Giải pháp về công tác nghiên cứu và phát triển thị trường

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp thúc đẩy bán hàng gia dụng, điện tử, điện lạnh của công ty Cổ phần Thương Mại Điện Máy Việt Long DH KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 52)

Thực tế cho thấy, nếu không tìm hiểu và phân tích kỹ thị trường nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ không trường vốn thì khả năng thất bại là rất lớn. Hiện nay thị phần hầu như đã được phân chia giữa các nhà phân phối lớn có mặt trên thị trường lâu năm. Do đó, việc tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp nhỏ như Việt Long gặp không ít khó khăn Vì vậy để tiến hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả thì công ty cần phải coi trọng và đầu tư

vào công tác nghiên cứu thị trường mà mình định tham gia. Việc đánh giá và lựa chọn đúng thị trường của mình là bước đầu của quá trình kinh doanh, giải quyết hai trong ba vấn đề cơ bản của doanh nghiệp: sản xuất cho ai? Sản xuất cái gì?. Những thông tin khái quát và chi tiết tổng kết được sẽ là căn cứ quan trọng cho phép doanh nghiệp lựa chọn chính sách sản phẩm, giá cả, chính sách phân phối và khuếch trương sản phẩm phù hợp với thị trường.

Đối với công ty Cổ phần Thương Mại Điện Máy Việt Long, để công tác điều tra nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả cao, công ty cần thu thập thông tin xung quanh các vấn đề sau:

- Xu hướng phát triển của thị trường trong thời gian tới?

- Thị trường cần những loại sản phẩm gì, quy cách, chủng loại, phẩm chất như thế nào, số lượng cung cấp bao nhiêu?

-Thời gian cung cấp ra sao và phương thức thanh toán như thế nào? - Giá cả mà họ có thể chấp nhận được?

- Thông tin về đối thủ cạnh tranh: họ đang cung cấp sản phẩm gì, giá cả ra sao, thị phần của họ trên thị trường như thế nào, điểm mạnh và điểm yếu gì, phản ứng của người tiêu dùng về sự có mặt của họ như thế nào…?

Công ty có thể tiếp cận thị trường theo một số cách vừa đỡ tốn kém nhưng vẫn đảm bảo tính chuẩn xác như:

Thứ nhất, công ty có thể thu thập và nắm bắt tương đối chính xác tình

hình thị trường thông qua quảng cáo giới thiệu sản phẩm trên ti vi, báo chí, đài và kể cả qua Internet. Thông thường, khi bắt đầu kinh doanh một mặt hàng, các doanh nghiệp cũng thường tiến hành quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng. Trong thông tin quảng cáo được đưa ra, các hãng thường đề cập chi tiết đến các ưu điểm của sản phẩm mới. Hãng nào càng lớn thì việc quảng cáo càng được khuếch trương rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là một kênh thông tin rất tốt để công ty nắm bắt được các thông

tin về những mặt hàng sắp có trên thị trường để từ đó có kế hoạch triển khai phương án kinh doanh của mình.

Việc nắm bắt thông tin về thị trường qua kênh quảng cáo đặc biệt kinh tế, tiết kiệm được các chi phí không cần thiết và rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ như Công ty cổ phần Thương mại Điện máy Việt Long. Ngoài ra, công ty cũng cần quan tâm đến các ấn phẩm mà các hãng hay đăng quảng cáo, những chuyên san về một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng có quan hệ gần gũi với nhau. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp phải biết chọn lọc thông tin tránh tình trạng bỏ sót các thông tin quảng cáo để kết quả thu được đảm tính chuẩn xác. Bởi đôi khi các đối thủ cạnh tranh chỉ đưa ra các thông tin sai lệch nhằm thu hút người tiêu dùng

Thứ hai, doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường thông qua các cuộc

triển lãm tại hội chợ. Các mặt hàng mới thường được trưng bày tại các hội chợ nhằm tìm kiếm đối tác và thu hút sự chú ý của người tiêu dựng. Việc khai thác các thông tin về sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh qua kênh hội chợ đặc biệt đem lại hiệu quả cao. Trước hết, doanh nghiệp cần nắm bắt sâu về các mặt hàng mà mình quan tâm thông qua tờ rơi, catologue, tài liệu quảng cáo phát tại hội chợ hoặc trực tiếp hỏi người tiếp thị giới thiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, với việc tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm của đối thủ, doanh nghiệp có thể so sánh và tìm ra các điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ. Do số lượng hội chợ hạn chế nên chi phí cho việc tìm hiểu thị trường không lớn, rất phù hợp với tiềm lực của công ty. Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu hẹp nên việc tiếp cận thị trường thông qua hội chợ triển lãm cũng có nhiều hạn chế. Thông tin về các sản phẩm mới không đảm bảọ bao quát đầy đủ, bởi lẽ tham gia hội chợ chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường không có mặt tại đây.

Thứ ba, để đảm bảo độ chính xác cao và khách quan trong việc đánh

giá thị trường thì doanh nghiệp cũng cần phải bổ sung các cuộc khảo sát trực tiếp và giao lưu kinh tế bởi nhiều khi vấn đề chỉ được phát hiện khi cọ sát với thực tế. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ như Việt Long càng phải tích cực xâm nhập thực tế để tránh rủi ro trong việc hoạch định chiến lược chiếm lĩnh thị trường. Các đoàn nghiên cứu của công ty có thể tiến hành các cuộc khảo sát mẫu trên một nhóm khách hàng mẫu đại diện cho một khu vực thị trường nhất định để tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Việt Long cũng nên điều tra, phỏng vấn những khách hàng không hài lòng và bị mất quyền lợi. Biện pháp này rất hữu hiệu bởi qua đó công ty sẽ hiểu được tại sao những sản phẩm và dịch vụ của mình lại không đáp ứng, thỏa mãn khách hàng để từ đó tìm ra hướng khắc phục kịp thời… Đầu tư vào hoạt động này tuy chi phí lớn nhưng sẽ hạn chế tới mức thấp nhất khả năng thất bại. Những người tham gia trong đoàn khảo sát cần phải là những người có kinh nghiệm, có sự nhạy cảm trong kinh doanh. Để việc khảo sát có hiệu quả hơn, công ty có thể mời chyên gia tư vấn trong cùng lĩnh vực thị trường cùng người của mình xuống thực tế để tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết phòng kinh doanh sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp để dự đoán tình hình thị trường.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp thúc đẩy bán hàng gia dụng, điện tử, điện lạnh của công ty Cổ phần Thương Mại Điện Máy Việt Long DH KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w