. Khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Ủy ban lưu vực sông
3.2.5 .Khuyến khích việc “xã hội hóa” công tác bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
lưu vực sông
. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đối với chủ doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và chủ các dự án đầu tư trong khu công nghiệp.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chỉ tiêu và mục tiêu bảo vệ môi trường của khu công nghiệp và doanh nghiệp trong khu công nghiệp, các mô hình quản lý và công nghệ thân thiện với môi trường.
Các nội dung cần phổ biến bao gồm:
+ Luật bảo vệ môi trường, các chính sách, văn bản liên quan tới bảo vệ môi trường nước lưu vực sông và các quy chuẩn môi trường của Việt Nam.
+ Hoạt động sản xuất của làng nghề, các chất thải phát sinh, mức độ ô nhiễm so với quy chuẩn môi trường;
+ Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề tới sức khỏe của cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, cảnh quan...;
+ Các loại phí môi trường bắt buộc: phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, khí thải và các quy định xử phạt hành chính;
+ Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường áp dụng cho từng khu vực; + Cơ chế hỗ trợ tài chính, cách tiếp cận vay vốn trong các hoạt động liên quan đến đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải trong sản xuất.
93
.Khuyến khích và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông phải do chính các chủ cơ sở sản xuất, các cộng đồng dân cư trong lưu vực sông tham gia. Huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường lưu vực sông cần bao gồm cả các hình thức:
+ Huy động bắt buộc: Người gây ô nhiễm phải đống góp hoặc chi trả kinh phí cho việc khắc phục ô nhiễm (thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Nghị định số 164/2007/ NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và sắp tới là Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải);
+ Huy động hợp tác: Huy động, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho làng nghề, xây dựng các thiết bị xử lý chất thải, thành lập các hợp tác xã quản lý chất thải, thực hiện theo hướng “nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Các hoạt động tham gia của cộng đồng có thể bao gồm:
+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi sản xuất, nơi sinh hoạt, giữ sạch sẽ đường làng, ngõ xóm;
+ Tổ chức, khai thông, định kỳ nạo vét cống rãnh; + Tham gia chương trình nước sạch;
+ Thu gom rác đúng nơi quy định của làng xã, không đổ bừa bãi rác thải ra nơi công cộng.
+ Tận thu chất thải sản xuất xây dựng hầm biogas, tận dụng xơ sắn, dong giềng làm thức ăn gia súc.
94
KẾT LUẬN
Đối với một châu thổ, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng sẽ tác động lên môi trường tự nhiên của vùng lãnh thổ. Là một thành tố của môi trường, dòng sông bị tác động suốt dọc cơ thể của nó, từ đầu nguồn đến cửa biển hoặc nơi nhập lưu với một dòng sông khác. Hiện nay, do quá trình khai thác quá tải, không hợp lý, đã xâm phạm nghiêm trọng về rừng, đất, nước, khoáng sản... gây nên các hiện tượng ô nhiễm, xói mòn, trôi lấp, cảnh quan hai bên bờ sông đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Hiện trạng môi trường tại các lưu vực sông của Việt Nam đang ngày ngày, giờ giờ xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, là những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững về mặt môi trường. Do vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường được coi là đối tượng nghiên cứu quan trọng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước vì là nơi tiếp nhận hầu hết các tác nhân ô nhiễm môi trường. Vấn đề quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, các lợi ích kinh tế gắn với tài nguyên thiên nhiên, quản lý lưu vực sông đã được Chính phủ quan tâm.
Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam không phải còn là một khái niệm mới mẽ như những năm về trước, tuy nhiên trước tình hình thực tế, công tác bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông trọng điểm đã bộc lộ những yếu kém, không hiệu quả.
