Giải mã biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh

Một phần của tài liệu Biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc (Trang 26)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Giải mã biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh

Mỗi biểu tượng được sinh ra trong những nền văn hóa nhất định và nó chỉ sống trong nền văn hóa đó. Tách khỏi nền văn hóa đó, rất có thể nó sẽ không còn mang ý nghĩa. Đặt biểu tượng của nền văn hóa này vào một nền văn hóa khác để lí giải sẽ dẫn đến cách hiểu sai lầm, áp đặt về biểu tượng. Mỗi biểu tượng chỉ tồn tại với một tập thể hay một nền văn hóa nào đó chứ không phải ở mọi dân tộc, mọi nền văn hóa. Ý nghĩa của biểu tượng có thể rất khác nhau tùy theo những con người và những xã hội khác nhau. Vì vậy, khi tìm hiểu biểu tượng “không được tách rời các biểu tượng khỏi bè đệm hiện sinh của nó” [7, tr.XXVIII]. Tuy nhiên, mỗi biểu tượng đều có quá trình hình thành, tồn tại và lụi tàn của nó. Trong quá trình giao thoa, tiếp xúc với các nền văn hóa khác, biểu tượng cũng xuất hiện thêm những ý nghĩa mới. Tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant cho rằng: “cách hiểu biểu tượng không thể chỉ cứ vào diện mạo của nó, mà còn phải nhìn đến sự vận động của nó, môi trường văn hóa của nó và vai trò của nó” [7, tr.XVII].

Trong thơ ca nói chung và ca dao nói riêng, biểu tượng chính là những hình ảnh được sử dụng rộng rãi, phổ biến và được cộng đồng chấp nhận. Muốn hiểu ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng, chúng ta không thể tư duy theo kiểu logic của lý trí mà còn cần có sự hỗ trợ tích cực của kinh nghiệm sống cũng như những tri thức về văn hóa truyền thống. Biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh được biểu hiện ở nhiều hình thức và biểu trưng nhiều hướng nghĩa khác nhau. Nhưng qua khảo sát bước đầu, chúng tôi chỉ lựa chọn giải

mã một số hướng nghĩa cơ bản: Cá – biểu tượng cho ước mơ, khát vọng con người; biểu tượng cho người phụ nữ và biểu tượng cho tình yêu, hôn nhân.

Một phần của tài liệu Biểu tượng cá trong ca dao dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc (Trang 26)