Thực trạng cấu trúc dòng vốn FDI

Một phần của tài liệu Chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh (Trang 52)

3.2.1.1.Tỷ trọng vốn FDI tắnh theo quy mô dòng vốn

Bảng 3.5: Quy mô các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

STT Vốn đầu tƣ (USD) Số dự án Tỷ lệ (%) 1 < 500.000 47 13,70 2 500.000 - 1.000.000 43 12,54 3 1000.000 - 5.000.000 115 33,53 4 > 5.000.000 138 40,23 Tổng 343 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch& Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Từ năm 2001 đến năm 2012, tỉnh Bắc Ninh thu hút được 343 dự án FDI, trong đó các dự án quy mô lớn (trên 5.000.000 USD) chiếm tỷ trọng cao nhất 40,23 %. Các dự án có quy mô nhỏ (dự án có tổng mức đầu tư dưới 500.000 USD) chiếm tỷ lệ khiêm tốn 13,7%. Các đối tác đầu tư cũng có sự thay đổi theo hướng tắch cực từ những dự án có quy mô vốn nhỏ sang dự án có quy mô vốn lớn. Hiện nhà đầu tư lớn nhất vào Bắc Ninh là Tập đoàn SamSung của Hàn quốc với tổng số vốn đăng kư là 670 triệu USD (chiếm 65,04% tổng vốn FDI Hàn Quốc vào Bắc Ninh), thuê 42 ha đất tạo công ăn việc làm cho khoảng 40.000 lao động, với mức thu nhập bình quân khoảng 300USD/tháng; tiếp theo là Nhà máy Sản xuất điện thoại di động trị giá 302

triệu USD của Nokia, vừa chắnh thức được khởi công vào ngày 23/4/2013 tại Khu công nghiệp - đô thị VSIP Bắc Ninh. Nokia là một tập đoàn lớn; thêm nữa, Dự án đặt ra những mục tiêu khá lớn, như quy mô sản lượng 45 triệu sản phẩm/quư, tạo việc làm cho 10.000 lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 300 USD/thángẦ Bên cạnh đó là những dự án có quy mô vừa với tổng vốn đăng kư từ 5 đến 10 triệu USD.

Thực tế thu hút đầu tư giai đoạn 2001 - 2012 cho thấy số lượng dự án lớn của tỉnh Bắc Ninh chủ yếu đầu tư vào sản xuất trong ngành công nghiệp chiếm vị trắ chủ đạo với 67% số dự án và 67% tổng số vốn đầu tư. Dòng vốn FDI trong lĩnh vực này tăng nhanh do hiệu ứng lan tỏa từ các dự án lớn của các tập đoàn lớn như Canon, Samsung, Nokia. Kinh doanh bất động sản cũng là ngành thu hút vốn đầu tư lớn với 19% số dự án và 13% số vốn đầu tư.

``

Hình 3.1: Tình hình thu hút vốn đầu tƣ phân theo ngành nghề

3.2.1.2. Tỷ trọng vốn FDI theo các quốc gia

Bảng 3.6: Tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài phân theo đối tác

STT Quốc gia Số dự án Số vốn (triệu USD) 1 Hàn Quốc 127 2.061,9 2 Nhật Bản 66 961,3 3 Trung Quốc 32 70,2 4 Đài Loan 30 347,4 5 Đông Nam Á 29 383,9 6 Khác 59 965,2 Tổng 343 4.789,7

Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia có số lượng dự án đầu tư cũng như tổng số vốn đầu tư vào Bắc Ninh lớn nhất. Hàn Quốc có tổng số 127 dự án đang hoạt động (đến năm 2012) chiếm tỷ trọng lớn nhất (37% số dự án) với tổng số vốn 2.061,9 triệu USD chiếm hơn 50% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh. Một trong những nguyên nhân thu hút các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua là hiệu ứng lan tỏa của dự án Samsung. Theo số liệu thống kê, số lượng các dự án Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam tăng nhanh kể từ năm 2008 (với hơn 120 dự án Hàn Quốc đầu tư vào tỉnh sau năm này).

Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia có số lượng dự án đầu tư lớn vào tỉnh trong giai đoạn vừa qua. Số lượng dự án đầu tư của Nhật chiếm tới 19% tổng số dự án đang hoạt động trên địa bàn tỉnh với 961,3 triệu USD chiếm 20% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn tỉnh. Số lượng các dự án đầu tư của Nhật vào Việt Nam khá lớn một phần là do hiệu ứng của dự án Canon đem lại.

Như vậy, có thể nói việc thu hút các dự án của các nhà đầu tư có uy tắn trên thế giới, có sở hữu các công nghệ gốc của các lĩnh vực điện tử (Hàn Quốc và Nhật Bản) là một trong những điều kiện quan trọng giúp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh, góp phần làm gia tăng nhanh chóng thu nhập, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất lao động, năng suất vốn của ngành công nghiệp cơ khắ (Canon), điện tử (Samsung, Nokia) trong tỉnh. Tuy nhiên, ngoài lĩnh vực trên, các dự án đầu tư vào các ngành, sản phẩm khác còn ắt, các dự án đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc hay một số nước Đông Nam Á khác còn có quay mô nhỏ, các nhà đầu tư địa phương, không sở hữu công nghệ cao mà mục đắch chủ yếu của họ là để tận dụng lao động, vì thế nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của dòng FDI vào Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh (Trang 52)