Trƣờng học thực nghiệm – mô hình thực hiện dân chủ trong giáo dục

Một phần của tài liệu Quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Luận văn ThS. Triết học (Trang 77)

Qua phân tích của Dewey, chúng ta có thể nhận thấy dân chủ và giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Dewey đã xem trường học thực nghiệm như là mô hình thực hiện dân chủ trong giáo dục. Trong thực tế, trường học thực nghiệm là mô hình vừa phát huy sở trường của người học, vừa tạo điều kiện cần thiết cho quá trình cá nhân hòa nhập xã hội ở một khuôn mẫu hẹp. Dân chủ là cốt lõi của triết học giáo dục. Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội có thể tạo điều kiện cho các mối hứng thú khác nhau giao tiếp và trao đổi, từ đó hình thành đời sống liên kết như là bản chất của xã hội dân chủ. Đồng thời, giáo dục dân chủ tạo nên sự hài hòa xã hội với những công dân ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân mình với toàn xã hội, cân nhắc dung hòa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Dewey chỉ ra tính chất của giáo dục khi chịu ảnh hưởng của lý tưởng dân chủ và ông yêu cầu nhà nước phải luôn đảm bảo cho tính chất này là ―sự bình đẳng‖. Yếu tố bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục cũng như tham gia vào hoạt động dạy và học cần được xem là yếu tố quan trọng nhất của giáo dục dân chủ. Yếu tố bình đẳng, không phân biệt về năng lực, khả năng trí tuệ cũng như đóng góp của cá nhân vào kinh nghiệm cộng đồng mới tạo nên giao tiếp và trao đổi kinh nghiệm tự do giữa các thành viên, hình thành nên phương thức của đời sống liên kết. Dewey viết: ―Các điều kiện nhà trường phải được duy trì ở quy mô và tính hiệu quả sao cho trong thực tế chứ không phải trên danh nghĩa, chúng giảm bớt tác động của những bất bình đẳng về kinh tế, và đảm bảo mọi trẻ em của đất nước đều được trang bị bình đẳng để theo đuổi sự nghiệp tương lai của chúng‖ [1, tr. 125]. Để thực hiện được mục đích này, xã hội dân chủ phải cung cấp đầy đủ các nguồn lực quản trị và phân phối xã hội cho các gia đình, giúp trẻ em tiếp cận được giáo dục, đồng thời phải thay đổi những lý tưởng truyền thống về văn hóa, các môn học và kỷ luật sao cho ―Có thể duy trì mọi trẻ em trong những ảnh hưởng giáo dục cho tới khi chúng

đủ khả năng trở thành người làm chủ sự nghiệp kinh tế và xã hội của mình‖ [1, tr. 125].

Trong quá trình phát triển triết lý giáo dục của mình, Dewey đã xây dựng trường học thực nghiệm thuộc Đại học Chicago nhằm thử nghiệm những ý tưởng về nền giáo dục dân chủ cũng như ứng dụng những quan niệm triết học thực dụng của mình vào giáo dục. Theo hồi ký của một giáo viên trường thực nghiệm Dewey, trường học này ban đầu chỉ có 2 giáo viên với khoảng 25 học sinh, chủ yếu là con cái của những đồng nghiệp, bạn bè Dewey, nhưng sau một thời gian ngắn đã phát triển lên gần 30 giáo viên với 2 trợ giảng và khoảng hơn 100 học sinh. Trường thực nghiệm tồn tại không lâu do những bất đồng của Dewey và ban quản trị trường Chicago, nhưng ít nhất mô hình trường thực nghiệm là ví dụ điển hình cho lý tưởng xây dựng một nền giáo dục đảm bảo và phát triển cho nền dân chủ. Sau đó, mô hình này dù bị phê phán nhưng vẫn được coi là một trong những nguồn cảm hứng cho quá trình cải cách giáo dục trung học của nước Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Bên cạnh việc đề cập tới yêu cầu tôn trọng yếu tố bình đẳng trong giáo dục Dewey cũng quan tâm tới mối quan hệ của nhà trường và xã hội và vai trò của giáo dục nhà trường trong nền giáo dục hiện đại. Nhà trường không thể là một thiết chế

nằm ngoài xã hội và văn hóa. Thay vào đó, nhà trường quan hệ gắn bó mật thiết với xã hội. Những biến đổi của xã hội hiện đại như sự mở rộng giao thương buôn bán,

