trực tiếp nước ngoài
1.2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Thu hút FDI là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Trung Quốc. Sau hơn 20 năm thực hiện chắnh sách thu hút vốn FDI, nguồn FDI vào Trung Quốc đă tăng lên từng năm, từ 3 tỷ USD năm 1990 lên 40 tỷ USD năm 2000, 72 tỷ USD năm 2005 và 92,4 tỷ USD năm 2008, năm 2010 là 114,7 tỷ USD và đến năm 2011 là 124 tỷ USD. Hiện nay, Trung Quốc đă trở thành một trong những quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới, hiệu quả của nguồn vốn FDI là khá cao. Để tắch cực chủ động thu hút vốn FDI, chắnh phủ Trung Quốc đă có những biện pháp hết sức mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả như từng bước mở rộng địa bàn thu hút vốn bên ngoài, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, áp dụng các chắnh sách ưu đăiẦ Nhu cầu về vốn cho mục tiêu hiện đại hóa của Trung Quốc là rất lớn. Do vậy, đồng thời với việc tắch cực huy động vốn trong nước, Trung Quốc còn tiếp tục khuyến khắch đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn FDI bằng cách giữ vững những điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, những khó khăn được nhìn nhận để khắc phục, sửa chữa. Trong quá trình thu hút vốn FDI, Trung Quốc luôn có sự thống nhất quan điểm về thu hút vốn FDI từ trung ương đến địa phương. Trung Quốc không ngừng cải thiện và nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư như từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lư, mở rộng danh mục khuyến khắch đầu tư theo thời gian, xây dựng chắnh sách ưu đăi đầu tư, kắch thắch phát triển kinh tế trong nước, ổn định đồng tiền xây dựng môi trường tài chắnh lành mạnh, phát triển cơ sơ hạ tầng, tắch cực hội nhập để mở cửa thị trường.
Trung Quốc đạt được những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI là nhờ những yếu tố sau:
- Trung Quốc không có Luật Đầu tư chung cho đầu tư nước ngoài mà chỉ quy định các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp và được thể chế hóa bằng các
luật riêng rẽ nhằm mục đắch giúp các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình hình thức đầu tư thắch hợp nhất.
- Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài linh động chuyển đổi hình thức đầu tư. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI có cơ hội tìm kiếm và sửa đổi hình thức đầu tư phù hợp nhất. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có những quy định rất chặt chẽ về việc chuyển đổi các hình thức đầu tư để các bên tham gia đều có lợi và song song tạo điều kiện để cơ quan quản lư FDI giám sát tốt các hoạt động FDI.
- Trung Quốc quy định rất chặt chẽ về góp vốn FDI không phải bằng tiền, việc quản lư vốn này rất phức tạp như về định giá và mức độ hiện đại của công nghệ nhưng Trung Quốc lại quy định rất thoáng về việc chỉ dựa vào thỏa thuận giữa các bên trên nguyên tắc công bằng và hợp lư hoặc được xác định bởi bên thứ ba theo sự thỏa thuận của các bên để tắnh giá trị các loại góp vốn. Trung Quốc đă đưa ra hàng loạt các yêu cầu khác phải đáp ứng để đảm bảo việc góp vốn này thực sự mang lại lợi ắch cho nước chủ nhà như đảm bảo các máy móc đó thực sự cần thiết cho nền kinh tế, có khả năng tăng năng suất lao động, khả năng tạo ra sản phẩm mới thiết yếu cho tiêu dùng trong nướcẦ
- Trung Quốc cho phép các dự án FDI được quyền thế chấp quyền sự dụng đất để thế chấp vay vốn. Việc thế chấp này phải đăng kư với Cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Trung Quốc ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị trong khu vực này, cho phép các địa phương sử dụng biện pháp phù hợp để thu hút FDI như: khuyến khắch nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước đang bị thua lỗ, các vùng khó khăn được miễn tiền thuê đất. Tại các đặc khu kinh tế, Trung Quốc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm công cộng. Cho phép các địa phương khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Trung Quốc đă tiến hành cải cách hành chắnh sâu rộng và triệt để theo hướng đơn giản và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Mở rộng thẩm quyển cho các địa phương để phát huy nội lực, tắnh chủ động sáng tạo của điạ phương.
1.2.4.2. Kinh nghiệm của Malaysia
Trong các nước đang phát triển, Malaysia được đánh giá là nước thành công trong thu hút vốn FDI để thực hiện công nghiệp hóa. Malaysia luôn tắch cực cải thiện môi trường đầu tư của mình để thu hút vốn FDI. Nhờ đó, dòng vốn FDI vào Malaysia ngày càng nhiều và đă góp phần to lớn tạo ra sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế trong nhiều năm qua. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Malaysia chủ yếu tập trung vào những nội dung sau:
- Malaysia đă xây dựng được một hệ thống chắnh trị ổn định và đoàn kết dân tộc cao mặc dù Malaysia là quốc gia đa sắc tộc.
- Có kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu rơ ràng. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư ngắn hạn nhằm để các nhà đầu tư ngắn hạn ở Malaysia ước tắnh được chắnh xác chi phắ đầu tư tại Malaysia. Đồng thời điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nhằm khuyến khắch và ổn định môi trường đầu tư dài hạn.
- Đối với vấn đề sở hữu và đảm bảo vốn FDI, để tăng lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, chắnh phủ Malaysia cam kết không tịch thu hoặc quốc hữu hóa đối với tài sản hợp pháp của người nước ngoài và không đòi bên nước ngoài phải điều chỉnh tỷ lệ góp vốn trong các dự án đă được cấp phép. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận, vốn và các tài sản khác của mình về nước.
- Khuyến khắch đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao và hướng vào xuất khẩu.
- Malaysia cũng đă thực hiện nhiều biện pháp ưu đăi để đẩy mạnh thu hút vốn FDI như ưu đăi về thuế cho những doanh nghiệp đi tiên phong trong vòng 5 năm, ưu đăi cho doanh nghiệp công nghệ cao, các dự án có tắnh chất liên kết công nghiệp, các dự án có tầm quan trọng quốc gia. Đặc biệt, Malaysia khuyến khắch đầu tư vào các loại hình khu công nghiệp, thúc đẩy tư nhân đầu tư vào các khu công nghiệp có nhiều dự án lớn.
Tóm lại, trong chương 1 luận văn đă nêu tổng quan tình hình nghiên cứu và xây dựng cơ sở lư luận về chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương, bao gồm: xây dựng được khái niệm chất lượng FDI; đưa ra các yếu tố cấu thành
chất lượng dòng vốn FDI; xây dựng các tiêu chắ đánh giá chất lượng dòng vốn FDI và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dòng vốn FDI vào địa phương, nêu ra kinh nghiệm cuả một số nước Châu á trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây chắnh là khung lư thuyết dùng để nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI vào địa phương trong luận văn.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU