Bộ máy quản lý nhân lực CNTT của NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 41)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Bộ máy quản lý nhân lực CNTT của NHNN Việt Nam

Bộ máy quản lý nguồn nhân lực của NHNN Việt Nam thống nhất từ Trung ƣơng đến chi nhánh. Theo đó, Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị trực thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN có chức năng tham mƣu cho Thống đốc NHNN trong lĩnh vực quản lý, sử dụng cán bộ, công chức và ngƣời lao động nói chung cũng nhƣ nhân lực CNTT nói riêng của toàn hệ thống NHNN.

Trong việc quản lý nguồn nhân lực CNTT của NHNN, Vụ Tổ chức cán bộ có các chức năng, nhiệm vụ chính sau: (i) Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức CNTT của NHNN theo quy định của Thống đốc và của pháp luật. (ii) Tham mƣu trình cấp có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức CNTT của NHNN bao gồm: Chế độ tiền lƣơng; Khen thƣởng đặc thù; Chế độ phụ cấp và các chế độ chính sách khác. (iii) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trình Thống đốc ban hành cơ chế tuyển dụng và sử dụng, công chức; công tác đánh giá, nhận xét, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật cán bộ, công chức của NHNN. (iv) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức CNTT của NHNN. (v) Ban hành văn bản hƣớng dẫn các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện. Thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, cán bộ đối với các đơn vị thuộc NHNN sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt

Mối liên hệ công tác giữa Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị thuộc NHNN trong quản lý nguồn nhân lực CNTT:

Tại trụ sở chính: Trong số 27 đơn vị, có 09 Vụ, Cục có cán bộ CNTT là: Cục Công nghệ tin học, Vụ Thanh toán, Cục Quản trị, Sở giao dịch, Vụ Kiểm toán nội bộ, Văn phòng NHNN, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Trƣờng bồi dƣỡng cán bộ ngân hàng, Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia

36

Việt Nam. Trong đó, số cán bộ CNTT tập trung chủ yếu tại Cục Công nghệ tin học do đây là đơn vị chuyên trách CNTT của NHNN.

Tại chi nhánh, trong số 63 chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố có 02 chi nhánh thành lập phòng Tin học là NHNN chi nhánh Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, các chi nhánh NHNN còn lại phần lớn thành lập tổ tin học làm kiêm nhiệm tại phòng Kế toán - Thanh toán. Cá biệt một số chi nhánh không thành lập và không quy định chức năng nhiệm vụ cho bộ phận CNTT.

Các đơn vị tại trụ sở chính và chi nhánh đều thành lập phòng Hành chính - Nhân sự hoặc phòng Tổng hợp, có chức năng tham mƣu cho Thủ trƣởng đơn vị quản lý, sử dụng nguồn nhân lực của toàn đơn vị, trong đó có nhân lực CNTT. Thông thƣờng, ở bộ phận nhân sự của các đơn vị bố trí 01 cán bộ tổng hợp kiêm nhiệm công tác quản lý nhân sự của đơn vị. Mọi hoạt động liên quan đến công tác biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch, bổ nhiệm... nguồn nhân lực CNTT do phòng Hành chính - Nhân sự/phòng Tổng hợp đề xuất tham mƣu cho Thủ trƣởng các đơn vị. Sau đó các đơn vị có văn bản (công văn, tờ trình) gửi Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, cho ý kiến hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.

2.1.3. Khái quát thực trạng ứng dụng CNTT của NHNN Việt Nam và yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực CNTT

Trong thời gian qua ngành ngân hàng đã có sự phát triển cả về quy mô và các dịch vụ, tiện ích cung cấp cho nền kinh tế, CNTT là một trong những nhân tố quan trọng hỗ trợ cho việc phát triển chung của ngành ngân hàng. Ứng dụng CNTT trong hoạt động ngày càng đƣợc các ngân hàng quan tâm và phát triển đồng bộ trong toàn ngành theo hƣớng hiện đại hóa, tự động hóa và đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

Về mô hình quản lý nghiệp vụ, từ đầu những năm 2000 đã có sự chuyển dịch nhanh từ mô hình xử lý phân tán, kém hiệu quả sang mô hình quản lý

37

dịch vụ tập trung, trực tuyến, hiện đại trên các phƣơng tiện, hệ thống CNTT tiên tiến, kết nối liên thông, đồng nhất và chính xác, tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ, tiến hành đầu tƣ công nghệ hiệu quả để nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tăng cƣờng hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro trong ngân hàng. Chuyển hƣớng xây dựng hạ tầng CNTT tập trung tại trung ƣơng để chia sẻ, dùng chung tài nguyên cho toàn bộ NHNN tuy đã giúp NHNN giảm thiểu đáng kể chi phí đầu tƣ, nhƣng các trang thiết bị CNTT đƣợc lắp đặt chủ yếu tại Cục Công nghệ tin học, cũng làm tăng thêm yêu cầu về nguồn lực cho việc quản trị, giám sát, vận hành và đảm bảo hoạt động của hạ tầng CNTT ngày càng lớn và phức tạp này.