cách mạng khoa học kỹ thuật, các siêu đô thị cũng như ra đời các ngành công nghiệp mới đòi hỏi nhà trường nên có những thay đổi tương ứng trong chương trình học và phương pháp giáo dục. Ông đặc biệt phê phán nhà trường truyền thống của Mỹ khi bàng quan với những thay đổi mạnh mẽ vẫn đang diễn ra và làm thay đổi toàn bộ diện mạo của một đất nước mới đang tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, những thay đổi to lớn diễn ra trong đời sống kinh tế và xã hội lại có thể gây ra những tác động xấu tới sự phát triển của trẻ em. Do trong những hoạt động của nhà trường, việc tham gia vào quá trình học tập là lúc trẻ em thẩm thấu những giá trị văn hóa tinh thần của xã hội nhằm xã hội hóa bản thân. Vì vậy, vấn đề đặt ra là nhà

trường nên được tổ chức như thế nào để có thể gắn kết được trẻ em với xã hội, kinh nghiệm trẻ em với kinh nghiệm người lớn.

Đối với vấn đề trên, Dewey cho rằng nhà trường nên được hiểu là một phương thức giao tiếp xã hội chuyên biệt, một mô hình của đời sống liên kết thu nhỏ, trong đó, trẻ em có thể làm quen, học tập và trưởng thành để có thể tiếp thu những giá trị dân chủ làm định hướng cho cuộc đời cũng như nghề nghiệp sau này của bản thân. Không những thế, nhà trường phải được tổ chức như là một cộng đồng cùng hợp tác (a co – operative community), nhằm giáo dục các đặc trưng của xã hội dân chủ hay tính cách dân chủ.Trường học phải trở thành một thể chế mà trẻ em sống như là

một thành viên của một cộng đồng mà chúng cảm thấy chúng được tham gia và cống hiến, đồng thời, chúng cũng phải cảm nhận được mối liên kết với tự nhiên và kinh nghiệm chủng tộc trong quá trình sinh sống và tồn tại. Giáo viên không được áp đặt những suy nghĩ của bản thân lên học sinh mà phải tạo ra môi trường xã hội giúp học sinh nhận thức và thừa nhận các trách nhiệm của bản thân đối với xã hội dân chủ. Dewey từng chia sẻ với vợ về ngôi trường mà ông ấp ủ như sau: ―Có một hình ảnh trường học đang lớn dần trong tâm trí tôi theo thời gian, một ngôi trường nơi hoạt động thực tế và mang tính khai phóng tự do sẽ là trọng tâm và cội nguồn của toàn bộ học liệu. Mọi môn học sẽ luôn xoay quanh hai định hướng cho thấy ý nghĩa xã hội của sự khai phóng, định hướng còn lại cho thấy sự kết nối với các vật liệu cụ thể‖34 [77].

Dewey phân tích ba chức năng cơ bản của giáo dục nhà trường cần luôn được coi trọng và phát huy để có thể trở thành một phương thức hữu ích để duy trì lý tưởng dân chủ trong đời sống thực đó là:

Thứ nhất, bổn phận của nhà trường là ―cung cấp một môi trường được đơn giản

hóa. Nhà trường chọn lọc những đặc điểm căn bản rõ rệt và có khả năng được trẻ

34Nguyên tác: ―There is an image of a school growing up in my mind all the time, a school where some actual and literal constructive activity shall be the centre and source of the whole thing, and from which the work should be always growing out in two directions – one the social bearings of that constructive industry, the other the contact with its materials.‖, nguồn: Westbrook, Robert B., John Dewey, Prospects: the quarterly

review of comparative education, (Paris, UNESCO: International Bureau of Education, vol. XXIII, no. ½,

