Các hình thức của tổ chức lưu vực sông trên thế giới có thể quy thành ba loại phổ biến như sau: Cơ quan thuỷ vụ lưu vực sông; Ủy hội lưu vực sông, Hội đồng lưu vực sông. Mỗi loại có một mức độ tập trung quyền lực cũng như mức độ tham gia vào quản lý nước khác nhau.
+ Cơ quan thuỷ vụ lưu vực sông
Đây là hình thức tổ chức lưu vực sông có đầy đủ quyền hạn và phạm vi quản lý lớn nhất. Thí dụ như là Cơ quan thuỷ vụ thung lũng Tennessce ở Mỹ và Cơ quan thuỷ vụ Núi tuyết ở Úc,.. Đây là những tổ chức liên ngành lớn, tiếp nhận hầu hết các chức năng của các cơ quan hiện hữu, trong đó bao gồm tất cả chức năng điều hành và quản lý nước. Hình thức này có thể áp dụng đối với các lưu vực có nhiệm vụ phát triển lớn.
+ Uỷ hội lưu vực sông: Là mô hình thấp hơn cơ quan thuỷ vụ lưu vực sông về quyền hạn cũng như sức mạnh của tổ chức và ảnh hưởng của nó trong quản lý lưu vực sông. Một Uỷ hội lưu vực sông thường bao gồm một “Hội đồng quản lý ” đại diện cho tất cả các bên quan tâm và có một “Văn phòng kỹ thuật” chuyên sâu hỗ
43
trợ. Uỷ hội lưu vực sông liên quan chủ yếu đến xây dựng chính sách, lập quy hoạch phát triển lưu vực, xây dựng thủ tục và kiểm soát sử dụng nước. Nó có thể điều chỉnh các vấn đề sử dụng nước liên quan đến nhiều tỉnh, thông qua các chính sách liên quan đến nước của lưu vực sông, xây dựng các cơ sở dữ liệu, thông tin và mô hình phù hợp về các vấn đề quản lý trên quy mô toàn lưu vưc. Một số Uỷ hội lưu vực sông nắm cả chức năng vận hành (có thể cả đầu tư) đối với những công trình lớn, còn hầu hết việc vận hành và quản lý hàng ngày các công trình và hệ thống cung cấp dịch vụ nước là công việc của các tỉnh nằm trong lưu vực. Một Uỷ hội như vậy có thể giám sát việc thực hiện các chiến lược, vận hành và quản lý các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện chủ chốt. Tuy nhiên, trong thực tế Uỷ hội thường uỷ quyền làm việc cho các tổ chức khác thông qua các thoả thuận hay hợp đồng vận hành. Thí dụ về loại tổ chức này như là Uỷ hội sông Maray- Darling của Úc, Uỷ hội sông MeKong…
+ Hội đồng lưu vực sông: Đây là mô hình yếu hoặc có ít quyền lực nhất hiện nay. Hội đồng lưu vực sông hoạt động chỉ như là một diễn đàn mà tại đó chính quyền liên bang, các tiểu bang, cũng như đại diện các hộ dùng nước chia sẻ trách nhiệm phân phối nước, thúc đẩy toàn diện quản lý nước tại cấp lưu vực. Các Hội đồng lưu vực sông thường hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận.
Nói chung, hình thức này có vai trò giới hạn trong quy hoạch dài hạn, điều phối các vấn đề chính sách và chiến lược cấp cao, không có vai trò vận hành hoặc quản lý hàng ngày. Thí dụ về hình thức này như Hội đồng lưu vực sông Lerma– Chapala được thành lập năm 1993 của Mexico...