Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu – phải thu

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long thực hiện. (Trang 98)

phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long thực hiện

2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Về nhân lực kiểm toán và thời gian kiểm toán khoản mục

Để thực hiện điều này, công ty cần tuyển dụng những kiểm toán viên có chuyên môn, kinh nghiệm và chứng chỉ kiểm toán, nâng cao tỷ lệ kiểm toán viên có chứng chỉ. Ngoài ra, công ty có thể đào tạo những nhân viên hiện có, bồi dưỡng kiến thức và khuyến khích tham dự các khó học nâng cao, tham gia kỳ thi kiểm toán viên hàng năm. Chính sách khuyến khích có thể bằng trợ giúp chi phí học tập hoặc sắp xếp lịch làm việc hợp lý.

Công ty nên liên hệ với khách hàng để có thời gian kiểm toán hợp lý, không bị dồn dập. Tạo thêm lợi ích cho khách hàng khi kiểm toán vào thời gian rảnh hay thực hiện kiểm toán từng phần của năm tài chính. Ví dụ kiểm toán giữa năm hay kiểm toán một số tháng đầu đối với doanh nghiệp có đặc kiểm kinh doanh sôi nổi vào cuối năm.

Về khảo sát, đánh giá khách hàng và ký hợp đồng

Công việc khảo sát tình hình khách hàng thực hiện chưa đầy đủ. Thông tin thu thập về khách hàng còn thiếu như không nắm được công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, thị trường hoạt động. Nguyên nhân của vấn đề này là do chi phí của việc khảo sát khá lớn, Công ty không thể cử người đến khách hàng để tìm hiểu hay khách hàng cũng không muốn cung cấp những thông tin này khi chưa có quyết định ký hợp đồng hay không; thời gian khảo sát hạn hẹp, quyết định ký hợp đồng phải nhanh chóng khi khách hàng có yêu cầu. Từ những bất cập trong công việc khảo sát khách hàng có thể dẫn tới những rủi ro kiểm toán hay khả năng hợp đồng kiểm toán không thực hiện được. Nên có một bảng câu hỏi để đánh giá khách hàng và thu thập những thông tin quan trọng.

Với những chương trình kiểm toán mẫu cho từng khoản mục, Công ty nên xây dựng cho từng loại khách hàng. Nhất là với khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng, với mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những điểm khác biệt lớn. Với doanh nghiệp thương mại thì nghiệp vụ bán hàng thường phát sinh nhiều và khách hàng rất phong phú, với doanh nghiệp sản xuất thì nghiệp vụ bán hàng có giá trị lớn, khách hàng quen thuộc, với doanh nghiệp vừa sản xuất vừa tham gia phân phối thì quy trình bán hàng phức tạp hơn. Chính vì vậy, không thể một chương trình kiểm toán mẫu có thể hiệu quả cho tất cả các cuộc kiểm toán. Ví dụ, kỹ thuật lấy xác nhận số dư có thể hiệu quả với doanh nghiệp sản xuất lượng khách hàng thấp và có địa chỉ rõ ràng nhưng không hiệu quả với doanh nghiệp thương mại có lượng khách hàng lớn. Chương trình kiểm toán mẫu nên mở rộng cho một số loại khách hàng như doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp hoạt động tài chính và có chú trọng tới quy mô doanh nghiệp.

Về đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán khoản mục

- Đánh giá tính trọng yếu

Công ty nên có một quy trình đánh giá trọng yếu và phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục. Với những con số thu được khi thực hiện quy trình, KTV sẽ có căn cứ đưa ra quyết định cùng với kinh nghiệm kiểm toán của mình. Dưới đây là một quy trình đánh giá tính trọng yếu được nhiều công ty kiểm toán sử dụng:

 Quy trình đánh giá trọng yếu

Bước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC.

Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC.

Bước 3: Ước tính tổng số sai phạm cho từng khoản mục Bước 4: Ước tính sai sót toàn bộ BCTC

Bước 5: So sánh sai sót tổng hợp với ước lượng ban đầu.  Cụ thể thực hiện quy trình như sau:

Bước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC cao thể dựng những chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1-1: Các cơ sở ước lượng mức trọng yếu

Cơ sở Tỷ lệ (%) Ưu điểm

Lợi nhuận trước thuế 5 – 10 Phù hợp

Doanh thu 0.5 – 1 Ổn định

Tổng tài sản 0.5 – 1 Có thể dự đoán được

Vốn chủ sở hữu 1 – 2 Ổn định

Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên

BCTC.