em phản ứng lại. Sau đó, nhà trường xây dựng một tiến trình tiến bộ dần dần, sử dụng các nhân tố đầu tiên học được để làm phương tiện giúp cho việc hiểu sâu sắc cái phức tạp hơn‖ [1, tr. 38]. Nền văn minh chúng ta đang sống là nền văn minh ở trình độ cao. Một nền văn minh như vậy là quá phức tạp đối với đầu óc non nớt và tính dễ thay đổi của trẻ em, vì vậy, cần thiết giáo dục nhà trường phải chia nhỏ những khía cạnh của nền văn minh ấy ra để trẻ em có thể tiếp thu dần dần. Tuy nhiên, Dewey cũng chỉ ra rằng, cần tránh thái độ xây dựng một chương trình học tập được tổ chức dưới dạng chia nhỏ những lát cắt của tri thức nhân loại ở từng thời điểm cụ thể vào từng môn học nhỏ và dạy chúng theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp. Sự phân chia kiến thức như Dewey phê phán là sự phân chia giữa kiến thức lý thuyết và kiến thức thực hành có thể dẫn tới tình trạng ―học gạo‖ trong trẻ em, tức là những kiến thức thuần túy đạt được qua ngôn ngữ trung gian, khi không có trải nghiệm thực tế thì kiến thức cũng trở thành lời nói suông. Những công dân như vậy không thích hợp cho một nền dân chủ - một xã hội coi trọng sự thay đổi nhưng vẫn đảm bảo được tính ổn định nhất định của nó.

Thứ hai, nhà trường đưa ra một ―môi trường hành động đã được chọn lọc‖ – sự

chọn lọc hướng tới việc đơn giản hóa và loại bỏ những gì không mong muốn, cụ thể là loại bỏ những đặc điểm vô giá trị của môi trường hiện tại để chúng không ảnh hướng tới các xu hướng tinh thần của trẻ em. Giáo dục nhà trường phải luôn cố gắng chọn lọc ra cái tốt nhất để sử dụng cho quá trình dạy và học cho riêng nhà trường, trách nhiệm của nhà trường là ―làm thế nào đấy để chuẩn bị cho một xã hội tốt đẹp hơn trong tương lai‖ [1, tr. 39].

Thứ ba, giáo dục nhà trường tạo ra môi trường xã hội rộng và cân bằng hơn so

với môi trường hẹp thuộc về các nhóm xã hội cụ thể mà trẻ em chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu chúng bị bỏ mặc. Nhà trường có bổn phận ―làm cân bằng các yếu tố khác nhau trong môi trường xã hội và đảm bảo sao cho mỗi cá nhân có cơ hội thoát khỏi những hạn chế của nhóm xã hội nơi anh ta sinh ra và bước vào mối tiếp xúc sống động với một môi trường rộng lớn hơn‖ [1, tr. 39]. Nhờ có chung kiến thức, chung môi trường, tất cả trẻ em được làm quen với cách nhìn đồng nhất ở tầm rộng

hơn so với tầm nhìn mà thành viên của bất kỳ nhóm nào lưu giữ trong tâm trí họ khi các nhóm tồn tại biệt lập. Khả năng đồng hóa cao về phương diện chủng tộc cũng như văn hóa của những nhóm người di cư tới đất nước này của nền giáo dục Mỹ có thể xem như là một ví dụ cho vai trò, chức năng này của nhà trường.

Từ những yêu cầu đặt ra đối với nhà trường như vậy, Dewey đã hướng tới học

tập thông qua trải nghiệm. Bằng trải nghiệm thực tế, học sinh sẽ luyện rèn tư duy

và đạt được những kiến thức hữu ích cho quá trình sống. ――Học hỏi từ kinh nghiệm‖ có nghĩa là tạo ra mối liên hệ qua lại giữa hai điều sau đây: chúng ta tác động tới sự vật và việc làm đó đem lại hệ quả khiến chúng ta thích thú với các sự vật đó hoặc phải chịu đựng chúng. Trong hoàn cảnh như vậy, ―làm‖ trở thành một sự làm thử; một thử nghiệm với thế giới này nhằm phát hiện xem nó như thế nào; sự ―kinh qua‖ trở thành sự truyền đạt kiến thức – tức sự khám phá mối liên hệ của sự vật‖ [1, tr. 170]. Vì vậy, vai trò của giải trí, việc làm và hành động trong nhà trường là rất quan trọng.

Khi có cơ hội tham gia vào các hoạt động thể xác, trẻ em huy động được những khả năng thiên phú của mình luôn có xu hướng hào hứng hơn với các môn học. Học tập cũng sẽ trở thành niềm vui thay vì là gánh nặng cho học sinh, những giải phóng về thể xác cũng đồng thời khiến trí tuệ trở nên minh mẫn và sáng tạo hơn. Khi các quan năng bẩm sinh như tò mò, khám phá, sử dụng công cụ và vật liệu trở thành ―một phần của chương trình học chính quy, khi ấy học sinh sẽ tham gia một cách trọn vẹn, khi ấy hố ngăn cách giả tạo giữa đời sống nhà trường và đời sống bên ngoài nhà trường được thu hẹp lại‖ [1, tr. 233 – 234].

