soát
Trong quá trình thu thập thông tin về khách hàng, việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ được chú trọng, từ đó đưa ra các đánh giá sơ bộ môi trường kiểm soát của đơn vị là thấp, trung bình hay cao. Với đánh giá rủi ro kiểm soát như vậy, KTV sẽ có kế hoạch kiểm toán cho khoản mục hợp lý. Có nghĩa là, nếu hệ thống kiểm soát của khách hàng quá yếu kém trên toàn bộ hoạt động quản lý hay tại từng hoạt động thì trưởng nhóm kiểm toán phải thận trọng hơn trong cuộc kiểm toán như số lượng bằng chứng kiểm toán tăng, tập trung vào hoạt động đó hơn.
Để đánh giá hệ thống kiểm soát của khách hàng, Công ty thực hiện thu thập thông tin và sử dụng bảng câu hỏi. Với những câu hỏi đơn giản và trọng tâm, kiểm toán viên có thể có những câu trả lời hợp lý
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát được tóm tắt trên giấy tờ làm việc như sau:
Bảng 1.3-2: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ ABC
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THĂNG LONG
TÌM HIỂU THÔNG TIN CHUNG VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Tân khách hàng : Công ty ABC Niên độ kế toán: 2009
Người thực hiện: Duy Ngày 15/2
I. Thông tin chung II. Thông tin tài chính
III. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng.
• Sự đồng bộ của sổ sách: Công ty ABC có hệ thống kế toán tổ chức đúng quy
trình, trình tự kế toán được đảm bảo thực hiện. Hệ thống chứng từ, sổ kế toán và báo cáo liên quan khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng được thực hiện ở mức cần thiết.
• Việc đánh số thứ tự các chứng từ: Các chứng từ được đánh số theo đúng quy
ước. Như hoá đơn bán hàng là do Bộ Tài chính phát hành, hợp đồng, biên bản giao nhận và thanh toán được đánh số, phiếu báo có của ngân hàng.
• Sự phân cách nhiệm vụ bán hàng và thu tiền: Nhiệm vụ bán hàng và thu tiền
được thực hiện bởi 2 hệ thống độc lập. Bán hàng do Phòng kinh doanh và Phòng quản lý sản xuất quản lý, thu tiền do Phòng kế toán quản lý.
• Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng: Việc chấp nhận bán hàng và bán chịu do Phòng
kinh doanh thực hiện với sự xét duyệt của Giám đốc kinh doanh. Hàng được bắt đầu vận chuyển khi có hợp đồng chính thức. Giá bán theo hợp đồng. Trọng lượng thanh toán được xét duyệt bởi 3 bên: Công ty, công ty giám định, khách hàng.
• Lập bảng cân đối tiền hàng gửi cho người mua, người kiểm soát: không được thực hiện.
• Bảng câu hỏi về khoản mục phải thu khách hàng CóNgười quản lý tài khoản ngân hàng
khác người ghi sổ và theo dõi công nợ.Không Khách hàng luôn thanh toán
đúng hạn.Không1 khách hàng nên sổ chi tiết theo tháng thể hiện rõ ràngKhôngTiền gửi ngân hàngCóTheo chế độ kế toán QĐ15/2006- BTCCó30 ngày sau ngày lập hoá đơnKhôngCó 1 khách hàngCâu hỏi
9. Có sự phân cách nhiệm vụ thu tiền và ghi sổ hay không?
8. Có lập bảng kê khoản nợ theo tuổi nợ không?
7. Định kỳ có lập bảng cân đối doanh thu, khoản phải thu và đã thu hay không?
6. Các khoản phải thu có thanh toán bù trừ hay không?
5. Công nợ thu hồi tiền mặt hay TGNH?
4. Sơ đồ hạch toán phải thu khách hàng?
3. Chính sách thu hồi công nợ ?
2. Công ty đã xác nhận số dư khoản phải thu vào thời điểm cuối năm chưa ?
2
1. Đối tượng phải thu của công ty?
• Bảng câu hỏi về khoản mục doanh thu. CóDo Phòng QLSX kiểm soátCóDo
Giám đốc kinh doanh phê duyệt.CóTheo chế độ kế toán QĐ15/2006- BTCCóPhòng Kinh doanh Câu hỏi
5. Vận chuyển hàng bán có được kiểm soát?
4. Chính sách bán chịu, giảm giá hàng bán có được phê duyệt đúng cấp?
3. Sơ đồ hạch toán doanh thu?
2. Có sự phân cách nghiệp vụ bán hàng và thu tiền?
Trả lời Ghi chú
Có
1. Nghiệp vụ bán hàng có được phê duyệt?
• Đánh giá sơ bộ.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC thực hiện tốt từ khâu thiết kế đến thi hành. Do nghiệp vụ bán hàng – thu tiền của Công ty có đặc điểm là nhiều đối tượng cùng kiểm soát nên việc sai sót và gian lận khó xảy ra. Như nghiệp vụ bán hàng do 3 đối tượng kiểm soát là Công ty, đơn vị vận chuyển, khách hàng; nghiệp vụ thu tiền có sự kiểm soát của ngõn hàng. Hệ thống kế toán của nghiệp vụ thực hiện theo đúng quy trình kế toán.
Rủi ro kiểm soát của khoản mục phải thu khách hàng là thấp Rủi ro kiểm soát của khoản mục doanh thu là thấp
1.3.1.1.3 Đánh giá trọng yếu và rủi ro cho khoản mục
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc đánh giá trọng yếu và rủi ro chưa được thực hiện. Vì thế, khi thực hiện kiểm toán cho từng khoản mục, việc xác định trọng yếu là tùy thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm của KTV. Với đánh giá rủi ro, qua qua trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV đánh giá được rủi ro kiểm soát và tiềm tàng cho khoản mục nhưng không từ đó xác định rủi ro kiểm toán khoản mục. Lý do là quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán cho BCKT chưa được lập. Vì vậy, với những đánh giá về CR, IR chỉ phục vụ cho những quyết định của KTV về thủ tục kiểm toán.