6. Kết cấu của luận văn
3.1. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực CNTT của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt
3.1. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực CNTT của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam Nhà nƣớc Việt Nam
3.1.1. Định hướng phát triển CNTT của NHNN đến năm 2020
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển CNTT của NHNN đƣợc đặt trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung, với sự phát triển tổng thể hệ thống CNTT, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Mục tiêu phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2011- 2020 là: Xây dựng hệ thống ngân hàng phát triển toàn diện, an toàn, bền vững, hiện đại, hoạt động theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, có năng lực quản lý, trình độ ứng dụng công nghệ tiên tiến, hội nhập quốc tế sâu rộng, áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mực theo thông lệ quốc tế ở cả NHNN và các TCTD.
Đối với NHNN: Phát triển NHNN trở thành một ngân hàng trung ƣơng thực sự, thực hiện hiệu quả việc ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD, đảm bảo an toàn, hiệu quả hệ thống thanh toán quốc gia, thúc đẩy sự ổn định tài chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, có phƣơng thức quản lý tiên tiến trên nền tảng CNTT, ứng dụng các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng trung ƣơng, hội nhập sâu rộng với cộng đồng tài chính quốc tế tƣơng tự ngân hàng trung ƣơng các nƣớc tiên tiến ở khu vực châu Á.
65
Trên cơ sở yêu cầu, mức độ ƣu tiên về tin học hoá hoạt động, nghiệp vụ và nguồn lực của NHNN, việc ứng dụng CNTT trong Kế hoạch đến năm 2020 đƣợc triển khai nhằm các mục tiêu sau:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo môi trƣờng thuận lợi cho ứng dụng toàn diện CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, quản lý điều hành nội bộ của NHNN, giảm thiểu rủi ro trong việc ứng dụng CNTT.
- Thúc đẩy ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động quản lý, điều hành nội bộ NHNN theo định hƣớng xây dựng chính phủ điện tử của Chính phủ.
- Đẩy mạnh quá trình ứng dụng CNTT cho các hoạt động nghiệp vụ cơ bản của NHNN hƣớng đến ngân hàng trung ƣơng hiện đại. Đẩy mạnh quá trình ứng dụng CNTT trong việc cung cấp, minh bạch thông tin và tăng cƣờng dịch vụ công của NHNN.
- Từng bƣớc tạo nền móng vững chắc về cơ sở hạ tầng CNTT, truyền thông và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin phục vụ tốt cho các hoạt động, nghiệp vụ của NHNN.
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể
Ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành:
- Tăng dần và khuyến khích sử dụng phƣơng thức điện tử trong chỉ đạo, điều hành và tác nghiệp của NHNN nhƣ: Thông báo lịch làm việc và các thông tin chỉ đạo, điều hành chung của Ban lãnh đạo NHNN; Tổ chức các cuộc họp, điều hành trực tuyến và giao ban qua mạng; Tổ chức quản lý, cung cấp và phân phối văn bản điều hành, công văn giấy tờ trên môi trƣờng mạng; Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thƣ điện tử cho công việc ở NHNN đạt 100%; Tỷ lệ các đơn vị NHNN triển khai sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý văn bản và điều hành trên môi trƣờng mạng đạt 100%.
- Nâng cấp Website NHNN đảm bảo cung cấp thông tin, dịch vụ công ổn định và nâng cao hình thức, chất lƣợng và hiệu quả: Tăng cƣờng năng lực
66
xử lý, cải thiện tốc độ truy cập trang tin điện tử NHNN; Quản lý, cập nhật, tìm kiếm tin bài thuận lợi; Tạo giao diện thân thiện với ngƣời sử dụng, có khả năng tuỳ biến.
- Xây dựng cổng thông tin tích hợp cung cấp dịch vụ hành chính công, công bố thông tin, hỗ trợ khách hàng và cung cấp dịch vụ công mức 2 và 3 theo các mục tiêu: 100% các thủ tục hành chính đƣợc đƣa lên trang thông tin điện tử với đầy đủ thông tin theo quy định; 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
Hiện đại hoá hoạt động nghiệp vụ:
- Tổ chức nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung của ngân hàng trung ƣơng (data warehouse) phục vụ công tác phân tích, hoạch định, điều hành chính sách và dự báo của NHNN, từng bƣớc hình thành kho dữ liệu quốc gia về tài chính, ngân hàng.