Các khoản mục trên BCĐKT sẽ được KTV chia thành ba nhóm khác nhau gắn với các hệ số 1, 2, 3.Việc phân nhóm này phụ thuộc vào các yếu tố rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và chi phí thu thập BCKT. Cụ thể theo bảng phân bổ mức trọng yếu sau đây:

Bảng 2.1-3: Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục.

Sau đó, KTV sẽ lập bảng để tính Tổng số dư khoản mục đã nhân hệ số theo công thức sau.

Tổng số dư KM đã nhân hệ số = Σ Số dư từng KM * Hệ số đi kèm của KM

Công thức mức trọng yếu cho từng khoản mục được thể hiện dưới đây:

Ước lượng mức trọng yếu Mức trọng yếu toàn bộ BCTC

phân bổ cho KM A = ────────────── * Số dư KM A * Hệ số KM A Hệ số Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Chi phí thu thập BCKT

1 Cao/ trung bình Cao / trung bình Thấp

2 Thấp / trung bình Thấp/ trung bình Trung bình

Tổng số dư KM đã nhân hệ số

Bước 3: Ước tính tổng số sai phạm cho từng khoản mục

Tổng hợp toàn bộ sai phạm chưa được điều chỉnh và dự tính sai phạm tiềm tàng của khoản mục rồi so sánh với mức trọng yếu của khoản mục để đưa ra quyết định có yêu cầu điều chỉnh thêm hay ra kết luận kiểm toán cho khoản mục.

Bước 4: Ước tính sai sót toàn bộ BCTC

Tổng hợp sai sót của toàn bộ các khoản mục. so sánh với con số ước tính mức trọng yếu của toàn bộ BCTC để ra quyết định yêu cầu điều chỉnh thêm hay kết luận kiểm toán BCTC.

Bước 5: So sánh sai sót tổng hợp với ước lượng ban đầu.

So sánh sai sót của toàn bộ BCTC với con số ước tính mức trọng yếu của toàn bộ BCTC để ra quyết định yêu cầu điều chỉnh thêm hay kết luận kiểm toán BCTC.

- Đánh giá rủi ro kiểm toán

Với những đánh giá về rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng, việc tính rủi ro phát hiện chỉ cần xác định rủi ro kiểm toán. Nếu việc xác định rủi ro kiểm toán được thực hiện thì cuộc kiểm toán sẽ mang tính khoa học và chặt chẽ hơn trong thực hiện các thủ tục kiểm toán. Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán khá phức tạp và cần những kiểm toán viên có năng lực, kinh nghiệm thiết lập. Khi có một quy trình và thực hiện một cách chính xác, kết quả đạt được là một cuộc kiểm toán mà KTV có thể xác định được rủi ro cho những công việc mà mình đã làm. Như việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết càng đại diện cho tổng thể thì rủi ro phát hiện sẽ giảm và rủi ro kiểm toán cũng giảm.

Về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Như đã trình bày, việc đánh giá hệ thống KSNB có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Vì vậy, ngoài các kỹ thuật như bảng câu hỏi, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, Công ty nên nghiên cứu sử dụng bảng lưu đồ trong quá trình này. Bảng lưu đồ có những ưu điểm là thể hiện khoa học, rõ ràng nhất về hệ thống KSNB của khách hàng, nhất là những khách hàng có hệ thống KSNB phức tạp mà những kỹ thuật khác không

thể hiện được; với những khách hàng nhỏ thì lưu đồ lập được đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Từ những lưu đồ đã được lập, KTV đánh giá tốt hơn hệ thống KSNB và có những ý kiến bổ sung cho khách hàng trong thư quản lý chính xác hơn.

Với khoản mục doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng, khi lập bảng lưu đồ thì nên đưa hai khoản mục này cũng với những khoản mục liên quan vào chu trình bán hàng và thu tiền. Như vậy, sự tổng quát cao hơn, thấy được sự liên kết và tiết kiệm thời gian. Cụ thể với Công ty ABC lưu đồ lập rất nhanh chóng do hệ thống KSNB khá chặt chẽ còn Công ty XYZ thì lưu đồ sẽ phức tạp do nhiều đối tượng kiểm soát hơn.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long thực hiện. (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w