3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Một là, cơ chế chắnh sách thu hút đầu tư có giai đoạn định hướng chưa rơ ràng (đặc biệt trong giai đoạn 2005-2008), coi trọng số lượng dự án và số vốn đăng kư đầu tư mà chưa chú trọng đến chất lượng dự án. Công tác thu hút đầu tư giai đoạn trước còn thiếu định hướng về quy hoạch không gian và ngành nghề, lĩnh vực thu hút.
Hai là, công tác quy hoạch còn bất cập, phải sửa đổi bổ sung nhiều lần, một số ngành lĩnh vực trọng điểm chưa có quy hoạch phát triển như: ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao...
Ba là, công tác xúc tiến đầu tư phần nào còn bất cập và thụ động. Việc quản lư và điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh chưa được chú trọng đúng mức. Công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ (hỗ trợ các nhà đầu tư đang hoạt động) chưa phát huy được hiệu quả.
Bốn là, cơ chế phối hợp tham mưu giữa các Sở, ban, Ngành của tỉnh và giữa các cơ quan của tỉnh với cơ quan chức năng ở địa phương tuy có nhiều chuyển biến tắch cực nhưng vẫn chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả. Các Sở, Ban, Ngành, các địa bàn trong Tỉnh còn bị động trong việc chuẩn bị dự án, tổ chức kêu gọi, vận động xúc tiến thu hút vốn FDI. Thông tin, tài liệu chưa được cập nhật, đổi mới. Chưa chủ động tìm kiếm đối tác để xúc tiến đầu tư, chưa triển khai được dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp, chất lượng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh chưa cao. Hoạt động xúc tiến đầu tư chưa được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất,
thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận, dẫn tới sự chồng chéo trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư. Nhiều cuộc xúc tiến đầu tư cho kết quả thấp do có nhiều yếu tố như: phương thức tổ chức chưa phù hợp, vấn đề cần nắm bắt thông tin và kết nối với các nhà đầu tư trước, trong và sau hội nghị chưa thông suốt.
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát sau cấp phép đầu tư còn chưa được thường xuyên, liên tục.
Sáu là, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng lao động qua đào tạo tại các trường dạy nghề của tỉnh tỷ lệ còn thấp.
Chắnh vì tỷ lệ lao động có tay nghề thấp, phần lớn các doanh nghiệp phải tuyển dụng và tự đào tạo lao động, điều này làm cho họ mất thời gian và chi phắ đào tạo, ngoài ra các dự án FDI khi tìm kiếm các nhân sự cấp cao, có trình độ rất khó khăn. Cơ cấu lao động tại Bắc Ninh còn mất cấn đối, còn yếu, nhất là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao là ắt, cơ cấu lao động còn bất hợp lư, thiếu lao động ở những ngành công nghệ cao, ngành mũi nhọn, lĩnh vực quan trọng của đời sống xă hội. Chất lượng lao động còn chưa cao, tắnh kỷ luật lao động còn thấp, chưa đều và có khoảng cách xa với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nguồn nhân lực còn phân phối chưa hợp lư và sử dụng chưa hiệu quả. Ngoài ra, các cơ chế, chắnh sách, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đăi ngộẦcòn bộc lộ nhiều bất cập. Các trường đào tạo nguồn nhân lực mang nặng tắnh lư thuyết vì thế nếu được tuyển dụng các công ty cũng phải đào tạo lại, làm tăng thêm chi phắ cho dự án và lăng phắ nguồn lực xă hội.
Bảy là, hệ thống cơ sở hạ tầng tuy có lợi thế so với các tỉnh khác nhưng cơ bản vẫn còn yếu kém, thiếu nhà ở công nhân, nên chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Một số khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với nhà đầu tư nước ngoài, làm ảnh hưởng đến tiến độ đi vào sản xuất của doanh nghiệp.
3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Hệ thống pháp luật, chắnh sách và thủ tục đầu tư chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thay đổi nhanh, chồng chéo giữa hệ thống pháp luật đầu tư, luật
doanh nghiệp và các luật chuyên ngành. Chắnh sách ưu đăi đầu tư còn nhiều bất cập và không thống nhất giữa pháp luật đầu tư với pháp luật về thuế, đất đai...chưa đủ sức hấp dẫn đối với một số ngành, lĩnh vực cần khuyến khắch đầu tư như lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.
