Xu hướng vận động của môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp thúc đẩy bán hàng gia dụng, điện tử, điện lạnh của công ty Cổ phần Thương Mại Điện Máy Việt Long DH KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 48)

Trong những năm gần đây trên thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp điện tử, điện lạnh phát triển khá mạnh mẽ. Tổng giá trị thị trường hàng điện tử tiêu dùng, công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) của Việt Nam năm 2009 đạt khoảng 4,7 tỉ USD; con số này của năm 2010 được dự báo vào khoảng 5,3 tỉ USD, tăng khoảng 12,7% so với năm 2009. Xu hướng tiêu dùng của ngành này sẽ là các sản phẩm "xanh" và sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến.

Thứ nhất, có thể nói nét chính đáng chú ý của thị trường điện máy

trong thời gian qua chính là sự phát triển ồ ạt của các siêu thị điện máy tại Thị trường Hà Nội, cũng như sự cạnh tranh gay gắt giữa các siêu thị điện máy này. Trên thực tế, sự phát triển này đã diến ra từ cuối năm 2009 nhưng sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tới. Các Siêu thị điện máy với quy mô lớn phát triển rất nhanh, thay thế dần cho các cửa hàng bán đồ điện tử điện lạnh nhỏ lẻ. Đặc biệt trên thị trường Hà Nội, trong 1 - 2 năm trở lại đây tốc độ phát triển là rất nhanh, từ chỗ chỉ có 1, 2 siêu thị điện máy thì chỉ trong vòng hai năm số lượng này đã lên con số hàng chục. Tuy nhiên thị trường này ngày càng trở nên gay gắt do các doanh nghiệp từ thành phố Hồ Chí Minh đã đầu quân ra Hà Nội. Mặc dù chưa phát huy được hết sức mạnh như khi còn kinh doanh trong đó nhưng bù lại họ có lợi thế về kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị điện máy lâu năm hơn các doanh nghiệp Hà Nội

Thứ hai, nhu cầu hàng điện tử, điện lạnh đang dần trở nên bão hòa tại

Hà Nội. Cùng thời điểm này năm 2009, thị trường đồ điện tử, điện lạnh rất đông khách, nhiều trung tâm điện tử điện máy “cháy hàng”. Năm nay, thời tiết đã bắt đầu nắng nóng song lượng khách tới mua hàng điện tử, điện máy vẫn khá thưa thớt, mặc dù các siêu thị kinh doanh mặt hàng này đã liên tục khuyến mại, giảm giá. Một trong những nguyên nhân khiến lượng khách mua sắm mặt hàng này vắng vẻ là do các sản phẩm chưa có nhiều mẫu mới, trong khi đó, một số mặt hàng điện gia dụng đã được các gia đình trang bị khá đầy đủ. Do vậy, dự mặt bằng giá các mặt hàng điện máy hiện nay khá thấp nhưng sức mua vẫn chậm.

Thứ ba, đổi mới phương thức đầu tư kinh doanh. Đến ngày măng

01/01/2010 các cánh cửa với mảng điện tử mới chính thức được mở rộng, nhưng từ 2009 cuộc chơi đã có thể bắt đầu. Hai xu hướng đầu tư trực tiếp, và liên doanh - liên kết - mua lại sẽ cùng tồn tại. Một số chuỗi siêu thị điện tử điện máy lớn đã tạo dựng được thương hiệu hứa hẹn là địa chỉ đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Song song với nó, phương thức đầu tư trực tiếp theo kiểu truyền thống cũng diễn ra trên thị trường phân phối hàng điện tử

Thứ tư, hầu hết giá bán các mặt hàng này đều đang có xu hướng giảm.

Hàm lượng giá trị trong giá bán sản phẩm điện tử, điện lạnh phần lớn nằm trong chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tức là các vấn đề liên quan đến công nghệ. Với sự phát triển vũ bão của công nghệ là động lực chính thúc đẩy quay nhanh vòng đời sản phẩm, đồng nghĩa với cơ hội giảm giá bán. Hơn nữa, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều người từng trông đợi một "cuộc cách mạng giá bán" các mặt hàng điện tử nhưng sự thực là đến tận năm 2009, giá cả chỉ giảm theo tốc độ chậm dần đều. Trước khi đặt những bước rụt rè vào sân chơi toàn cầu, thị trường Việt Nam đã được thử thách bởi những cam kết thuộc AFTA, với những điều khoản về thuế gần như tương tự WTO, thậm chí chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, phản ứng của thị trường với các chính sách kinh

tế thường có độ trễ nhất định, đặc biệt là trong trường hợp phản ứng đó bắt đầu từ các nhân tố nước ngoài, nên dự thuế có giảm, chính sách có thêm ưu đãi nhưng giá bán của các sản phẩm này giảm không đáng kể. Tuy nhiên trong năm 2010, những mặt hàng này sẽ có xu hướng giảm giá mạnh tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Sở dĩ như vậy là do mức thuế nhập khẩu của các sản phẩm này giảm mạnh trong thời gian gần đây. Thêm vào đó, việc dư thừa giảm phát mặt hàng này tại các nước đang tăng lên tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng với giả rẻ từ đó hạ giá bán sản phẩm.

Thứ năm, ồ ạt chương trình giảm giá và khuyến mãi nhằm thu hút

khách hàng và tăng khối lượng hàng hóa bán ra. Mặc cho một số mặt hàng có xu hướng tăng giá và việc điều chỉnh tỉ giá USD/VND ảnh hưởng đến giá một số mặt hàng nhập khẩu, nhưng thị trường hàng điện máy vẫn không giảm các chương trình giảm giá.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp thúc đẩy bán hàng gia dụng, điện tử, điện lạnh của công ty Cổ phần Thương Mại Điện Máy Việt Long DH KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 48)