Từ việc nghiên cứu những luận điểm khoa học và thực tiễn về pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam, có thể rút ra những kết luận sau:
- Trong thiên niên kỷ tới, nhu cầu về tài nguyên nước sẽ tiếp tục tăng, cũng như cấp độ ô nhiễm cũng sẽ tăng. Để đạt được mục tiêu sử dụng bền vững tài nguyên nước, phương pháp tiếp cận mới tài nguyên nước và quản lý lưu vực sông đang là một yêu cầu cấp bách.Trong quá khứ, nguồn nước là trách nhiệm của các ngành riêng biệt, với những mục tiêu và phương thức hoạt động khác nhau. Kết quả là, thường xuyên xảy ra các xung đột về sử dụng tài nguyên nước và quản lý lưu vực sông.
95
Do vậy, quản lý tổng hợp tài nguyên nước của một lưu vực sông là một cách tiếp cận mới nhằm giúp giải quyết các vấn đề lớn về tài nguyên và môi trường nước đang gặp phải tại nhiều quốc gia, đảm bảo sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên vô giá này. Đó chính là quy trình tổng hợp những quan điểm và lợi ích của các ngành khác nhau trong quá trình quyết định, lưu tâm thích đáng đến quan hệ thượng lưu- hạ lưu.
- Hoạt động bảo vệ môi trường lưu vực sông ở nước ta đang đứng trước nhiều thách thức: giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế trước mắt trong đầu tư phát triển của các địa phương; giữa tổ chức và năng lực quản lý môi trường lưu vực sông còn nhiều bất cập với những đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công tác quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước vào nền nếp; giữa cơ sở hạ tầng, kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu với khối lượng nước thải vào môi trường nước đang ngày càng tăng lên; đặc biệt nổi lên là thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý tài nguyên nước và lưu vực sông thông qua các tổ chức Uỷ ban lưu vực sông sẽ được thành lập trong tương lai. Nhiệm vụ này đã được quy định bởi Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008 của Chính phủ về Quản lý lưu vực sông. Để các Ủy ban này hoạt động có hiệu quả, cải thiện được tình hình ô nhiễm môi trường nước ở các lưu vực sông hiện nay, cũng như hướng tới sự phát triển hài hòa, bền vững các tài nguyên trong lưu vực thì cần phải thực hiện những giải pháp sau:
+ Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Chính phủ cần có chính sách cụ thể nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên nước tại các lưu vực sông theo hướng phát triển bền vững.
+ Nhà nước nên có cơ chế, chính sách để người dân, các tổ chức cộng đồng tham gia thực sự bảo vệ Tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước, tạo điều kiện cho người dân tham gia ngay từ khi lập quy hoạch xây dựng đến khai thác sử dụng và bảo vệ.
96
+ Hoàn thiện tổ chức, hoạt động của các Ủy ban lưu vực sông. Ủy ban lưu vực sông cần được Nhà nước trao cho chức năng hỗ trợ quản lý nhà nước về tài nguyên nước và trao cho một số quyền hạn nhất định. Ủy ban lưu vực sông cũng cần được phân bổ nguồn lực, hoặc có cơ chế thích hợp để có thể huy động được nguồn nhân lực và tài chính bảo đảm cho các hoạt động của mình. Sự tham gia các bên trong Ủy ban lưu vực sông có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho sự phát triển hài hoà Tài nguyên nước cho tất cả nhu cầu của con người cũng như các ngành dùng nước. Sự đồng thuận giữa các bộ, ngành và địa phương được xem là điều kiện tiên quyết để quản lý, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông. Vì vậy, Chính phủ cần quy định một cách rõ ràng chức năng và nhiệm vụ Uỷ ban lưu vực sông để Ủy ban này có quyền hạn và quyền lực thực sự, đủ mạnh để thực hiện chức năng điều phối lưu vực sông hiệu quả.
+ Tăng cường hoạt động giám sát môi trường tại các điểm nóng gây ô nhiễm nguồn nước trong lưu vực sông: khu đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề.
+ Khuyến khích việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.
+ Ngân sách nhà nước dành cho bảo vệ môi trường (1% tổng chi ngân sách). Xây dựng cơ chế cho phép dùng vốn sự nghiệp môi trường để hỗ trợ xử lý môi trường theo tỷ lệ phù hợp./.
97
DANH MỤCTÀI LIỆU THAM KHẢO