Thứ hai, khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 kéo dài cho đến hiện nay đă ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư vào tỉnh, tác động tiêu cực đến hiệu quả của một số dự án đầu tưẦ.
Thứ ba, là sự yếu kém của năng lực kinh tế trong nước. Tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa có nền công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được yêu cầu, các doanh nghiệp trong nước chưa đủ khả năng đối ứng với các doanh nghiệp FDI. Đến nay tỉnh vẫn chưa có chiến lược cụ thể để thúc đẩy phát triển ngành này, chỉ có các chắnh sách ưu đăi chung chung.
Tóm lại, trong chương 3 luận văn đă đánh giá về thực trạng chất lượng FDI
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh bước đầu đă có những thành công như bổ sung vào tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần tăng thu cho ngân sách tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động... Luận văn đă đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI đối với kinh tế Bắc Ninh. Bên cạnh những thành công ban đầu, vốn FDI đă bộc lộ nhiều hạn chế. Trên cơ sở những thành công, hạn chế là cơ sở để luận văn đưa ra định hướng trong thời gian tới. Luận án cũng chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Trên cơ sở đánh giá được thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút vốn FDI là căn cứ quan trọng để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VỐN FDI VÀO TỈNH BẮC NINH
4.1. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng dòng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn đến năm 2020
4.1.1. Định hướng chung về phát triển kinh tế - xă hội tỉnh Bắc Ninh
Trong không khắ sôi động thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế chung của cả nước, tỉnh Bắc Ninh ưu tiên huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, tháo gỡ mọi khó khăn cản trở, phát huy các lợi thế về vị trắ địa lư, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế Bắc Ninh với tốc độ nhanh, bền vững, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại với những định hướng phát triển cụ thể:
Phát triển kinh tế - xă hội của tỉnh Bắc Ninh trong sự hợp tác chặt chẽ với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và chủ động trong hội nhập kinh tế và cạnh tranh quốc tế. Đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xă hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xă hội. Nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; xoá nghèo và các tệ nạn xă hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các di tắch văn hoá lịch sử. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chắnh trị và xây dựng nền hành chắnh vững mạnh, hiệu quả.
Với những quan điểm phát triển trong thời gian tới Bắc Ninh đề ra mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2010 -2015 đạt 13-14%; trong đó CN - XD tăng bình quân 15-16%/năm, dịch vụ tăng 13,5-14,5%/năm, nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,7-2%.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2015 tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 6,2%; năm 2020 xuống khoảng 5-6%. Công nghiệp - xây dựng chiếm 69,4% năm 2015 và khu vực dịch vụ chiếm khoảng
24,4%; đến năm 2020 các tỷ lệ tương ứng là nông nghiệp 6%, công nghiệp vẫn đạt khoảng 57% và dịch vụ đạt khoảng 37%.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh phấn đấu tăng bình quân hàng năm trên 25%. Tăng thu ngân sách nhằm đảm bảo các nhiệm vụ chi của tỉnh và đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách Trung ương. Phấn đấu tỷ lệ thu ngân sách từ GDP 15% năm 2015 và 20% năm 2020.
Tăng nhanh đầu tư toàn xă hội, giải quyết tốt tắch lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2011 - 2020 tổng vốn đầu tư xă hội dự kiến đạt khoảng 40-45%.
Về mặt xă hội mục tiêu đặt ra là tỷ lệ tăng dân số chung thời kỳ 2011-2015 khoảng 0,77% và thời kỳ 2016-2020 khoảng 0,65%. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 3,5% hiện nay xuống 2,5% vào năm 2020.
Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá ắt nhất đạt khoảng 45-50%, mật độ dân số đô thị xấp xỉ mức bình quân của đô thị loại 1(khoảng 11.000-12.000
người/km2). Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 70%.
Đẩy mạnh hoạt động các chương trình quốc gia về văn hóa, y tế, nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Xă hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư trường lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Mọi thành viên đến tuổi lao động về cơ bản đều được đào tạo một nghề dù là thủ công, đơn giản. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, có 80% lao động có việc làm sau khi đào tạo.
Về mặt môi trường, Bắc Ninh đề ra mục tiêu phòng ngừa có hiệu quả khả năng ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế xă hội gây ra.Cải thiện chất lượng môi trường: đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh cho dân số và đến năm 2015 có 100% dân số được sử dụng nước sạch; thu gom và xử lư 100% rác thải sinh hoạt; quản lư và xử lư 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế. [19]
Bảo tồn và sử dụng hợp lư các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.
