Hoạt động quản lý phát triển nguồn nhân lực CNTT của Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 47)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Hoạt động quản lý phát triển nguồn nhân lực CNTT của Ngân hàng Nhà nƣớc

hàng Nhà nước Việt Nam

2.2.1.1. Hoạch định phát triển nguồn nhân lực CNTT

CNTT phát triển nhanh và đƣợc ứng dụng ngày càng rộng rãi trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, đặt ra đòi hỏi đối với NHNN Việt Nam phải có những chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT cả về số lƣợng và nâng cao trình độ kiến thức công nghệ cũng nhƣ nghiệp vụ ngân hàng, trong đó hoạch định phát triển nguồn nhân lực CNTT của NHNN là hoạt động quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công các chính sách, kế hoạch ứng dụng, phát triển CNTT của NHNN.

NHNN đã xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015 của ngành. Kế hoạch đã chỉ ra thực trạng nguồn nhân lực CNTT của NHNN hiện nay, mục tiêu và định hƣớng phát triển nguồn nhân lực CNTT của NHNN đến năm 2015. Tuy nhiên, các nội dung phát triển nguồn nhân lực CNTT trong Kế hoạch còn mang nặng yếu tố định tính, chƣa có các tiêu chí cơ bản về phát triển nguồn nhân lực CNTT nhƣ số lƣợng nguồn nhân lực cần có, cơ cấu trình độ và cơ cấu lao động giƣ̃a các ngành nghề thuộc ngành

42

CNTT, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng. Đồng thời, kế hoạch chƣa xác định rõ các biện pháp, cách thức tổ chức triển khai thực hiện, trách nhiệm của các bên liên quan trong phát triển nguồn nhân lực CNTT. NHNN chƣa chú trọng đến tính đặc thù của nguồn nhân lực CNTT để có chiến lƣợc phát triển riêng, phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT của ngành ngân hàng. Do chƣa có chiến lƣợc phát triển CNTT của toàn ngành nên các hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực CNTT tại các đơn vị thuộc NHNN còn mang tính thụ động, thƣờng thực hiện khi có yêu cầu từ Vụ Tổ chức cán bộ về rà soát vị trí việc làm hoặc tuyển dụng nhân sự.

2.2.1.2. Chính sách thu hút và tuyển dụng nhân lực CNTT

Trong thời gian qua, đối với nguồn nhân lực CNTT, NHNN Việt Nam chƣa có chính sách thu hút riêng đối với đội ngũ cán bộ CNTT chuyên trách. Hiện tại, để thu hút nguồn nhân lực trẻ từ các trƣờng đại học, NHNN thực hiện chính sách tuyển dụng công chức CNTT chủ yếu thông qua hình thức thi tuyển. Bên cạnh đó, NHNN cũng thực hiện tiếp nhận không qua thi tuyển đối với ngƣời có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực CNTT từ 05 năm trở lên, đáp ứng đƣợc ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Tuy nhiên, số lƣợng này không nhiều, từ năm 2005 đến nay, NHNN chỉ thực hiện tiếp nhận đƣợc 01 cán bộ CNTT, trình độ tốt nghiệp loại giỏi, có kinh nghiệm 07 năm công tác. Nhìn chung, chính sách trên chƣa tạo đƣợc bƣớc đột phá để thu hút đội ngũ cán bộ CNTT có trình độ cao cho NHNN Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm từ các ngân hàng thƣơng mại và các công ty, doanh nghiệp CNTT. Bên cạnh đó, những năm qua, NHNN còn phải đối mặt với tình trạng một bộ phận cán bộ CNTT sau một thời gian công tác, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững xin chuyển ra bên ngoài vì nhiều lý do trong đó nguyên nhân cơ bản là do mức thu nhập và điều kiện làm việc hấp dẫn hơn.

43

Tuyển dụng công chức CNTT thông qua các kỳ thi tuyển công chức loại C của NHNN . Công chức tuyển dụng đƣợc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc kỹ sƣ , đƣợc bố trí công việc theo vị trí đăng ký tuyển dụng . Chính sách và quy trình tuyển dụn g nhân lực CNTT của NHNN tuân thủ theo đúng quy định của Nghi ̣ đi ̣nh 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tƣ số 13/2010/TT-BNV của Bô ̣ Nô ̣i vu ̣ về tuyển du ̣ng công chƣ́c.

