số xuất hiện và giải mã biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Giáy

2.2.2.1.Thống kê tần số xuất hiện

Nếu như trong ca dao Tày, Nùng, cá xuất hiện ở vị trí thứ 6 so với các loài đô ̣ng vâ ̣t nói chung thì trong ca dao Giáy, cá xuất hiện với tần số cao hơn 86/502 lần, vươn lên vi ̣ trí thứ 3 (chiếm 17,1%) và cá vẫn giữ vị trí thứ nhất với 86/97 lần xuất hiê ̣n (chiếm 88,7%) so với cá c loài đô ̣n g vâ ̣t dưới nước . Điều đó chứng tỏ, cá có vai trò quan trong trong đời sống vật chất và tinh thần người Giáy.

Cá là nguồn thực phẩm dồi dào cung cấp chất đạm nên người Giáy thường hay đánh bắt cá về ăn. Họ thường đánh bắt cá vào tháng ba âm lịch là mùa cá sinh sản, khi đó do đặc tính tự nhiên cá thường lên thượng nguồn sông suối đẻ trứng. Do phải lăn lộn với thiên nhiên kiếm sống từ bé nên người Giáy, kể cả phụ nữ đều giỏi bắt cá.

Cá không chỉ là nguồn thức ăn mà còn có mặt trong đời sống tinh thần, văn hóa của người Giáy. Theo Đỗ Đức Lợi, trang phục của thầy Tào (thầy cúng), trước thân áo được thêu các loại hoa văn trong đó có hình con rồng xen kẽ hình cá.

Bà mẹ mang thai đến tháng 8, 9, gia đình nhà chồng mời bà then về nhà làm lễ gọi hồn để cầu “mẹ tròn con vuông” vì người Giáy quan niệm người phụ nữ mang thai là đang sa xuống ao đầm nên phải gọi hồn đưa ra khỏi đầm đó. Đồ cúng trong lễ gọi hồn có nhiều thứ, trong đó có chậu cá sống gồm vài ba con cá nhỏ để tượng trưng cho ao.

Cá còn là đồ cúng trong mâm cơm tết Nguyên Đán, tết cơm mới, thờ cúng tổ tiên ở một số dòng họ của người Giáy. Lễ hội Roóng poọc (lễ xuống đồng) là lễ hội lớn nhất của người Giáy. Trong lễ hội này, việc đầu tiên là phải dựng bàn thờ cúng thần, lễ vật thờ cúng trong đó có đĩa cá rán. Ngoài

mâm cúng chung của cả làng, mỗi gia đình có mâm cúng riêng mang đến. Lễ vật có nhiều thứ, nhưng không thể thiếu được măng vầu tượng trưng cho dương, cá tượng trưng cho âm. Vì âm dương hài hòa thì mùa màng mới bội thu, cây cối, con vật sinh sôi nảy nở [37].

Từ cuộc sống tự nhiên, cá đi vào trong tiềm thức suy nghĩ của người Giáy và là một trong những biểu tượng nổi bật trong ca dao Giáy

2.2.2.2. Giải mã ý nghĩa biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Giáy

Tìm hiểu ca dao dân tộc Giáy, chúng tôi thấy biểu tượng cá chủ yếu mang ý nghĩa biểu trưng cho người phụ nữ và cho tình yêu.

* Cá - người phụ nữ

Phụ nữ là một nửa thế giới, vì thế hình ảnh người phụ nữ luôn là đề tài chiếm vị trí quan trọng trong các loại hình nghệ thuật như: âm nhạc, phim ảnh, hội họa, văn học... Trong văn học dân gian Giáy, đặc biệt là trong lĩnh vực ca dao, người dân đã có những cách riêng để xây dựng hình tượng người phụ nữ. Một trong những cách đó là việc họ đã mượn cá để biểu tượng cho người phụ nữ. Thông qua biểu tượng cá, người Giáy đã khéo léo thể hiện tình cảm, cách nhìn nhận, đánh giá của mình về người phụ nữ.

Khóm này chắc chưa có ai hái hoa?/ Sông kia hẳn chưa có người đánh cá?/ Nước trong suốt tận đáy…/ Anh chỉ ước xuống tắm/ Những lo đoạn sông sâu/ Biết đâu có người giữ? [62, tr.199].

Cá ở đây biểu trưng cho người con gái. Trai gái Giáy yêu nhau say đắm nhưng rất tế nhị, kín đáo. Chàng trai yêu mến cô gái, anh ta khéo léo bày tỏ tình cảm bằng cách ướm hỏi xa xôi “Sông kia hẳn chưa có người đánh cá?” để xem cô gái ấy đã có nơi, có chốn chưa và tình cảm của nàng với mình thế nào.