- Trang bị hệ thống ngân hàng lõi (core banking) của ngân hàng trung ƣơng với các chức năng cơ bản làm cơ sở cho việc tập trung hoá, tích hợp dần các nhiệm vụ của NHNN.
- Hiện đại hoá hệ thống Quản trị nội bộ (ERP) NHNN theo hƣớng tập trung: Quản lý nguồn nhân lực; Kiểm toán nội bộ; Quản lý ngân sách.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoạt động giao dịch thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng nội tệ và từng bƣớc mở ra cho giao dịch ngoại tệ.
- Giám sát và khai thác thông tin trên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác thanh tra, giám sát kết hợp với hệ thống thông tin phòng chống rửa tiền, đẩy mạnh giám sát từ xa, phát triển hệ thống cảnh báo số, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.
- Hiện đại hoá hệ thống thông tin nghiệp vụ phát hành và kho quỹ theo hƣớng tập trung hoá, điều hành trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu bƣớc đầu cho công tác tổng hợp, phân tích, dự báo phát hành và kho quỹ.
67
Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT-TT theo hƣớng tập trung, tiên tiến, hiện đại:
- Hạ tầng máy chủ: Thay vì đầu tƣ máy chủ phân tán tại 63 NHNN NHNN Việt Nam, thành phố và sử dụng máy chủ phục vụ riêng cho từng hoạt động, nghiệp vụ cụ thể, Kế hoạch 2011-2015 hƣớng đến xây dựng một hệ thống máy chủ tập trung đặt tại Trung tâm dữ liệu chính và Trung tâm dữ liệu dự phòng để dùng chung cho toàn bộ các ứng dụng nghiệp vụ tập trung và ứng dụng văn phòng (Website, thƣ điện tử). Hệ thống máy chủ này cũng sẽ dùng chung, cung cấp hạ tầng cho việc triển khai một số hạng mục ICT thuộc dự án FSMIMS.
- Hạ tầng cơ sở dữ liệu: Tƣơng tự nhƣ định hƣớng trang bị máy chủ, thay vì đầu tƣ phân tán tại 63 NHNN NHNN Việt Nam, thành phố và sử dụng các cơ sở dữ liệu riêng cho từng hoạt động, nghiệp vụ, Kế hoạch 2011-2015 triển khai theo mô hình tập trung hoá, xây dựng một hạ tầng cơ sở dữ liệu tập trung duy nhất, dùng chung cho các nghiệp vụ của NHNN. Cơ sở dữ liệu đƣợc đặt tại Trung tâm dữ liệu chính và Trung tâm dữ liệu dự phòng. Theo mô hình này các Vụ, Cục và 63 NHNN không cần trang bị máy chủ, cơ sở dữ liệu riêng và chỉ cần sử dụng máy PC đầu cuối, kết nối và hoạt động trên cơ sở dữ liệu dùng chung. Cơ sở dữ liệu dùng tập trung đƣợc dùng chung cho các nghiệp vụ hiện tại và các ứng dụng phần mềm nghiệp vụ của dự án FSMIMS sẽ đƣa vào sử dụng trong giai đoạn 2012-2014.
- Hạ tầng mạng: Hạ tầng mạng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của mô hình tập trung hạ tầng CNTT. Hạ tầng mạng gồm hệ thống chính và dự phòng chạy song hành, đạt mức sẵn sàng cao, an toàn, chia sẻ dùng chung cho các ứng dụng nghiệp vụ, các hoạt động văn phòng và quản lý hạ tầng CNTT của NHNN. Xây dựng hạ tầng mạng đảm bảo việc vận hành tốt mô hình nghiệp vụ vừa phân tán và tập trung hiện nay, đồng thời sẵn sàng cho
68
việc triển khai, vận hành các phần mềm nghiệp vụ của dự án FSMIMS. Hệ thống mạng với trung tâm điều hành mạng tập trung, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố về mạng trên phạm vi toàn quốc.
