Thực trạng tác động lan tỏa của dòng vốn FDI

Một phần của tài liệu Chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh (Trang 62)

3.2.3.1. Dòng vốn FDI với nâng cao năng lực công nghệ

Vốn FDI góp phần chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lư, chuyên môn kỹ thuật cho công nhân, xây dựng thêm nhà máy, nhập khẩu thêm máy móc thiết bị, thúc đẩy cải tạo, phát triển các ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp, dịch vụ. Các ngành kinh tế như giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch, thương mại cũng phát triển theo nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của khu vực FDIẦ

Bảng 3.11: Cơ cấu tuổi đời máy móc thiết bị doanh nghiệp FDI đang sử dụng

Tuổi đời máy móc Số Doanh nghiệp Tỷ lệ

1 - 5 tuổi 12 24%

6 - 10 tuổi 28 56%

11 - 20 tuổi 9 18 %

>20 tuổi 1 2%

Tổng số 50 100 %

Theo báo cáo điều tra 50 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh năm 2012 của Ban quản lư các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, các máy móc thiết bị của các doanh nghiệp FDI trong tỉnh hiện đang sử dụng có tuổi đời từ 6 -10 tuổi chiếm cao nhất 56%, sau đó đến các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị có tuổi đời từ 1 - 5 tuổi chiếm tỷ lệ 24% và số lượng doanh nghiệp sử dụng máy móc công nghệ lạc hậu (có tuổi đời trên 20 năm) chiếm tỷ lệ khiêm tốn 2%. Điều này chứng tỏ 80% doanh nghiệp được điều tra sử dụng công nghệ mới. Vốn FDI đă đưa công nghệ tiên tiến vào tỉnh Bắc Ninh thông qua việc nhập khẩu nhiều thiết bị với dây chuyền công nghệ hiện đại, công nghệ mới có trình độ bằng hoặc hơn các thiết bị trong nước, như dự án Nhà máy sản xuất điện thoại di động của Công ty Samsung Electronic Việt Nam, Nhà máy sản xuất sản xuất sản phẩm điện tử của Công ty Canon,Ầnhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn các thiết bị tiên tiến đă có trong tỉnh.

Công nghệ được chuyển giao từ phắa nước ngoài từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm sản xuất ngày càng nhiều hơn và rất phong phú về chủng loại, kiểu dáng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhiều sản phẩm dần thay thế được hàng hoá nhập khẩu như thiết bị điện tử, điện thoại di động, vật liệu xây dựng, các thiết bị điện, thức ăn chăn nuôiẦ và chắnh nhờ công nghệ tiên tiến từ phắa đối tác đă góp phần nâng cao tắnh cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu tại tỉnh Bắc Ninh. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI đều áp dụng phương thức quản lư tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lư hiện đại làm cho năng suất lao động của khu vực FDI cao hơn nhiều so với khu vực đầu tư trong nước tại tỉnh, từ đó tăng năng suất lao động cho toàn nền kinh tế.

3.2.3.2. Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sau khi tách tỉnh từ năm 1997, tỉnh Bắc Ninh đă có chủ trương mở cửa thu hút FDI, tuy còn rất nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Bắc Ninh cũng đạt kết quả và thắng lợi to lớn, trong đó có phần đóng góp của FDI.

Bảng 3.12: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2001 - 2012

Năm Công nghiệp -

xây dựng Dịch vụ

Nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản Tổng 2001 37,5 28,3 34,2 100,00 2002 40,1 27,6 32,3 100,00 2003 43,9 27,1 29,0 100,00 2004 44,7 27,1 28,2 100,00 2005 47,2 27,1 25,7 100,00 2006 49,5 29,2 21,3 100,00 2007 57,3 26,1 16,6 100,00 2008 61,7 24,4 13,9 100,00 2009 63,8 23,8 12,4 100,00 2010 68,40 21,00 10,60 100,00 2011 74,70 17,60 7,70 100,00 2012 76,40 16,80 6,80 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