Quy trình tuyển dụng bao gồm các bước cơ bản sau:

- Lập kế hoạch tuyển dụng: Căn cứ chỉ tiêu biên chế đƣợc duyệt và tình hình nhân sự thực tế của NHNN, Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN đề xuất nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT. Bộ phận nhân sự tại các Vụ, Cục, chi nhánh NHNN thông báo cho các phòng, ban liên quan và tổng hợp đề xuất nhu cầu nhân lực CNTT của đơn vị. Sau đó, gửi Vụ Tổ chức cán bộ xem xét nhu cầu, đối chiếu với chỉ tiêu biên chế đƣợc duyệt, tổng hợp, trình Thống đốc NHNN ban hành kế hoạch tuyển dụng của NHNN.

- Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển : NHNN ra thông báo tuyển dụng công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng , trang thông tin điện tử của cơ quan và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc. Thời hạn nhận hồ sơ của ngƣời đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo tuyển dụng.

- Tổ chƣ́c tuyển du ̣ng: NHNN tổ chức sơ tuyển ban đầu thông qua hình thức phỏng vấn. Quá trình phỏng vấn có sự tham gia của lãnh đạo và một cán bộ có kinh nghiệm của đơn vị trực tiếp sử dụng lao động CNTT và một cán bộ của Vụ Tổ chức cán bộ. Sau khi vƣợt qua vòng thi phỏng vấn, ứng viên CNTT tham gia vòng thi viết với 03 môn: Môn kiến thức chung, môn nghiệp vụ chuyên ngành (viết, trắc nghiệm) và môn ngoại ngữ. Kết quả đƣợc quyết định theo nguyên tắc lấy từ điểm cao nhất đến hết chỉ tiêu. Điểm thi và kết quả tuyển dụng đƣợc thông báo công khai.

44

- Thông báo kết quả tuyển du ̣ng và phúc khảo : Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc báo cáo kết quả thi tuyển của Hội đồng tuyển dụng, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo công khai kết quả thi tuyển, danh sách dự kiến ngƣời trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của NHNN; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới ngƣời dự tuyển theo địa chỉ mà ngƣời dự tuyển đã đăng ký. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển, ngƣời dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển. NHNN tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo.

- Ra quyết đi ̣nh tuyển du ̣ng : NHNN có kiểm chứng thông tin ứng viên trƣớc khi ra quyết định tuyển dụng bằng việc khám lại sức khỏe và lấy xác nhận của chính quyền địa phƣơng nơi đang cƣ trú. Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển, Vụ trƣởng Vụ Tổ chức cán bộ thừa lệnh Thống đốc ra quyết định tuyển dụng công chức . Ngƣời trúng tuyển nhận việc trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng.

Do việc tuyển dụng công chức CNTT có trình độ khá, giỏi là rất khó khăn nên NHNN đã có những chính sách “nởi lỏng” hơn đối với tuyển dụng công chức CNTT nhằm thu hút đƣợc đƣợc nhiều ứng viên tham gia dự tuyển. Cụ thể về trình độ đào tạo: Đối tƣợng tuyển chọn CNTT của NHNN hiện nay chủ yếu là sinh viên Đại học trở lên các chuyên ngành: CNTT, điện tử - viễn thông, tin học kinh tế, hệ thống thông tin quản lý… Ứng viên chuyên ngành CNTT chỉ cần tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành và đạt từ “Trung bình - Khá” trở lên, trong đó điểm bình quân các môn chuyên ngành phải từ “Khá” trở lên. Điều kiện tuyển dụng này thấp hơn so với yêu cầu của các vị trí khác, là phải có bằng tốt nghiệp đạt từ “Khá” trở lên, cá biệt năm 2012 yêu cầu đạt từ “Giỏi” trở lên. Ngoài ra, các tiêu chuẩn tuyển dụng theo quy định chung, không phân biệt giới tính, kinh nghiệm công tác, hình thức đào tạo.

45

Từ năm 2005, NHNN đã tổ chức 07 kỳ thi tuyển dụng công chức loại C bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc kỹ sƣ CNTT. Việc tuyển chọn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các đơn vị trong ngành nhằm thu hút tuyển chọn nhân sự mới để bố trí, tăng cƣờng nguồn nhân lực CNTT trong toàn hệ thống. Nhìn chung công tác tuyển dụng công chức hàng năm đã từng bƣớc bổ sung nhân sự cho đơn vị thay vào các vị trí khuyết do cán bộ nghỉ hƣu hoặc chuyển công tác. Đồng thời, công tác phối hợp giữa Vụ Tổ chức cán bộ với đơn vị chuyên trách về CNTT đã đƣợc triển khai có hiệu quả, chú trọng hơn đến đặc thù của đội ngũ cán bộ CNTT.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của việc tuyển dụng nhân lực CNTT trong những năm qua đó là ít khi tuyển đủ số lƣợng nhân lực CNTT theo chỉ tiêu đƣợc duyệt.