- Hạ tầng an ninh bảo mật và chữ kỹ số: Tăng cƣờng năng lực xử lý, an toàn bảo mật, an ninh mạng và đƣờng truyền thông. Hệ thống an ninh mạng tổ chức quản trị tập trung nhằm tối ƣu hóa chính sách, thuận lợi cho vận hành, quản trị. Tăng cƣờng, trang bị hệ thống an ninh cho mạng kết nối Internet để đảm bảo an toàn các ứng dụng dịch vụ của NHNN cung cấp qua mạng Internet đã và sắp triển khai trong thời gian tới. Thống nhất hạ tầng chữ ký số, xác thực chữ ký số, kỹ thuật mã hoá cho các hoạt động nghiệp vụ toàn ngành: (i) Hệ thống chữ ký số xây dựng và phát triển theo mô hình tập trung: Hệ thống máy chủ Root CA, Sub CA, LdapMaster đặt tại Cục Công nghệ tin học, có hệ thống chữ ký số dự phòng đặt tại Sơn Tây và LDAP tại các trung tâm vùng; (ii) Hệ thống chữ ký số NHNN có thể kết nối và xác thực chéo với các TCTD.
Phát triển nguồn nhân lực:
- Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách làm CNTT từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đáp ứng đủ nhân lực cho nhu cầu quản lý, điều hành, vận hành của mỗi cấp. Trong đó, lực lƣợng kỹ thuật đƣợc tập trung chủ yếu tại trung ƣơng, quản lý, vận hành tập trung toàn bộ hạ tầng CNTT của NHNN.
- Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, kỹ sƣ chuyên trách CNTT đủ năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại và làm chủ đƣợc khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới phục vụ cho hoạt động CNTT của NHNN.
- Đào tạo, đào tạo lại, cập nhật thƣờng xuyên kiến thức cơ bản về CNTT cho toàn bộ cán bộ NHNN đủ năng lực xử lý tốt các hoạt động nghiệp vụ trên môi trƣờng mạng.
69
- Rà soát, xây dựng, trình Thống đốc ban hành hệ thống các văn bản điều chỉnh các hoạt động ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng theo hƣớng tiêu chuẩn hoá các hệ thống CNTT đảm bảo phát triển đúng hƣớng, an toàn và bền vững.
- Giám sát qua hệ thống báo cáo và kiểm tra thực tế việc triển khai, ứng dụng CNTT của các TCTD tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc và của Ngành về ứng dụng CNTT. Khuyến nghị và kiểm tra việc thực hiện những khuyến nghị để xử lý dứt điểm những khiếm khuyết, yếu tố mất an toàn phát hiện qua kiểm tra.
3.1.1.3. Định hướng ứng dụng CNTT của NHNN đến 2020
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nƣớc đề ra cho thấy triển vọng to lớn của tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo, mức độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc, xu hƣớng “tiền tệ hóa” trong hoạt động của nền kinh tế ngày càng cao vừa tạo ra những cơ hội mới, vừa đặt hệ thống ngân hàng trong nƣớc trƣớc những yêu cầu phải tiếp tục đổi mới cho phù hợp và theo xu hƣớng ngày càng hiện đại. Một trong những nội dung cơ bản cần tiếp tục đổi mới chính là đổi mới hoạt động của hệ thống CNTT ngành ngân hàng. NHNN Việt Nam cần đầu tƣ hạ tầng CNTT, áp dụng các phƣơng tiện, phƣơng pháp hiện đại để xử lý an toàn, nhanh chóng và thuận tiện các yêu cầu thanh toán của nền kinh tế. NHNN cũng phải thực hiện chức năng làm đầu mối về tổ chức bộ máy, chiến lƣợc hoạt động của ngân hàng trung ƣơng, chỉ đạo về mặt chiến lƣợc đối với các ngân hàng thƣơng mại, cung cấp cho các ngân hàng thƣơng mại nền tảng, phƣơng tiện để họ phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung, dịch vụ thanh toán nói riêng để cung cấp cho khách hàng của ngân hàng những dịch vụ tốt nhất.
70
Xuất phát từ yêu cầu trên, NHNN đã xây dựng định hƣớng nhiệm vụ CNTT ngành ngân hàng đến năm 2020 tập trung vào những vấn đề trọng tâm triển khai nhƣ sau:
- Từng bƣớc xây dựng, triển khai các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản cho hạ tầng CNTT (CNTT) và các hệ thống thông tin nghiệp vụ của ngành ngân hàng.