Bằng việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, hệ thống CNTT của NHNN đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của ngành ngân hàng, đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin ngày càng cao của hoạt động ngân hàng, với khối lƣợng giao dịch mỗi năm tăng bình quân từ 30% đến 35%, bảo đảm đƣợc sự liên kết, tự động hoá và truy nhập với số lƣợng lớn ngƣời sử dụng qua hệ thống mạng, tăng khả năng an toàn bảo mật hệ thống; thiết kế hệ thống mở, dễ dàng nâng cấp, mở rộng và kết nối kỹ thuật với những hệ thống khác.

Về quá trình hiện đại hóa hoạt động ngân hàng: NHNN đã triển khai nhiều dự án CNTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hiện đại hóa hệ thống nghiệp vụ của NHNN nói riêng và của ngành ngân hàng nói chung.

Từ năm 2005, sau thành công của dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 1 (2003), NHNN tiếp tục triển khai dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 (PSBM2) với mục tiêu: (i) Mở rộng quy mô hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng một cách nhanh chóng, đáng tin cậy, an toàn và (ii) Mở rộng các giải pháp nghiệp vụ ngân hàng. Trong khuôn khổ dự án, một nền CNTT có khả năng tƣơng thích quốc

38

tế đã đƣợc hình thành. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã cải thiện đáng kể các dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, các dịch vụ thanh toán điện tử mới đã đƣợc các ngân hàng thƣơng mại tham gia kết nối trực tuyến và sử dụng hệ thống một cách hiệu quả. Từ 5 ngân hàng thƣơng mại thí điểm ban đầu, đến nay hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã có hơn 200 ngân hàng thƣơng mại tham gia. Quy mô, mức độ phức tạp và tầm quan trọng của hệ thống thanh toán nhƣ là huyết mạch của nền kinh tế đã đặt ra yêu cầu đối với nguồn nhân lực CNTT của NHNN phải có đủ trình độ, năng lực để duy trì, vận hành hoạt động của hệ thống thanh toán an toàn, ổn định, thông suốt. Xuất phát từ yêu cầu trên, nguồn nhân lực CNTT của NHNN đã có sự thay đổi đáng kể về chất và về lƣợng.

Từ năm 2009 đến nay, NHNN triển khai dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (FSMIMS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ nhằm hỗ trợ NHNN giải quyết những yếu kém chính về mặt quản lý thông tin cũng nhƣ xây dựng năng lực thông qua: (i) Xây dựng một hệ thống tập trung, tích hợp các quy trình nghiệp vụ và một kiến trúc CNTT hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; (ii) Tăng cƣờng năng lực thể chế để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của mình. Một trong những mục tiêu của dự án là xây dựng nền tảng CNTT theo hƣớng tập trung thống nhất, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng của NHNN; đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn và sử dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ ngân hàng trung ƣơng.

Dự án FSMIMS là dự án lớn nhất và phức tạp nhất của NHNN từ trƣớc đến nay cả về nghiệp vụ và công nghệ. Tham gia triển khai dự án là các cán bộ từ các đơn vị thuộc NHNN với những vai trò khác nhau:

- Cán bộ của Ban Quản lý dự án FSMIMS có nhiệm vụ quản lý chung nhà thầu và tiến độ của dự án.

39

- Cán bộ nghiệp vụ của các Vụ, Cục ngân hàng trung ƣơng có nhiệm vụ góp ý, tiếp nhận đối với phần quy trình nghiệp vụ đƣợc giao.

- Cán bộ chi nhánh NHNN có nhiệm vụ tiếp nhận, quản trị và vận hành hệ thống CNTT khi dự án triển khai tại chi nhánh.