Mến em, em vẫn chưa về anh/ Lúc này bốn góc trời tối mờ/ Bốn góc trời tối mịt/ Cá nhảy nhót mặt sông/ Cá nhảy mừng mặt suối/ Anh muốn bắt khó lòng [62, tr.66].

Hình ảnh “Cá nhảy nhót mặt sông/ Cá nhảy mừng mặt suối” biểu trưng cho người con gái đang sống vui vẻ, tự do chưa bị ràng buộc với ai. Chàng trai có tình cảm với cô từ lâu nhưng vẫn chưa được cô ưng thuận.

Đồn rằng sông này có lắm cá/ Ta quyết đào ao để thả cá/ Nên đã vượt mười ghềnh chín thác/ Đã đi, đi biết bao đường rậm/ Đã qua, qua biết bao đường xa/ Đường đi mãi tới bờ biển xa/ Ra đi mãi tới bờ biển rộng/ Ao ta vẫn còn chờ cá hoài [62, tr.57].

Cô gái là đối tượng mà chàng trai đang mong muốn kiếm tìm. Chàng trai tìm đến nơi có người con gái mà mình ưng ý, anh ta quyết tâm chinh phục nàng. Dù có phải trải qua bao khó khăn, thử thách “vượt mười ghềnh chín

thác”, “đi biết bao đường rậm”…thì anh vẫn thủy chung chờ nàng “Ao ta vẫn còn chờ cá hoài”.

Ta cũng đan chài bắt cá/ Chỉ sợ cá không ra/ Cá ra ở vực sâu/ Ta thu chài về không [4, tr.76].

Cá ở đây biểu trưng cho người phụ nữ mà người con trai đang muốn chinh phục nhưng anh ta e ngại cô ấy còn thử thách, chưa ưng thuận.

Cá lởn vởn lên xuống/ Lên vực rồi lên thác/ Cá mệt đi thành phương/ Chẳng thấy anh lấy chài ra quăng/ Em cũng chờ anh ngày qua ngày [4,

tr.256].

Người con gái chung thủy chờ đợi người mà cô yêu thương. Nhưng chờ đợi mỏi mòn mà chàng trai không đến để lại trong cô sự thất vọng.

Cá không ở vực sâu/ Cá lượn tìm ghềnh rộng/ Cá đi tìm ghềnh đất/ Ghềnh đất cá không tụ/ Cá đi tụ cửa bến [62, tr.54]; Hiềm nỗi bố anh bắc cầu không qua bến/ Qua rồi, cá vực sâu không ra/ Cá đi giỡn ghềnh xa [62, tr.55]; Cá không ở vực sâu/ Cá tìm tụ ghềnh đá/ Cá đi lượn ghềnh đất/ Ghềnh đất cá

păắm muốn vượt bến?/ Cá muốn vượt thác cao?/ Cá muốn xa bến sông/ Tìm vực sâu vẫy vùng? [62, tr.128].

Ở người phụ nữ Giáy có một nét đẹp tâm hồn đáng trân trọng, đó là họ luôn khát vọng và tìm cách vượt ra khỏi sự tù túng, hạn hẹp của một tình yêu ép buộc để tìm đến một tình yêu tự do, phóng khoáng hơn “Cá lượn tìm

ghềnh rộng”, “Cá păắm muốn vượt bến”…

* Cá – tình yêu, hôn nhân

Người Giáy mượn hình ảnh “Mong như nước đón cá”, “Bến sông

không phai cá”, “Cá ở bến nhớ ao nhớ ruộng”, “Cá chẳng rời chặng” để biểu

trưng cho tình yêu gắn bó chung thủy, chia ngọt, sẻ bùi với nhau:

Anh yêu em nặng chìm/ Như đá ngâm sông sâu/ Mong như nước đón cá

[62, tr.59]; Ta cũng nhớ tựa như nước nhớ cá [4, tr.77]; Cá ở bến nhớ ao nhớ

ruộng/ Giờ nào em cũng nhớ [4, tr.36]; Nhớ bạn tình chẳng quên/ Thương

bạn quý chẳng phai/ Bến sông không phai cá [4, tr.80]; Đầu cá đứt bởi chặng/ Cá cũng chẳng rời chặng/ Đầu em rụng với anh/ Em cũng chẳng rời anh [4, tr.552].