4.1.2. Định hướng chung về thu hút vốn FDI
- Thu hút vốn FDI có định hướng và chọn lọc, chú trọng chất lượng dự án và thẩm tra kỹ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đảm bảo phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững.
- Thu hút phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của Bắc Ninh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xă hội chung của toàn tỉnh, các huyện thành thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm ưu tiên, đảm bảo phát triển bền vững.
- Ưu tiên các dự án FDI sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, sử dụng nhiều lao động có tay nghề, chiếm ắt diện tắch, thân thiện với môi trường; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên; hạn chế các dự án có công nghệ, thiết bị lạc hậu, đóng góp ngân sách ắt và sử dụng đất lớn.
- Thực hiện tốt chức năng quản lư nhà nước về FDI, tạo hành lang pháp lư đồng bộ, thông thoáng phù hợp với pháp luật, đảm bảo lợi ắch cả bên nhà đầu tư nước ngoài, lợi ắch của cộng đồng. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thường xuyên hoạt động FDI từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư, đến khi triển khai và các công tác hậu kiểm khác để tăng hiệu quả kinh tế - xă hội.
- Công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nền nếp, kỷ cương trong bộ máy công quyền, tạo niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư, đặc biệt đối với người đứng đầu. Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục hành chắnh phục vụ cho hoạt động đầu tư phải đơn giản, gọn nhẹ, không làm tăng chi phắ, không gây phiền hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư. Công tác cán bộ cần luôn được xem trọng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại.
- Tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lư đầu tư các cấp chủ động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chắnh sách, pháp luật Nhà nước về đầu tư sao cho hiệu quả, đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa nhà đầu tư, nhà quản lư, giữa lợi ắch của tỉnh với lợi ắch của nhà đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế - xă hội bền vững trên địa bàn.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài, tạo tắnh đồng thuận trong công tác xúc tiến, vận động và thu hút đầu tư của các cấp uỷ, đảng, chắnh quyền và nhân dân vùng dự án.
4.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng vốn FDI
Phần phân tắch đă đưa ra được những hạn chế về mặt chất lượng dòng vốn FDI vào Bắc Ninh thời gian qua. Với những hạn chế nêu trên, quan điểm của luận văn là định hướng nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Bắc Ninh thời gian tới là khắc phục được những hạn chế của vấn đề này. Với lập luận như vậy, định hướng nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Bắc Ninh trong giai đoạn đến năm 2020 tập trung vào những điểm chắnh sau đây:
4.1.3.1. Đối với ngành, lĩnh vực
- Thứ nhất là tiếp tục phát triển công nghiệp điện tử:
Công nghiệp điện tử là một trong những ngành có tiềm năng phát triển lớn và giữ vị trắ then chốt trong nền kinh tế hiện đại. Lĩnh vực sản xuất sản phẩm điện tử có sự gia tăng nhanh chóng và chiếm vai trò chủ đạo trong nền công nghiệp của tỉnh.
Theo quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025, Bắc Ninh sẽ liên kết với Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp điện tử lớn của cả nước. Để hướng tới các mục tiêu này, trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, Bắc Ninh giành ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm điện tử phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, hướng tới các sản phẩm chủ lực: Điện thoại di động, máy tắnh bảng, máy chủ (server), máy tắnh xách tay, máy tắnh để bàn, các linh kiện thiết bị máy tắnh; Máy ảnh, máy quay camera; Các sản phẩm điện tử văn phòng; Các sản phẩm điện tử gia dụng cao cấpẦ
- Thứ hai là thu hút phát triển công nghiệp hỗ trợ:
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là công nghiệp sản xuất các chi tiết, bộ phận trung gian để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh trong công nghiệp chế tác. Nhìn chung ngành CNHT ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Ninh còn rất yếu. Tỷ lệ nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện trong các sản phẩm vẫn phải nhập khẩu từ 70% đến
80%, thậm chắ ngay cả một số sản phẩm CNHT do thị trường trong nước sản xuất được nhưng nguyên liệu và phụ tùng nhỏ để sản xuất ra sản phẩm đó vẫn phải nhập khẩu, vì vậy tỷ lệ nội địa hóa còn rất thấp, giá trị gia tăng tạo ra rất thấp trong tổng giá trị các hàng hóa xuất khẩu.