Yêu cầu đối với nguồn nhân lực CNTT của NHNN

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực CNTT của NHNN

CNTT là công cụ, là phƣơng tiện góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng nói riêng và nền kinh tế các quốc gia nói chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để có thể ứng dụng thành công, tận dụng các cơ hội mà CNTT mang lại, yêu cầu đặt ra là cần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực. Các yêu cầu mà đội ngũ nhân lực CNTT cần đáp ứng, đó là:

- Thứ nhất, nguồn nhân lực CNTT cần có tri thức chuyên sâu ở lĩnh vực chuyên trách và có kiến thức rộng về lĩnh vực tài chính - ngân hàng. CNTT là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế tri thức. Do đó, nhân lực CNTT, dù đó là ngƣời thực hiện hay ngƣời quản lý, đều là những đối tƣợng lao động có

29

hàm lƣợng tri thức cao. Họ cần đƣợc tiến hành đào tạo có hệ thống, trải qua các trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu tƣơng ứng với từng vị trí, từng nhiệm vụ và theo từng chuyên ngành cụ thể. Trong lĩnh vực ngân hàng, CNTT đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc với việc chuyển đổi từ mô hình phân tán sang mô hình tập trung; từ các mạng máy tính đơn lẻ sang tổ chức Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn thế giới; từ việc phục vụ một vài ngàn tài khoản khách hàng sang phục vụ hàng triệu khách hàng với nhiều dịch vụ ngân hàng theo hƣớng trực tuyến và tƣơng đƣơng các dịch vụ ngân hàng của các nƣớc trong khu vực. Chính vì lẽ đó, không ngừng học tập, trau dồi kiến thức là yêu cầu đặt ra cho tất cả đội ngũ kỹ sƣ CNTT của ngành ngân hàng.

- Thứ hai, có khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao: Trong hệ thống ngân hàng và thị trƣờng tài chính, CNTT đƣợc ứng dụng đặc biệt rộng rãi ở mọi cấp với mức độ khác nhau. Các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng luôn thay đổi với tốc độ vô cùng nhanh chóng, các công nghệ mới thƣờng xuyên ra đời thay thế cho công nghệ hiện tại. Điều đó đặt ra yêu cầu rất cao đối với ngƣời tác nghiệp, phải có khả năng thích ứng nhanh trong môi trƣờng áp lực cao, luôn biến đổi, chủ động trong cách thức tổ chức làm việc thì mới làm chủ đƣợc công nghệ. Do vậy, những ngƣời làm CNTT cần phải nắm vững kiến thức hiện có đồng thời phải thƣờng xuyên cập nhật những công nghệ mới, nắm bắt những xu thế phát triển trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để có khả năng thích ứng tốt với những quy mô, mức độ phức tạp và luôn thay đổi của công nghệ trong thời đại kinh tế tri thức.

- Có khả năng sáng tạo tri thức mới: Yêu cầu về khả năng sáng tạo là yêu cầu cao nhất đối với nguồn nhân lực. Với yêu cầu này không phải bất cứ nhân lực nào cũng có và đáp ứng đƣợc, mà cần có chính sách, biện pháp khơi dậy những năng lực tiềm ẩn của ngƣời lao động, đặc biệt là nhóm nhân lực chủ chốt của tổ chức. Đó là những ngƣời có nhân cách trí tuệ phát triển, giàu

30

tính sáng tạo, có tƣ duy độc đáo, khả năng dự báo và suy diễn tốt, giải quyết công việc nhanh, chính xác mang lại hiệu quả cao.

Hoạt động ứng dụng CNTT trong nghiệp vụ ngân hàng và thị trƣờng tài chính hiện đại là hoạt động có tính trí tuệ cao, sử dụng nhiều hàm lƣợng chất xám. Trong nền kinh tế thị trƣờng phát triển hiện nay, các ngân hàng có xu hƣớng lựa chọn các sản phẩm dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ hiện đại có khả năng thu hút khách hàng, tạo ra lợi thế kinh doanh. Sáng tạo để tìm ra những công nghệ mới, nâng cao chất lƣợng tiện ích của các sản phẩm, dịch vụ phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp. Do đó sáng tạo và không ngừng sáng tạo là yêu cầu đặt ra cho tất cả đội ngũ nhân lực CNTT của ngành ngân hàng.

31

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)