Bảng 2.1. Tình hình tuyển dụng công chức CNTT tại trụ sở chính 2011-2013

Đơn vị tính: Người

Tiêu chí 2011 2012 2013

Chỉ tiêu tuyển dụng 8 6 8

Số lƣợng thí sinh dự thi 24 46 50

Số lƣợng thí sinh trúng tuyển 8 3 4

Số thí sinh trƣợt môn kiến thức chung 11 38 22 Số thí sinh trƣợt môn tiếng anh 1 28 19 Số thí sinh trƣợt môn chuyên ngành 6 31 43

(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, 2014)

Qua số liệu tại Bảng 2.1 cho thấy những năm qua, việc tuyển dụng kỹ sƣ tin học có trình độ khá, giỏi là rất khó khăn và số lƣợng thí sinh trúng tuyển lĩnh vực CNTT luôn ít hơn chỉ tiêu tuyển dụng của đơn vị. Số thí sinh không trúng tuyển do môn thi Kiến thức chung và môn Ngoại ngữ không đạt yêu cầu là khá cao. Cá biệt năm 2013, số lƣợng thí sinh trƣợt môn chuyên ngành CNTT chiếm tỷ lệ lớn (43/50 thí sinh), nguyên nhân bởi từ năm 2013,

46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cục Công nghệ tin học không tham gia và công tác xây dựng đề thi và chấm thi. Do đó, chất lƣợng cán bộ đầu vào cũng còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó quy trình tuyển dụng còn mang tính chất hành chính, thủ tục. Vòng thi sơ tuyển thông qua hình thức phỏng vấn không loại đƣợc các ứng viên có kỹ năng, kết quả học tập không đáp ứng yêu cầu của NHNN. Hiện nay, số lƣợng thí sinh trúng tuyển chủ yếu là sinh viên các trƣờng đại học, chƣa có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tuyển dụng. Do sự thiếu gắn kết giữa việc đào tạo trong trƣờng đại học và sử dụng tại ngân hàng, nên hầu hết trong số cán bộ mới tuyển dụng đều cần thời gian để đào tạo lại hoặc học việc trƣớc khi có thể phát huy khả năng của bản thân. Vì vậy, việc tuyển dụng mới chỉ đáp ứng đƣợc yêu cầu bổ sung về mặt lƣợng số nhân viên thiếu hụt mà chƣa thực sự thể hiện tính cạnh tranh trong việc thu hút ngƣời tài cho tổ chức.

2.2.1.3. Chính sách đào tạo nhân lực CNTT

NHNN luôn có nhƣ̃ng chính sách , chƣơng trình đào ta ̣o , bồi dƣỡng nhân sƣ̣ nói chung và nhân sƣ̣ về CNTT nói riêng nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lƣ̣c.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ CNTT tại NHNN đƣợc thực hiện theo 03 hƣớng chính:

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo kế hoạch hàng năm: Vào khoảng tháng 11 hàng năm, Vụ Tổ chức cán bộ gửi văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN đăng ký kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng năm tiếp theo. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng phong phú và đa dạng, bao gồm: Các khóa đào tạo dài hạn sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) và các khóa bồi dƣỡng ngắn hạn (bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, ngạch công chức và chứng chỉ nghề nghiệp; bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dƣỡng kỹ năng bổ trợ công việc). Tuy nhiên trong kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng CNTT không đƣợc coi là một lĩnh

47

vực chính mà nằm trong nội dung các khoá bồi dƣỡng khác theo yêu cầu của vị trí công việc. Phần lớn khi đăng ký nhu cầu đào tạo hàng năm theo chƣơng trình của NHNN các đơn vị thƣờng chú trọng hơn đến các lĩnh vực khác nhƣ: Bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; bồi dƣỡng các kỹ năng mềm (ngoại ngữ, kỹ năng phân tích, tổng hợp, viết báo cáo).