- Triển khai và đƣa vào vận hành thành công các gói thầu ICT của Dự án FSMIMS: (i) Hệ thống ngân hàng lõi, quản lý tài chính tích hợp hệ thống; (ii) Hệ thống thông tin quản lý nhân sự và tài liệu; (iii) Kho dữ liệu tập trung hỗ trợ ra quyết định của ngân hàng trung ƣơng; (iv) Xây dựng Trung tâm dữ liệu, nhằm thiết lập hạ tầng CNTT hiện đại và ứng dụng CNTT cho các hoạt động, nghiệp vụ cơ bản của NHNN.
- Nâng cấp Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đáp ứng các yêu càu: (i) Xử lý thanh toán và quyết toán đa tệ; (ii) Quyết toán giao dịch chứng khoán; (iii) Chuyển đổi sang mô hình tập trung và nâng cao năng lực xử lý toàn hệ thống.
- Ứng dụng sâu rộng và hiệu quả CNTT vào công tác văn phòng trong toàn hệ thống NHNN theo định hƣớng phát triển chính phủ điện tử của Chính phủ.
- Tăng cƣờng các giải pháp an ninh mạng trong tình hình mới, đẩy mạnh triển khai các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn bảo mật để nâng cao chất lƣợng dịch vụ và hội nhập với quốc tế nhƣ tiêu chuẩn an ninh dữ liệu thẻ PCI DSS, tiêu chuẩn ISO 27001 về hệ thống quản lý an toàn bảo mật thông tin.
3.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT của NHNN
- Bám sát Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT đến 2015 và định hƣớng đến 2020 của Chính phủ, phát triển nguồn nhân lực CNTT của NHNN đủ về số lƣợng, đáp ứng về chất lƣợng, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia
71
nhƣ: An ninh thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu, thiết kế hệ thống, quản trị mạng.
- Phải coi phát triển nguồn nhân lực CNTT là một nội dung quan trọng của chiến lƣợc phát triển CNTT của NHNN. Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực CNTT dựa trên điều kiện thực tế, môi trƣờng hoạt động của tổ chức và việc thực thi chiến lƣợc đó phải đƣợc đảm bảo bằng sự cam kết của toàn tổ chức với lộ trình, bƣớc đi thích hợp, có sự cơ chế kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ.
- Xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong việc phát triển năng lực của bản thân, sự tiến bộ của mỗi cá nhân và phát triển của tổ chức có quan hệ biện chứng với nhau. Phát triển nguồn nhân lực CNTT không phải là hoạt động một chiều của ngƣời lãnh đạo hay mong muốn của cá nhân, mà phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng nhu cầu của cá nhân và tính thống nhất của tổ chức, đó là: (i) mọi thành viên trong ngân hàng đều bình đẳng và đều có khả năng phát triển không ngừng; (ii) mỗi thành viên đều có giá trị riêng, do đó mỗi con ngƣời là một cá nhân cá thể khác với những ngƣời khác và đều bình đẳng trong việc phát triển nhân cách, trình độ chuyên môn. Họ đều bình đẳng trong việc đóng góp phát huy trí tuệ, sáng kiến vì mục tiêu chung; (iii) lợi ích của các thành viên và mục tiêu hoạt động của ngân hàng có sự gắn kết với nhau, phải bảo đảm hài hòa giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; (iv) phát triển nguồn nhân lực là sự đầu tƣ sinh lời tốt nhất cho tổ chức, vì đào tạo ra những con ngƣời có năng lực cao, chuyên môn giỏi là con đƣờng ngắn nhất cho sự nghiệp đổi mới và phát triển ngân hàng.
- Lấy quan điểm chất lƣợng và hiệu quả là tiêu chí cơ bản và chi phối các nội dung của công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và đào tạo định hƣớng theo tôn chỉ, mục tiêu phát triển CNTT của NHNN Việt Nam.
72
- Phát triển nguồn nhân lực CNTT định hƣớng theo tôn chỉ phát triển của tổ chức, xây dựng một đội ngũ nhân lực CNTT chất lƣợng cao, có tâm huyết với sự phát triển của ngân hàng. Coi nguồn nhân lực CNTT chất lƣợng cao là yếu tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập