631 067 nghìn đồng, năm 2002, đại diện tiêu thụ được 50 100 194 nghìn đồng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐẠI DIỆN BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CPTBXD PETROLIMEX (Trang 26 - 31)

Doanh thu năm 2001 tăng 57% so với năm 2000, năm 2002 doanh thu tăng 26$% so với năm 2001. Đây là mức tăng khá cao. Lợi nhuận của đại diện mìên Bắc năm 2000 đạt được là 72 698,4 nghìn đồng, năm 2001 đạt được 106i116,1 nghìn đồng, tăng 46% so với năm 2000. Năm 2002, lợi nhuận đạt được là 149 912,4 nghìn đồng, tăng 41% so với năm 2001.

BIỂU ĐỒ 1 : DOANH THU CỦA THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC TỪ 2000 ĐẾN 2002

BIỂU ĐỒ 2: LỢI NHUẬN KHU VỰC MIỀN BẮC TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2002

Năm 2001, lợi nhuận tăng 46% và năm 2002 tăng 106% so với năm 2000 b. Hoạt động của đại diện khu vực miền Trung: Khu vực miền Trung thường có mức tiêu thụ lớn thứ hai sau khu vực miền Bắc. Tình hình tiêu thụ của khu vực này trong ba năm 2000 doanh thu đạt 20 692 080,54 nghìn đồng, 2001 doanh thu là 36 866 111 nghìn đồng và năm 2002 là 31 110 770,3 nghìn đồng. Năm 2001, doanh thu tăng nhiều,khoảng 78% so với năm 2000 nhưng năm 2002, doanh thu lại giảm 16% so với năm 2001. Dưới đây là biểu đồ về doanh thu ở thị trường miền Trung:

BIỂU ĐỒ 3: DOANH THU CỦA KHU VỰC MIỀN TRUNG TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2003

Năm 2000, đại diện miền Trung đạt được lợi nhuận là 59 774,4 nghìn đồng. Năm 2001, lợi nhuận là 98 712,64 nghìn đồng, tăng 65% so với năm 2000. Năm 2002, tuy doanh thu của đại diện này giảm so với năm 2001 nhưng lợi nhuận vẫn tăng

DT (1000đ)

Năm

tuyệt đối mặc dù lượng tăng này không đáng kể đạt 99 344,7 nghìn đồng Biểu đồ dưới đây thể hiện lợi nhuận thu được của khu vực miền Trung

BIỂU ĐỒ 4: LỢI NHUẬN KHU VỰC MIỀN TRUNG TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2002

c. Tình hình kinh doanh ở khu vực miền Nam: Khu vực miền Nam là một thị trường rộng lớn và hoạt động mạnh mẽ song công ty chưa tập trung khai thác tốt thị trường này. Do công ty chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và con người để tập trung phát triển kinh doanh ở thị trường này. Doanh thu và lợi nhuận ở khu vực này là nhỏ nhất trong ba khu vực. Biểu đồ dưới đây thể hiện doanh thu mà khu vực miền Nam đã thực hi ện được trong ba năm 2000, 2001 và 2002:

BIỂU ĐỒ 5: DOANH THU KHU VỰC MIỀN NAM TỪ 2000 ĐẾN 2002

Doanh thu tăng liên tục trong ba năm qua với mức trung bình năm sau tăng hơn năm trước khoảng 50%. Lợi nhuận thực hiện năm 2001 tăng 44% so với năm 2000. Năm 2002, lợi nhuận tăng thêm 55% so với năm 2001. Tuy khu vực này đem lại tổng doanh thu và lợi nhuận nhỏ hơn khá nhiều so với hai khu vực phía Bắc và miền Trung song có thể thấy tiềm năng phát triển của nó là rất lớn. Doanh thu và lợi nhuân trong ba năm qua tăng với tốc độ khá cao hứa hẹn một thị trường tiềm năng để công ty khai thác. Biểu đồ dưới đây biểu diễn mức tăng lợi nhuận tại khu vực này:

1.2.2..2 Sự vận dụng phạm trù hiệu quả vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các đại diện bán hàng

a. Những vấn đề chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả có thể đứng trên các góc độ khác nhau để xem xét. Nếu hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Trên góc độ nay thì hiệu quả có thể đồng nhất với lợi nhuận. Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố riêng lẻ để xem xét thì hiệu quả là thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh

Hiệu quả vừa là một phạm trù cụ thể vừa là phạm trù trừu tượng. Nếu là phạm trù cụ thể thì trong công tác quản lý phải định lượng thành các chỉ tiêu, con số để tính toán, so sánh; nếu là phạm trù trừu tượng phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Người ta chia hiệu quả thành hai loại:

- Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thì có phạm trù kinh tế hay hiệu quả kinh doanh.

- Nếu đứng trên phạm vi xã hội và nền kinh tế quốc dân để xem xét thì có hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội

Thông thường thì mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện tối thiểu nhất là các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tạo ra thu nhập về tiêu thụ hàng hoá đủ bù đắp chi phí chi ra để sản xuất ra hàng hoá đó. Còn mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi quá trình sản xuất kinh doanh vừa phải đảm bảo bù đắp chi phí đã bỏ ra vừa có tích luỹ để tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp. Từ trước tới nay các

nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh. Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này là phiến diện, chỉ đứng trên mức độ biến động theo thời gian.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Định nghĩa như vậy chỉ muốn nói về cách xác lập chỉ tiêu, chứ không toát lên ý niệm của vấn đề.

- Hiệu quả kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quan điểm này muốn quy hiệu quả về một chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.

Bởi vậy cần có một khái niệm bao quát hơn: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kì.

Như vậy, ta có thể thấy được bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và

việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời cả chi phí cơ hội. Khi xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Cũng có thể nói rằng doanh nghiệp có đạt được tiêu chuẩn này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế, chính trị xã hội. Hệ thống tiêu chuẩn đó bao gồm:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐẠI DIỆN BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CPTBXD PETROLIMEX (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w