Định hướng nâng cao chất lượng vốn FDI

Một phần của tài liệu Chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh (Trang 84)

Phần phân tắch đă đưa ra được những hạn chế về mặt chất lượng dòng vốn FDI vào Bắc Ninh thời gian qua. Với những hạn chế nêu trên, quan điểm của luận văn là định hướng nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Bắc Ninh thời gian tới là khắc phục được những hạn chế của vấn đề này. Với lập luận như vậy, định hướng nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Bắc Ninh trong giai đoạn đến năm 2020 tập trung vào những điểm chắnh sau đây:

4.1.3.1. Đối với ngành, lĩnh vực

- Thứ nhất là tiếp tục phát triển công nghiệp điện tử:

Công nghiệp điện tử là một trong những ngành có tiềm năng phát triển lớn và giữ vị trắ then chốt trong nền kinh tế hiện đại. Lĩnh vực sản xuất sản phẩm điện tử có sự gia tăng nhanh chóng và chiếm vai trò chủ đạo trong nền công nghiệp của tỉnh.

Theo quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025, Bắc Ninh sẽ liên kết với Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp điện tử lớn của cả nước. Để hướng tới các mục tiêu này, trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, Bắc Ninh giành ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm điện tử phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, hướng tới các sản phẩm chủ lực: Điện thoại di động, máy tắnh bảng, máy chủ (server), máy tắnh xách tay, máy tắnh để bàn, các linh kiện thiết bị máy tắnh; Máy ảnh, máy quay camera; Các sản phẩm điện tử văn phòng; Các sản phẩm điện tử gia dụng cao cấpẦ

- Thứ hai là thu hút phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là công nghiệp sản xuất các chi tiết, bộ phận trung gian để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh trong công nghiệp chế tác. Nhìn chung ngành CNHT ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Ninh còn rất yếu. Tỷ lệ nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện trong các sản phẩm vẫn phải nhập khẩu từ 70% đến

80%, thậm chắ ngay cả một số sản phẩm CNHT do thị trường trong nước sản xuất được nhưng nguyên liệu và phụ tùng nhỏ để sản xuất ra sản phẩm đó vẫn phải nhập khẩu, vì vậy tỷ lệ nội địa hóa còn rất thấp, giá trị gia tăng tạo ra rất thấp trong tổng giá trị các hàng hóa xuất khẩu.

Bắc Ninh thực hiện chắnh sách ưu tiên thu hút các vốn đầu tư vào các dự án sản xuất các sản phẩm CNHT theo Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chắnh phủ. Chú trọng thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ cho mạng lưới sản xuất hiện có của các tập đoàn đa quốc gia đă có mặt tại Bắc Ninh như: Samsung, Nokia, Canon. Hạn chế thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ sản xuất vật liệu phục vụ công nghiệp chế tạo như: sản xuất thép, hạt nhựa...

- Thứ ba là Phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch

Hiện nay, ngành dịch vụ đóng góp khoảng 60% GDP của thế giới. Ở các nước thuộc nhóm nước công nghiệp phát triển như G7, OECD tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP lên đến 70%. Xu hướng phát triển chung của các nền kinh tế là tỷ trọng của các ngành dịch vụ tăng dần theo cấp độ phát triển.

Để hướng tới một nền kinh tế tăng trưởng chất lượng cao và bền vững, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục khuyến khắch thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; Khuyến khắch vốn ĐTNN vào một số ngành, lĩnh vực dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao và một số lĩnh vực dịch vụ chọn lọc bao gồm: tài chắnh ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai (R&D), dịch vụ tư vấn các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đòi hỏi kỹ thuật hiện đại, phức tạp; lĩnh vực dịch vụ xă hội hóa như: y tế, giáo dục đào tạo, sản xuất và cung cấp nước sạch sinh hoạt; một số dự án phát triển khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

Khuyến khắch và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước đầu tư phát triển và hoàn thiện các ngành dịch vụ truyền thống: vận tải, thương mại, nhà hàng khách sạn, dịch vụ du lịch, đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm du lịch văn hóa tâm linh lớn của cả nước...