Xuất phát từ một tỉnh nông nghiệp thuần tuư, công nghiệp tuy có một số cơ sở nhưng công nghệ còn lạc hậu, cũ kỹ, nhiều cơ sở thua lỗ, đến nay, công nghiệp Bắc Ninh đă bứt lên đứng đầu trong cơ cấu kinh tế, trở thành động lực phát triển kinh tế và đứng trong top 10 tỉnh có GTSX công nghiệp cao nhất toàn quốc, năm 1997 với tỷ trọng khu vực Công nghiệp - xây dựng là 23,8 %; Dịch vụ 45 %; Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 31,2 %, đến năm 2012 tỉnh Bắc Ninh đă phát triển theo định hướng tỉnh công nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, luôn đạt ở mức cao và ổn định, bình quân năm đạt khoảng 14,1%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tắch cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, năm 2012, tỷ trọng khu vực Công nghiệp - xây dựng đạt 76,4 %; Dịch vụ 16,8 %; Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6,8 %.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh có sự thay đổi theo quy luật, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng nhanh, trong khi đó tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và dịch vụ có xu hướng giảm dần cơ cấu qua các năm. Sở dĩ ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng nhanh vì tỉnh Bắc Ninh đề ra mục tiêu chú

trọng phát triển tỉnh theo hướng công nghiệp, trong đó lấy mục tiêu thu hút vốn FDI để đầu tư phát triển.

Từ chỗ có mức đóng góp khiêm tốn: chiếm 18,77 % trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh vào năm 2001, trong khi cùng thời điểm khu vực kinh tế trong nước chiếm 81,23%, đến nay khu vực FDI đă chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tăng nhanh qua các năm và từng giai đoạn, cụ thể:

- Giai đoạn 2001-2005: đạt 4.903,8 tỷ đồng (giá thực tế), chiếm 13% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh;

- Giai đoạn 2006-2010: đạt 79.073,9 tỷ đồng, chiếm 38,5 % tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Từ năm 2007 trở về trước, mức đóng góp trong giá trị sản xuất của khu vực này rất hạn chế, không vượt quá 15% trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Kể từ khi có Luật Đầu tư năm 2005 ra đời, song song với quá trình nỗ lực không ngừng cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cải cách thủ tục hành chắnh, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư,Ầ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ngày một tăng cao, đỉnh điểm là năm 2008 với sự xuất hiện của tập đoàn Samsung, chịu sự tác động lan tỏa của hăng tên tuổi này và hiệu ứng của việc Ộđầu tư theo bầy đànỢ đă kéo theo hàng chục các nhà đầu tư Hàn Quốc khác đầu tư theo cung cấp các sản phẩm phụ trợ.

Kể từ năm 2010 đến nay, khu vực FDI đă có đóng góp tắch cực và bứt phá trong giá trị sản xuất toàn tỉnh: chiếm 55,1 % năm 2010 và năm 2011 chiếm 76,14% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đạt mức vượt bậc lớn nhất từ trước đến nay, trong đó chủ yếu từ ngành chế biến, chế tạo (sản xuất linh kiện điện tử).

Để đạt được mức đóng góp tắch cực và quan trọng đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ giá trị công nghiệp của một số tập đoàn tên tuổi đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Công ty TNHH Canon, Tập đoàn NokiaẦ

Như vậy, ngoài sự tác động của các nhân tố khác thì FDI tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Bắc Ninh, thực tế đă khẳng định năm 2012 khu vực FDI đă đóng góp 76,14% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Vì vậy để thực hiện mục tiêu đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp thì trong thời gian tới tỉnh Bắc Ninh cần phải huy động có hiệu quả vốn FDI để tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ hơn nữa.

3.2.3.3. Tác động FDI đến tăng thu ngân sách

Cả khu vực kinh tế FDI và khu vực kinh tế trong nước đều có mức đóng góp ngân sách còn hạn chế và hầu như chưa có sự bứt phá trong nguồn thu ngân sách của toàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai khu vực kinh tế này có mức đóng góp tương đương nhau trong giai đoạn 2001-2005, lần lượt là 8,5% và 8,05%. Giai đoạn 2006-2010, khu vực kinh tế trong nước có mức đóng góp 12,5% vào ngân sách tỉnh, lớn hơn khu vực FDI (khu vực này là 8,7%), tuy nhiên vẫn giữ ở mức đóng góp hạn chế.

Và phải đến năm 2012, mức đóng góp của khu vực FDI mới thực sự có sự chuyển biến mạnh mẽ, từ mức đóng góp vào ngân sách tỉnh chiếm 9,58% năm 2011 đă tăng lên 15,44% năm 2012; trong khi khu vực kinh tế trong nước lại có mức đóng ngân sách ngày càng giảm đi: năm 2011 là 11,97% và năm 2012 là 8,82%.