- Cán bộ CNTT của Cục Công nghệ tin học có trách nhiệm tham gia toàn bộ các nhiệm vụ của dự án cả về nghiệp vụ và kỹ thuật công nghệ: Phối hợp với nhà thầu, các đơn vị nghiệp vụ để nghiên cứu, phân tích khoảng cách nghiệp vụ, nghiên cứu quy trình nghiệp vụ tƣơng lai, cũng nhƣ tham gia kiểm thử, đào tạo và triển khai; tiếp nhận chuyển giao, làm chủ công nghệ, nghiệp vụ để thực hiện hỗ trợ kỹ thuật vận hành, duy trì hoạt động của các hệ thống sau khi nhà thầu rút đi. Nhƣ vậy, ngay cả sau khi dự án đã hoàn thành, các cán bộ Cục Công nghệ tin học sẽ vẫn phải tiếp tục đảm nhận hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ nghiệp vụ của các đơn vị NHNN và bảo dƣỡng, duy trì hoạt động các sản phẩm của dự án. Triển khai các gói thầu CNTT của dự án FSMIMS sẽ cần huy động số lƣợng lớn cán bộ CNTT từ Cục Công nghệ tin học. Năm 2016 khi dự án FSMIMS hoàn thành đi vào triển khai thực tế, khoảng 45 - 50 cán bộ/tổng số 61 cán bộ CNTT của Cục Công nghệ tin học sẽ phải dành phần lớn thời gian cho việc tham gia, làm nòng cốt triển khai các gói thầu CNTT của dự án. Trong khi đó, Cục Công nghệ tin học vẫn phải hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn thƣờng xuyên theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Công nghệ tin học.

Từ thực tế trên đặt ra yêu cầu phải tăng cƣờng nguồn nhân lực CNTT của NHNN Việt Nam trong toàn hệ thống từ Trung ƣơng đến chi nhánh đảm bảo những cán bộ này sau khi Dự án hoàn thành vào cuối 2016, cũng sẽ là nguồn nhân lực chịu trách nhiệm tiếp nhận kỹ thuật từ nhà thầu, quản lý và vận hành hệ thống hàng ngày.

40

Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng hoạt động CNTT của NHNN vẫn còn những khó khăn, khiếm khuyết cần được tiếp tục hoàn thiện:

- CNTT của NHNN vẫn chƣa đạt đến mức độ tiên tiến, còn tồn tại khoảng cách xa và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ phát triển và ứng dụng CNTT còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng, yêu cầu về hội nhập với khu vực và quốc tế. Đội ngũ cán bộ CNTT của NHNN đã đƣợc tăng thêm cả về số lƣợng và chất lƣợng, nhƣng so với nhu cầu ứng dụng CNTT nhanh và toàn diện cho các hoạt động ngân hàng hiện nay, đội ngũ cán bộ này còn nhiều bất cập.

- Môi trƣờng chính sách kinh tế tại Việt Nam còn chƣa đồng bộ và do hạn chế về nguồn lực con ngƣời nên việc ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng mới dừng ở mức đơn lẻ, phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ cụ thể hoặc nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng ngân hàng, chƣa đồng bộ trong từng ngân hàng và mang tính hệ thống toàn ngành, để tạo ra các bƣớc đột phá và biến chuyển lớn trong toàn ngành ngân hàng.

- Công tác xây dựng, chỉnh sửa và hoàn thiê ̣n các văn b ản pháp lý cho các mặt ho ạt động ngân hàng chƣa theo k ịp với những đòi hỏi của ứng dụng và phát triển CNTT. Một số quy trình xử lý nghiệp vụ Ngân hàng đƣợc xây dựng chƣa gắn với yêu cầu ứng dụng CNTT hoặc chƣa phù hợp với phƣơng thức tự động hoá nên rất khó khăn cho việc ứng dụng công nghệ mới, làm chậm lại quá trình hiện đại hoá ngân hàng.

- Rủi ro, thách thức về an ninh CNTT: Từ những tháng cuối năm 2013 đến nay, tình hình an ninh và an toàn thông tin mạng trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp trên phạm vi quốc gia, quốc tế và có tác động, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động tài chính, ngân hàng. Trong bối cảnh đó tại Việt Nam tình hình an ninh thông tin cũng diễn biến hết sức phức tạp, tội phạm công

41

nghệ cao (trong nƣớc và quốc tế) gia tăng nhiều hình thức tấn công nguy hiểm vào các hạ tầng thông tin trọng yếu của quốc gia và các lĩnh vực kinh tế quan trọng. Trƣớc diễn biến phức tạp của vấn đề an ninh thông tin mạng tại Việt Nam nói chung và trong ngành ngân hàng nói riêng đòi hỏi ngành ngân hàng đã và sẽ phải tiếp tục đầu tƣ thêm nhiều nguồn lực để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Tình hình trên đặt ra yêu cầu đối với công tác bảo đảm an ninh thông tin của ngành ngân hàng cần quan tâm, chú trọng hơn nữa không chỉ về hạ tầng công nghệ, ban hành chính sách mà cả về mặt con ngƣời.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)