4.1.3.2. Đối với địa bàn trọng điểm thu hút đầu tư

Trong những năm tới, cần có biện pháp tăng cường thu hút đầu tư vào khu vực Bắc sông Đuống để đảm bảo cân đối hài hòa phát triển kinh tế với khu vực Nam sông Đuống. Các dự án đầu tư vào khu vực Bắc sông Đuống cũng như khu vực Nam sông Đuống phải đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển không gian vùng và chức năng vùng được quy định tại Quyết định số 60/2013/QĐ-UBND ngày 8/2/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Khu vực Bắc sông Đuống: Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp sẽ tập trung tại địa bàn hai huyện Yên Phong, Quế Vơ; Các dự án thuộc lĩnh vực phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch sẽ tập trung tại các thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du và thị xă Từ Sơn.

- Khu vực Nam sông Đuống: Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án công nghiệp chế tạo chế biến, thương mại, dịch vụ vào địa bàn huyện Thuận Thành, các dự án nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng vào địa bàn hai huyện Gia Bình và Lương Tài.

4.1.3.3. Định hướng lựa chọn đối tác

Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh lựa chọn một số tiêu chắ đối tác trong việc thu hút đầu tư như sau:

- Đối tác có khả năng đem theo công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, hệ thống quản lư hiện đại, tạo tác động lan toả tắch cực tới sự phát triển của khu vực kinh tế trong nước; góp phần xây dựng và hình thành những ngành công nghiệp mũi nhọn theo định hướng của tỉnh;

- Đối tác có năng lực tài chắnh lớn, có bề dầy kinh nghiệm có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài. Các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) hàng đầu thế giới. Chú trọng thiết lập quan hệ và kêu gọi đầu tư từ 500 TNCs hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đến từ các nền kinh tế phát triển: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn QuốcẦ

- Đối tác trọng tâm theo quốc gia, vùng lănh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc và các nhà đầu tư đến từ các nước có nền kinh tế phát triển, các nước sở hữu công nghệ

nguồn thuộc nhóm G7 bao gồm: Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ư, Anh, các nước có nền kinh tế mới nổi như: Ấn Độ, Nga, BrazilẦ.

4.1.3.4. Định hướng thu hút đầu tư về công nghệ

Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường. Để giới hạn ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm đất, sử dụng lao động chất lượng cao, ắt lao động phổ thông, trong thời gian tới, tỉnh lựa chọn dự án sử dụng công nghệ theo định hướng:

- Dành ưu tiên cao nhất cho phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tập trung phát triển và thu hút đầu tư vào các ngành, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Các dự án thu hút đầu tư luôn đặt yếu tố công nghệ cao là tiêu chắ thu hút hàng đầu, cùng với đó thực hiện các cơ chế chắnh sách ưu đăi cao nhất đối với loại dự án này như quy định của pháp luật về công nghệ cao.

- Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khắch phát triển.

- Ưu tiến thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ khuyến khắch chuyển giao (Phụ lục I Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chắnh phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ).

4.1.3.5. Định hướng về hiệu quả kinh tế xă hội của dự án đầu tư

Lợi ắch kinh tế xă hội của dự án là chênh lệch giữa lợi ắch mà nền kinh tế - xă hội thu được so với các chi phắ để thực hiện dự án. Thông thường, các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận của dự án dựa trên phân tắch hiệu quả tài chắnh. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lư nhà nước, một trong những mục tiêu quan trọng của thu hút đầu tư là mục tiêu đem lại hiệu quả và lợi ắch kinh tế xă hội. Trong thời gian tới, công tác thu hút vốn đầu tư cần được chú trọng vào hiệu quả kinh tế xă hội của các

dự án đầu tư. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế xă hội của dự án đầu tư được thực hiện dựa trên các tiêu chắ cơ bản sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ nhất, nâng cao mức sống của người dân, thể hiện trực tiếp qua mức thu nhập của người lao động làm việc trong các dự án được cải thiện theo hướng bằng hoặc cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người. Đồng thời dự án đầu tư phải đem lại những tác động lan tỏa tắch cực đối với khu vực lân cận: hình thành các dịch vụ, tạo công ăn việc làm gián tiếp cho nhân dân vùng dự ánẦgóp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

- Thứ hai, tiêu chắ phân phối nguồn lực đầu tư giữa các vùng, miền nhằm đảm bảo sự cân đối cơ cấu đầu tư giữa vùng khó khăn và vùng có lợi thế so sánh, đảm bảo rút ngắn khoảng cách về giàu nghèo, thu hẹp sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các khu vực, đảm bảo công bằng xă hội. Vì vậy, trong thời gian tới, cần hướng các dự án đầu tư vào các địa bàn khó khăn của tỉnh ở khu vực Nam Đuống (Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài).