Khu vực FDI có giá trị sản xuất công nghiệp đa số trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (năm 2011 chiếm 76,14%), có giá trị xuất khẩu chiếm 97,73% năm 2011 và 98,97% năm 2012 nhưng mức đóng góp vào ngân sách lại chưa cao, chưa tương xứng. Nguyên nhân đó là bởi một số doanh nghiệp FDI có quy mô vốn đầu tư, diện tắch chiếm đất lớn nhưng đóng góp cho Ngân sách chưa nhiều, một số dự án FDI lớn có nhiều ưu đăi cao hơn các dự án đầu tư trong nước và hiện đang trong thời gian được hưởng ưu đăi, một số doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh nhưng hạch toán phụ thuộc, số nộp ngân sách thấp.

Hình 3.5: Tỷ trọng nộp ngân sách khu vực FDI và kinh tế trong nƣớc vào thu ngân sách toàn tỉnh giai đoạn 2001-2012

3.2.3.4. Tác động của FDI lan tỏa đến phát triển các lĩnh vực xă hội

Từ sau khi tái lập tỉnh năm 1997, tỉnh Bắc Ninh đă triển khai hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Bắc Ninh không những đă đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, mà còn đạt được những thành quả to lớn về mặt xă hội. Các doanh nghiệp FDI đă tạo công ăn việc làm cho người lao động, qua đo tăng thu nhập bình quân tắnh theo đầu người, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.

Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xă hội, năm 2006, tổng số lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn là 58.410 người, năm 2012 đă tăng lên 188.360 người. Trong đó các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 9.620 người năm 2006 lên 116.030 người năm 2012, tăng 1.106%; doanh nghiệp trong nước tăng từ 39.640 người năm 2006 lên 59.963 người năm 2012, tăng 51,3%.

Bảng 3.13: Số lƣợng và cơ cấu lao động chia theo khu vực ĐVT: Người Năm Tổng số DNĐTNN DNNN DNTN L.Động Tỷ lệ % L.Động Tỷ lệ % L.Động Tỷ lệ % 2008 84.945 25.551 30,1 9.717 11,4 49.677 58,5 2009 98.409 33.080 33,6 9.961 10,1 55.368 56,3 2010 119.881 48.674 40,6 10.007 8,3 61.200 51,1 2011 157.358 72.561 46,1 12.337 7,8 72.460 46,0 2012 188.360 116.030 61,6 12.367 6,6 59.963 31,8

Nguồn: Sở Lao động - TB và XH tỉnh Bắc Ninh

- Cơ cấu lao động theo vị trắ làm việc: Năm 2012, tỷ lệ lao động trực tiếp trong doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cao nhất chiếm 86,8%, doanh nghiệp trong nước chiếm 73 %. Lao động gián tiếp chủ yếu có trình độ từ cao đẳng trở lên. Trong khi đó, lao động trực tiếp chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo và nhóm lao động có trình độ đào tạo từ chứng chỉ ngắn hạn đến trung cấp.

Bảng 3.14: Số lƣợng và cơ cấu lao động theo vị trắ làm việc ( ĐV: Người)

Khu vực Tổng số Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp

L. Động Tỷ lệ % L. Động Tỷ lệ %

Tổng số 188.360 149.935 79,6 38.425 20,4

DNĐTNN 88.906 77.170 86,8 11,736 13,2

DNNN 12.367 8.805 71,2 3.562 28,8

DNTN 87.087 64.270 73,8 22.817 26,2

Nguồn: Sở Lao động - TB và XH tỉnh Bắc Ninh

- Cơ cấu lao động theo trình độ: Trong tổng số 188.360 lao động trong các doanh nghiệp năm 2012, có 30.419 lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, chiếm 16,15%; lao động có trình độ từ chứng chỉ đến trung cấp là 44.533 người, chiếm 23,64%; lao động chưa qua đào tạo là 113.408 người chiếm 60,21%.