Hàng năm có khoảng 99 lƣợt cán bộ tin học (chiếm 45% - 50%/ tổng số cán bộ) tham gia các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng của NHNN. Từ năm 2013 trở lại đây, khi xây dựng Kế hoạch đào tạo hàng năm, NHNN đã chú trọng đến khảo sát nhu cầu của đơn vị chuyên trách về CNTT để bổ sung vào kế hoạch đào tạo. Nội dung đào tạo đƣợc phân loại theo hƣớng cán bộ tại trụ sở chính đƣợc đào tạo, cập nhật công nghệ mới, đào tạo kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành. Cán bộ tin học NHNN chi nhánh đƣợc đào tạo, tập huấn cơ bản các nội dung liên quan tới kỹ thuật, cài đặt, cấu hình, vận hành, quản trị hệ thống, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin. Do đó, số lƣợng công chức đƣợc bồi dƣỡng kiến thức chuyên sâu về CNTT từ năm 2013 tăng nhanh.

Bảng 2.2. Số lƣợng cán bộ CNTT NHNN tham gia đào tạo 2010 - 9/2014

Đơn vị tính: Lượt người

Năm 2010 2011 2012 2013 9/2014

Tổng số 193 248 191 367 378

Đào tạo sau đại học 4 2 3 2 1

Đào tạo cơ bản và hoàn chỉnh kiến thức

theo ngạch công chức 21 29 14 23 47

Bồi dƣỡng kiến thức chuyên sâu về CNTT 168 216 174 342 330

(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, 2014)

Tuy nhiên do quy định chặt chẽ về điều kiện đào tạo của Quy chế đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ NHNN nên số lƣợng cán bộ CNTT đƣợc cử đi đào tạo sau đại học hàng năm là rất ít trên tổng số cán bộ CNTT của NHNN, một số

48

cán bộ tự học bằng kinh phí cá nhân. Những cán bộ đủ điều kiện đi học thƣờng là lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc cán bộ công tác lâu năm. Từ năm 2010 đến nay, chỉ có 12 ngƣời đƣợc NHNN cử đi đào tạo sau đại học (09 trong nƣớc, 03 nƣớc ngoài). Điều đáng chú ý là trong số này, chỉ có 58.33% là đào tạo đúng chuyên ngành CNTT. Số còn lại là đào tạo các chuyên ngành khác nhƣ: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Hành chính công...

Đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án đào tạo chuyên gia:

Cùng với việc triển khai đào tạo, bồi dƣỡng theo kế hoạch đào tạo hàng năm, NHNN còn chú trọng đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt để thực thi các nhiệm vụ then chốt của NHNN là nhân tố quan trọng giúp NHNN hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững; phù hợp với sự phát triển của khu vực và trên thế giới. Đề án “Xây dựng từng bước nhóm cán bộ nòng cốt, trình độ cao, nghiệp vụ sâu, có khả năng trở thành những chuyên gia trong từng lĩnh vực chuyên môn hẹp của NHNN” (gọi tắt là Đề án đào tạo chuyên gia) đƣợc triển khai từ năm 2005 đến nay. Theo đó, các đơn vị thuộc NHNN phải xác định lĩnh vực chuyên môn hẹp cần đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nòng cốt và đề xuất danh sách cán bộ thuộc quy hoạch đào tạo chuyên môn sâu, có khả năng trở thành chuyên gia trong từng lĩnh vực chuyên môn hẹp của đơn vị. Hàng năm, danh sách quy hoạch chuyên gia của NHNN đƣợc rà soát lại để loại ra những cán bộ không đáp ứng yêu cầu, đồng thời bổ sung những cán bộ đủ điều kiện theo yêu cầu của Đề án. Cán bộ tham gia Đề án sẽ đƣợc: (i) Cử đi đào tạo ngắn hạn ở trong và ngoài nƣớc; (ii) Cử đi thực tập tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nƣớc; (iii) Phân công giảng dạy, phổ biến các kiến thức cho cán bộ trong đơn vị và tham gia giảng dạy tại các khoá đào tạo theo yêu cầu của NHNN; (iv) Giao chủ trì các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học của đơn vị; (v) Xây dựng kế hoạch luân chuyển công việc để cán bộ quy hoạch nắm bắt các mảng công việc chính trong đơn vị.

49

Trong lĩnh vực CNTT, từ năm 2011 đến nay, NHNN đã triển khai đào tạo đƣợc 38 lƣợt cán bộ, trong đó chủ yếu là đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn. Số

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 47)