Trong tác phẩm Nhà trường và xã hội, Dewey không đồng tình với mô hình

trường học truyền thống khi ông tham quan tất cả các trường học ở một số bang của nước Mỹ và đều chỉ nhận thấy lớp học được cấu trúc theo cách quen thuộc với bảng đen, phấn trắng và hai dãy bàn ghế song song. Tất cả chỉ phục vụ cho việc nghe giảng với học liệu là những cuốn sách giáo trình thay vì hoạt động với những chất liệu đa dạng phong phú của đời sống thực tiễn. Việc học tập như vậy gây ra thói quen thụ động và phụ thuộc của tư duy vào những gì người thầy truyền đạt, thay vì

một thái độ tích cực và tinh thần hăng hái tiếp thu nội dung học tập. Dewey cho biết khi nguồn năng lượng dồi dào của trẻ nhỏ được phóng thích và tận dụng vào các việc làm, hành động cụ thể của giáo dục thì trẻ em sẽ được phát triển bản năng ngôn ngữ, nghệ thuật, giao tiếp và thể xác, đồng thời cũng nhận ra giá trị của việc tham gia vào các nhóm khác nhau và trải nghiệm những kiến thức thực tế. Ông viết: ―Công việc của nhà trường là tổ chức một môi trường ở đó giải trí và làm việc phải được thực hiện trong mối liên hệ với việc tạo điều kiện cho sự tăng trưởng đáng mong muốn về tinh thần và đạo đức‖ [1, tr. 235].

Mọi môn học đều có thể được khởi đầu với các nguyên liệu thô trong quá trình học hành. Chẳng hạn như, Dewey đưa ra cách thức trẻ em phân biệt sợi bông và sợi len khi được tiếp xúc chân thực với hai loại sợi này. Dewey cho biết, bản thân ông cũng không hề biết lý do khiến ngành công nghiệp vải sợi bông phát triển chậm hơn rất nhiều so với vải sợi len, nếu các học sinh của mình không nói với ông là do sợi bông khó giặt bằng tay hơn so với sợi len. Sở dĩ trẻ em biết được điều này là do chúng được làm việc trực tiếp với sợi bông và sợi len, học sinh trong một nhóm mất 30 phút để tách sợi bông khỏi quả và hạt bông, khối lượng bông thu về thậm chí còn ít hơn 1 ounce. Từ đó chúng có thể tin rằng một người chỉ có thể kiếm được 1 pound 1 ngày khi gỡ sợi bông và cũng có thể hiểu được vì sao tổ tiên chúng lại mặc đồ len thay vì đồ từ sợi bông. Bên cạnh đó, học sinh còn khám phá ra độ dài ngắn của sợi bông so với sợi len, sợi bông chỉ bằng 1/3 inch còn sợi len dài gần 3 inches, vì thế sợi bông mượt hơn và không bám, không gắn kết với nhau, trong khi sợi len thì chắc chắn và cứng cáp hơn do có nhiều gai hơn….Đây là một trong những cách thức làm việc với nguyên liệu thô mà Dewey khuyến khích sử dụng trong quá trình dạy học tại nhà trường. Qua đó, trẻ em trải nghiệm và những trải nghiệm đó trở thành kinh nghiệm của chính học sinh, thay vì chỉ tiếp nhận những đặc tính của nguyên liệu thô một cách thụ động và tách rời cuộc sống từ sách vở và kiến thức của người thầy.

Bên cạnh đó, con người sống trong cộng đồng và cũng đồng thời sống trong tự nhiên, vì vậy quá trình học tập cũng phải làm cho trẻ em nhận thức được bản thân

là thành viên của cộng đồng và là một cá nhân tính có văn hóa nhưng không hề đối lập lại với tự nhiên. Dewey cho rằng cần thiết phải dạy cho trẻ em lịch sử và địa lý

để thấu hiểu đời sống loài người cũng như môi trường tự nhiên, để hoạt động một cách bình thường trong môi trường tự nhiên do ――học địa lý‖ tức là học được khả năng nhận ra các mối quan hệ về không gian, các mối quan hệ về tự nhiên của hành

Một phần của tài liệu Quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Luận văn ThS. Triết học (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)