Bảng 3.15: Số lƣợng và cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn năm 2012 ĐV: Người TT Trình độ Tổng số DNĐTNN DNNN DNTN Lao Động Tỷ lệ % Lao Động Tỷ lệ % Lao Động Tỷ lệ % Lao Động Tỷ lệ %

1 Chưa qua đào tạo 113.408 60,21 61.879 69,6 4.328 35 47.201 54,2

2 Chứng chỉ nghề ngắn hạn 9.380 4,98 1.600 1,8 1.336 10,8 6.444 7,4 3 Sơ cấp nghề 7.900 4,19 1.422 1,6 730 5,9 5.748 6,6 4 Trung cấp nghề 15.576 8,27 5.068 5,7 2.931 23,7 7.577 8,7 5 Trung cấp chuyên nghiệp 11.677 6,20 3.645 4,1 804 6,5 7.228 8,3 6 Cao đẳng nghề 8.907 4,73 6.135 6,9 334 2,7 2.438 2,8 7 Cao đẳng 6.262 3,32 2.756 3,1 371 3 3.135 3,6 8 Đại học trở lên 15.250 8,10 6.401 7,2 1.534 12,4 7.315 8,4 9 Cộng 188.360 100 88.906 100 12.367 100 87.087 100

Nguồn: Sở Lao động - TB và XH tỉnh Bắc Ninh

Nhóm lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt là các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài 69,6%; tỷ lệ này ở doanh nghiệp trong nước là 54,2%.

- Cơ cấu lao động trong tỉnh và nhập cư: Tỷ lệ lao động nhập cư trong các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao 43,7%. Trong đó tỷ lệ lao động nhập cư trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao 61,2% và doanh nghiệp trong nước là 28,5%. Tỷ lệ này cũng đặt ra vấn đề đặc biệt cần quan tâm trong giai đoạn tới, đó là vấn đề nhà ở cho công nhân làm việc tại khu, cụm công nghiệp.

Bảng 3.16: Số lƣợng và CCLĐ theo giới tắnh, trong tỉnh và nhập cƣ 2012 ĐV: Người TT Khu vực Tổng số LĐ nữ Trong tỉnh Nhập cƣ Số LĐ Tỷ lệ % Số LĐ Tỷ lệ % Số LĐ Tỷ lệ % Tổng số 188,360 103,975 55.2 106,047 56.3 82,313 43.7 1 DNĐTNN 88,906 61,790 69.5 34,495 38.8 54,410 61.2 2 DNNN 12,367 5,355 43.3 8,669 70.1 3,698 29.9 3 DNTN 87,087 37,447 43 62,267 71.5 24,820 28.5 Nguồn: Sở Lao động - TB và XH tỉnh Bắc Ninh

- Tiền lương bình quân của người lao động: Năm 2010, mức lương trung bình trả cho lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp FDI là 2.160.000 đồng/lao động, thấp hơn tại các doanh nghiệp trong nước, lương trung bình trả cho lao động tại các doanh nghiệp này là 2.540.000 đồng/lao động.

Bảng 3.17: Lƣơng bình quân của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp

ĐV: 1000đ/tháng

TT Năm Bình quân Trong đó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chung DN FDI DNNN DNTN 1 2005 903 970 860 880 2 2006 1.153 1.180 1.120 1.160 3 2007 1.383 1.370 1.350 1.430 4 2008 1.605 1.486 1.580 1.750 5 2009 2.050 1.860 2.040 2.250 6 2010 2.373 2.160 2.420 2.540 7 2011 2.753 2.690 2.780 2.790 8 2012 4.100 4.728 4.725 3.610

Tuy nhiên, năm 2012 có sự chuyển biến lớn về mức tiền lương tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức lương tại các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là 4.728.000đồng/tháng trong khi tại các doanh nghiệp trong nước có mức lương thấp hơn: 3.610.000 đồng/tháng.

Mức lương giữa lao động trực tiếp và lao động quản lư có sự chênh lệch lớn. Mức chênh lệch ở doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài là cao nhất 4,2 lần trong khi doanh nghiệp trong nước là 2,2 lần.

Bảng 3.18: Mức chênh lệch về lƣơng của các nhóm lao động năm 2012

ĐV: 1000đ/tháng

TT Khu vực

Mức lƣơng bình quân lao động gián

tiếp Mức lƣơng bình quân lao động trực tiếp Mức chênh lệch(lần) 1 DNĐTNN 8.840 2.110 4.2 2 DNTN 5.647 2.580 2.2 3 DNNN 4.565 2.378 1.9

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xă hội tỉnh Bắc Ninh.

Ngoài ra, nguồn lao động từ các vùng chưa phát triển các khu công nghiệp sẽ là nguồn bổ sung đáng kể cho nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, các doanh nghiệp có vốn FDI đòi hỏi nguồn nhân lực có chất

Một phần của tài liệu Chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh (Trang 62)