Chàng trai, cô gái Giáy đã mượn những điều khó thay đổi hoặc không thể xảy ra trong thực tế để thể hiện lời thề nguyền thủy chung trong tình yêu:

Rái cá ở sông không thích cá/ Cá cầu phai vực dưới/ Cá ngựa phai vực trên/ Khi nào cá xỉnh phai suối nhỏ/ Khi đó anh phai nàng/ Lúc đó anh nhạt

em [4, tr.547]; Nếu em quên được chàng…/Rái cá đã chê cá/ Cá câu chán

vũng lớn/ Cá mà chê vực sâu/ Cá bống bỏ suối nhỏ…/Em mới phai nhạt chàng [83, tr.491]; Em ơi anh sẽ đợi/ Trạch chấu biết gảy đàn môi/ Cá bống biết thổi kèn lá… /Bấy giờ anh mới có người yêu [83 ,tr.479].

Tình yêu có muôn màu, muôn vẻ, có nhiều mối tình hạnh phúc nhưng cũng có không ít mối tình gặp trắc trở, trái ngang. Trai gái Giáy yêu nhau mặn nồng, say đắm nhưng phải xa cách, đổ vỡ:

Cá rời vực về bến/ Chẳng ngờ tình đôi ta/ Lại phải xa nhau hoài! [62,

tr.143]; Cá bỏ phai về bến/ Cá bỏ phai về ghềnh/ Chẳng ngờ phải xa em [62, tr.144]; Kẻ nào nỡ xua tan cá ao/ Kẻ nào nỡ xua tan cá ruộng/ Kẻ nào xua cá

vũng lìa đàn/ Cá càu tan chân thác/ Cá má chạy đầu nguồn/ Cá bống chết cuối bến [62, tr.145]; Cá rơi thác bì bõm/ Tiếc là anh chẳng có chài cùng vó tới ngăn/ Làm cá xổng xuống vực/ Làm anh tuột nách bạn/ Làm cá xổng xuống phai/ Làm cá rời xuống thác/ Anh mệt lắm theo em [4, tr.213].

Tình yêu không thành bao giờ cũng để lại sự thất vọng, tiếc nuối hay đau khổ cho những người trong cuộc:

Đứng nơi đó đợi em/ Mười cái khe dồn về/ Trăm cái khe dồn chung/ Không thấy vũng nào có cá ở [3, tr.656]; Mắc như cá mắc chặng…/Cá mắc chặng đau vây [4, tr.232]; Để ta dở dang như cá mắc chặng…/Cá mắc chặng buốt vây [4, tr.237].

Tình yêu không thành có muôn vàn lý do, có khi tại chủ quan người trong cuộc, có khi tại những nguyên nhân khách quan.

Do chàng trai không nắm được cơ hội để tình yêu, hạnh phúc tuột mất khỏi tầm tay:

Khi ta ngồi bên vực/ Cá xô nhau vào bến/ Ta gặp nhưng tay không/ Chẳng chài quăng lưới chắn/ Để cá lặn vực sâu…/ Để bạn nên vợ người [83,

tr.495]; Cá rơi thác bì bõm/ Tiếc là anh chẳng có chài cùng vó tới ngăn/ Làm

cá xổng xuống vực/ Làm anh tuột nách bạn/ Làm cá xổng xuống phai/ Làm cá rời xuống thác / Anh mệt lắm theo em [4, tr.213].

Chàng trai muốn chinh phục cô gái nhưng cô còn thử thách, chưa ưng thuận:

Ta cũng đan chài bắt cá/ Chỉ sợ cá không ra/ Cá ra ở vực sâu/ Ta thu chài về không [4, tr.76].

Em (anh) lừa như câu lừa cá [4, tr.230]; Lừa tựa câu lừa cá…/Lừa thân anh dang dở [83, tr.486].

Cũng có những mối tình dang dở, hoặc gặp bất hạnh do những nguyên nhân khách quan khác:

Anh cũng với được hoa rồi trượt/ Bắt được cá rồi cá lại xổng/ Làm cá xổng xuống vực/ Cá trốn ở trong ngầm…/Hai ta thương nhau chẳng thành chồng vợ [4, tr.258]; Kẻ nào nỡ xua tan cá ao/ Kẻ nào nỡ xua tan cá ruộng/ Kẻ nào xua cá vũng lìa đàn [62, tr.145].

Hình tượng cá trong ca dao dân tộc Giáy phần lớn biểu trưng cho tình yêu. Điều đó có thể lý giải là do trong dân ca Giáy, nội dung về tình yêu phong phú hơn cả, đồng thời cũng là bô ̣ phâ ̣n có giá tri ̣ nghệ thuật nhất.

Một phần của tài liệu Biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)