- Thứ ba, tiêu chắ tạo giá trị gia tăng cao, tăng thu ngân sách, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

- Thứ tư, tiêu chắ bảo vệ môi trường, dự án đầu tư theo hướng sử dụng ắt diện tắch đất, có suất đầu tư lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái.

- Thứ năm, tiêu chắ tạo tác động lan tỏa tắch cực đến sự phát triển kinh tế xă hội nói chung như: tạo cơ hội hợp tác cũng như gia tăng tắnh cạnh tranh dẫn tới xu hướng ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực trong nước, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa khu vực ĐTTN và ĐTNN, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượngẦ

4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh

Để thực hiện được định hướng nâng cao chất lượng dòng FDI vào Bắc Ninh thời gian tới, quan điểm của Luận văn là cần phải khắc phục được các nguyên nhân làm cho dòng vốn FDI thời gian qua vào Bắc Ninh chưa cao. Với quan điểm đó một số giải pháp chắnh cần được thực hiện bao gồm:

4.2.1. Giải pháp về cơ chế chắnh sách

4.2.1.1. Cơ chế chắnh sách thu hút vốn đầu tư và lĩnh vực đặc biệt khuyến khắch

Ban hành các cơ chế chắnh sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh đối với các lĩnh vực đặc biệt khuyến khắch đầu tư (danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khắch đầu tư tại phụ lục kèm theo):

- Hỗ trợ về mặt bằng: hỗ trợ và phối hợp với nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng nhanh chóng, thuận lợi; các công ty đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng sẵn các nhà xưởng tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai dự án.

- Hỗ trợ cung ứng và đào tạo lao động: Tạo điều kiện liên kết, hợp tác đào tạo nghề giữa nhà đầu tư với các trường, các trung tâm dạy nghề; Nhà đầu tư được ưu tiên tuyển lao động đă qua đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề trên địa bàn thuộc tỉnh quản lư.

- Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào dự án.

- Hỗ trợ nhà đầu tư về hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và xây dựng các mô hình công nghệ chất lượng cao.

- Hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết nhanh chóng và thuận lợi các thủ tục hành chắnh về đăng kư đầu tư, xin cấp phép đầu tư hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư và các thủ tục hành chắnh khác.

- Triển khai thu hút đầu tư theo hình thức đầu tư đa đạng: BOT, BTO, PPP nhằm khuyến khắch và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển kết cấu và cơ sở hạ tầng. Lựa chọn dự án đầu tư thắ điểm theo hình thức đối tác công tư (PPP).

4.2.1.2. Cơ chế chắnh sách nhằm hạn chế vốn đầu tư vào lĩnh vực không khuyến khắch

Áp dụng đối với ngành, lĩnh vực đầu tư không phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xă hội của tỉnh, sử dụng nhiều đất, thâm dụng nhiều lao động phổ thông, không phù hợp với điều kiện và đặc điểm tự nhiên, tiềm năng cơ hội của tỉnh, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao (danh mục lĩnh vực không khuyến khắch đầu tư tại phụ lục kèm theo).

Các biện pháp kỹ thuật hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực này được thực hiện thông qua việc giới thiệu địa điểm đầu tư, công tác thẩm tra dự án (đánh giá tác động môi trường, sử dụng công nghệ, suất đầu tư tối thiểu, năng lực của nhà đầu tư, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hiệu quả kinh tế xă hội của dự án).

4.2.2. Giải pháp về quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất; Công bố rộng răi các quy hoạch đă được phê duyệt; Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai dự án như: giao thông, điện, cấp thoát nước, dịch vụ viễn thông nhà ở cho người lao động,ẦChuẩn bị sẵn sàng mặt bằng sản xuất cho các dự án thông qua việc hoàn thiện quy hoạch và triển khai đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng sẵn các nhà xưởng cho thuê.

Cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút và thực hiện các dự án FDI có hiệu quả. Đồng thời tiếp tục hiện đại hoá, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng bởi đây không chỉ là điều kiện để tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án mà còn là cơ hội để tỉnh tăng thu hút FDI vào lĩnh vực hạ tầng. Tuy nhiên, Phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi một lượng vốn rất lớn trong khi chi tiêu công lại ngày càng bị cắt giảm. Do vậy, tỉnh trong thời gian tới cần có cơ chế, chắnh sách, thu hút và sử dụng các nguồn vốn khác nhau trong xă hội vào cơ sở hạ tầng một cách có hiệu quả, trong đó nguồn vốn từ ngân

Một phần của tài liệu Chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh (Trang 84)